Hệ thống phòng không Patriot
Quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai các hệ thống tên lửa phòng không Patriot (SAM) tại một căn cứ không quân tại Iraq.
Theo kênh truyền hình Lebanon Al Mayadeen, các tổ hợp phòng không của Mỹ đang được triển khai tại căn cứ quân sự Ain al-Assad ở tỉnh Anbar, phía tây Iraq.
Một lực lượng liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo đang được bố trí tại căn cứ này. Tuy nhiên, số lượng các hệ thống phòng không được triển khai không được thông báo. Hiện chưa có bình luận chính thức nào từ phía Iraq.
Video đang HOT
Trước đó, Washington đã đề xuất với Baghdad về việc triển khai các hệ thống phòng không ở nước này vào cuối tháng 1, sau cuộc tấn công tên lửa của Iran. Việc chuyển giao các hệ thống phòng không Patriot cho Iraq đã được thông báo vào ngày 13/3.
Theo người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Lực lượng Vũ trang Mỹ, Tướng Kenneth Mackenzie, các hệ thống phòng không này sẽ được sử dụng để đánh chặn tên lửa. Đại tướng nhấn mạnh rằng các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ không được thiết kế để chống lại đạn pháo, nhưng có thể đánh chặn loại tên lửa mà Iran sử dụng trong cuộc tấn công vào đầu tháng 1.
Vào ngày 8/1/2020, Iran đã phát động một cuộc tấn công tên lửa vào hai căn cứ quân sự do Mỹ sử dụng ở Iraq. Cuộc tấn công được tiến hành để đáp trả vụ ám sát chỉ huy lực lượng đặc biệt Al-Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Kassem Suleimani.
Tên lửa Patriot giả dạng thành S-400 để tiêm kích F-35 của Israel "thử lửa"
Các phi công điều khiển tiêm kích F-35I "Adir" của Israel lần đầu tiên được đối mặt với hệ thống phòng không hiện đại S-400 Nga nhờ tên lửa Patriot của Mỹ "giả dạng".
Do thiếu vắng các hệ thống phòng không S-400 hiện đại, Israel và các nước tham gia cuộc tập trận có tên Blue Flag gồm Mỹ, Đức, Italy và Hy Lạp đã sử dụng tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ để "giả dạng" làm S-400 do Nga sản xuất, theo trang tin Breaking Defence.
Tên lửa phòng không Patriot tham gia một cuộc tập trận của quân đội Mỹ. (Ảnh: AP)
Hiện không rõ chính xác các tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ đã được cải tiến ra sao để biến thành hệ thống phòng không S-400 khi mà S-400 có tầm hoạt động lớn gấp 2 lần so với Patriot.
Cũng theo Breaking Defence, đây là "đợt thực hành tốt" cho các tiêm kích F-35I của Israel bởi các chiến đấu cơ này chưa từng có cơ hội trải nghiệm đối đầu S-400 trong thực chiến.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga. Ngoài ra, nhiều quốc gia trong khu vực cũng đã bày tỏ mối quan tâm tới S-400 như Ả Rập thống nhất.
Bloomberg dẫn lời nguồn tin giấu tên cho hay, ngay cả một trong những đối thủ đáng gờm nhất của Israel ở Trung Đông là Iran cũng mong muốn sớm có được S-400. Tuy nhiên, theo Bloomberg, Nga đã từ chối đề xuất mua S-400 từ phía Iran để tránh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Điều đáng nói là nhiều nguồn tin từ truyền thông Nga lại khẳng định, Moscow chưa từng từ chối bất cứ lời đề nghị mua S-400 từ phía Iran.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30 km.
Minh Thu (lược dịch)
Theo Infornet
Tiêm kích Israel phóng tên lửa theo hướng Syria bố trí S-300 Máy bay chiến đấu của Israel theo báo cáo đã phóng tên lửa "ngay trước mũi" S-300 Syria. Không quân Israel chẳng những đã thực hiện một cuộc tấn công khác nhằm vào các vị trí của Quân đội Syria ở tỉnh Homs, mà họ còn tìm ra cách để chế giễu các hệ thống phòng không S-300 do Nga chế tạo, được...