Hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus xâm nhập cơ thể như thế nào?
Vừa xâm nhập cơ thể, virus sẽ chiếm đoạt tế bào, sinh sản, lây lan và tấn công các tế bào khác. Hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện và chiến đấu cùng kẻ địch.
Theo SCMP, hệ miễn dịch của con người vẫn đang tìm cách xóa sổ kẻ xâm lược – virus SARS-CoV-2. Cơ quan này đã phát triển qua hàng triệu năm để chống lại các mầm bệnh. Dẫn đầu đội quân tinh nhuệ chiến đấu với virus là tế bào T.
Vì sao cần hệ thống miễn dịch?
Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp được hình thành hàng triệu năm, có mặt ở mọi nơi trong cơ thể. Nhiệm vụ của nó là chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh…
Ngay cả các sinh vật đơn bào cũng có hệ miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn. Nếu không có hệ miễn dịch, con người sẽ chết trong vòng vài tuần vì có hàng chục nghìn vi sinh vật trên 1 cm2 tế bào, sẵn sàng tấn công cơ thể mọi lúc.
Cơ chế vận hành của hệ miễn dịch là tạo ra các kháng thể để tiêu diệt virus. Sau khi kháng thể ra đời, bản sao của nó vẫn lưu lại trong cơ thể nhằm mục đích nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể tiêu diệt nhanh hơn. Đó là lý do tại sao với một số bệnh bạn chỉ bị nhiễm một lần.
Sự tương đồng giữa cấu trúc gene của SARS-CoV-2 và SARS, MERS chính là chìa khóa để các nhà khoa học giải mã cách cơ thể tiêu diệt virus corona, mở ra những cơ sở cho sản xuất vắc xin và thuốc điều trị.
Hệ miễn dịch tiêu diệt SARS-CoV-2 ra sao?
Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ chạy đua với thời gian để “nuốt trọn” các tế bào, nhân lên, lây lan và nắm quyền kiểm soát. Đó là cơ chế sống sót của mọi virus, SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ. Thời gian đầu, virus xâm nhập cơ thể khiến chúng ta có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt.
Thời gian sống sót của nó sẽ dần rút ngắn lại khi bị hệ thống cảnh báo hóa học của cơ thể phát hiện. Và “cuộc chiến” giữa hệ thống miễn dịch với virus được kích hoạt. Đồng nghĩa quá trình tiêu diệt virus, các mô khỏe mạnh khác cũng bị ảnh hưởng.
Theo PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Los Angeles, California, Mỹ, nếu virus tấn công tế bào phổi (như virus corona thường bám vào tế bào phổi) sẽ gây ra các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh thêm nhiều tế bào (bạch cầu), tạo thêm các kháng thể, tế bào chuyên diệt virus. Các tế bào này sẽ nhanh chóng dò tìm ra virus và tiêu diệt chúng. Đa số triệu chứng chúng ta có là do “cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus” khi các tế bào nhận ra, theo dõi và tấn công virus hay vi khuẩn.
Video đang HOT
Sau khi xâm nhập cơ thể, virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào, nuốt chửng chúng và biến thành các “nhà máy sản xuất virus”. Ảnh: Reuters.
Tế bào T phá hủy các tế bào bị bệnh bằng cách tìm những “nạn nhân tế bào” bị biến thành “nhà máy sản xuất virus”. Sau đó, tế bào T bám vào chúng, truyền các phân tử xuyên qua lớp màng và vào trong tế bào bị bệnh, giết chết nó từ bên trong.
Ở cấp độ tế bào, SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, tìm cách trốn thoát khỏi tuyến phòng thủ trong chất nhầy của mũi và họng, sau đó săn lùng các tế bào nó có thể chiếm dụng. Đồng thời, nó trang bị một lớp ngụy trang để qua mắt hệ thống báo động hóa học của hệ thống miễn dịch.
Trong vài giờ đầu tiên sau khi mầm bệnh xâm nhập, “một cú vật lộn uyển chuyển giữa phản ứng miễn dịch bẩm sinh và virus sẽ diễn ra”, nhà miễn dịch Gene Olinger của Viện Khoa học MRIGlobal (Mỹ) miêu tả. Virus thử các “mánh khóe” khác nhau để né báo động của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch đã tham chiến chống virus hàng triệu lần. Ảnh: Spectrum.
Marjolein Kikkert, phó giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Leiden, Hà Lan, chuyên nghiên cứu về phản ứng miễn dịch cho biết đây là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang giữa SARS-CoV-2 và hệ thống miễn dịch. “Mọi loại virus, bao gồm cả SARS-CoV-2 sẽ tìm cách phá vỡ hoặc ngăn chặn phản ứng miễn dịch”, Kik Kikert nói.
Theo Gene Olinger, khi một tế bào T tìm thấy các tế bào nhiễm virus, nó sẽ bám vào chúng rất chặt. “Những tế bào T sẽ gắn và truyền các phân tử đi sang tế bào nhiễm bệnh và bắt đầu tiêu diệt nó”, ông nói. Cùng lúc đó, kháng thể protein hình chữ Y cũng “giúp một tay”, tràn vào virus và bẻ gãy các gai nó sử dụng để gắn vào những tế bào khỏe mạnh. Tiếp đó, đại thực bào (các tế bào bạch cầu lớn hơn) tiến tới, nuốt chửng các cụm virus đã chết.
Hành trình tiêu diệt virus chỉ kết thúc khi cơ thể quay trở lại bình thường. Do đó, hệ miễn dịch luôn làm nhiệm vụ quan trọng, tựa như quân đội của một quốc gia, luôn bảo vệ đất nước trước ngoại xâm. Hệ miễn dịch là tổ hợp hệ thống bao gồm nhiều cơ quan, từ làn da bên ngoài, các tuyến nước bọt và dịch, hạch bạch huyết, đến tế bào bạch cầu, kháng thể, nhiều tế bào và chất sinh hóa học khác.
Trong cuộc chiến với Covid-19, hãy bình tĩnh và trang bị cho mình một đội quân miễn dịch khỏe mạnh, tinh nhuệ.
Theo news.zing.vn
Khai báo gian dối làm lây lan dịch: Cần khởi tố để điều tra
Bệnh nhân 34 đang là trường hợp 'siêu lây nhiễm' không chỉ ở Bình Thuận mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác.
Điều đáng nói là dù biết mình nhiễm COVID-19 nhưng người này cố tình khai báo gian dối gây khó cho cơ quan chức năng.
Việc khai báo gian dối của ca bệnh số 34 khiến hai tuyến đường ở TP Phan Thiết bị cách ly và 10 người khác nhiễm bệnh - Ảnh: SƠN LÂM
Bệnh nhân thứ 34 khai với cơ quan chức năng rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng, tuy nhiên thực tế bà này từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác. Khi về đến Phan Thiết, bà còn đi đến nhiều nơi ăn uống.
Việc không khai báo hoặc khai báo gian dối của bệnh nhân này đã gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng. Tính đến nay, bệnh nhân thứ 34 đã lây bệnh cho ít nhất 10 người khác, hàng trăm người tiếp xúc với các bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi.
Liên quan đến bệnh nhân này, hai khu dân cư cũng bị cách ly, gây thiệt hại về kinh tế xã hội, khiến dư luận xã hội phẫn nộ.
Quy định còn chưa rõ
Về trường hợp này, luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng hiện nay các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người được quy định cụ thể trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trong đó tại Điều 240 BLHS quy định cụ thể về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người".
"Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" được hiểu là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là "Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người" theo điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS.
Theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, những hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của luật này; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tuy nhiên, luật này lại không quy định chế tài đối với người vi phạm.
Đối với hành vi khai báo gian dối, hiện cơ quan chức năng có thể căn cứ vào Nghị định 176/2013/NĐ-CP để xử phạt. Song mức xử phạt như hiện nay từ 5-10 triệu đồng là quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Luật sư Nhật đề xuất cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể "Hành vi khác" làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là như thế nào để có chế tài xử lý nghiêm, góp phần ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Cần khởi tố vụ án để điều tra
Đồng quan điểm, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng để xác định những trường hợp khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh như trường hợp bệnh nhân 34 có đủ để xử lý hình sự hay không thì cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra.
Bởi đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người thì người phạm tội cố ý, biết mình bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cố tình lây lan cho người khác. Việc chứng minh ý thức người này vô ý hay cố ý lây truyền dịch bệnh là rất khó khăn, song không có nghĩa cơ quan điều tra không thể chứng minh được vì bên cạnh lời khai của người phạm tội còn có lời khai, người liên quan và các chứng cứ khác.
"Pháp luật không định nghĩa 'các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người' là gì. Tuy nhiên, theo tôi những người này đã có hành vi gian dối, biết mình nhiễm bệnh nhưng cố ý khai báo không trung thực có thể xem là hành vi khác.
Nếu người bệnh khai báo trung thực sẽ hạn chế thiệt hại, hạn chế người lây nhiễm. Nhưng ở đây người này đã cố tình không khai báo hoặc khai báo gian dối. Bệnh nhân này có thể khai không nhớ nhưng có những việc pháp luật buộc họ phải biết.
Ví dụ, sự việc xảy ra hôm qua đến hôm nay không thể khai là không nhớ. Hoặc trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ chứng minh được người này nói dối vì mục đích gì, đến lúc nào thì người này nhớ, có phải là lúc thấy sự việc cấp thiết quá nên mới khai báo ra sự thật", luật sư Hoan nêu.
Luật sư cũng cho rằng việc khai báo không hết và khai báo gian dối là hai việc khác nhau. Ví dụ, người này gặp 10 người nhưng chỉ nhớ được đã gặp 7 người, khác với việc gặp người A nhưng khai là gặp người B, đã tới điểm A nhưng lại nói tới điểm B.
Đồng thời luật sư Hoan cho rằng trong tình hình dịch COVID-19 đang phức tạp như hiện nay, cần phải làm quyết liệt để răn đe và phòng ngừa chung. Bởi đối với những người có điều kiện, chỉ phạt 5-10 triệu là không đử sức răn đe, trong khi đó hậu quả gây ra cho xã hội là rất lớn.
TUYẾT MAI
Theo tuoitre.vn
Tiếp viên Vietnam Airlines nhiễm Covid-19: Hành khách phải đeo khẩu trang, găng tay Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang lan rộng tại Việt Nam và các nước Châu âu, Vietnam Airlines sẽ tạm dừng vận chuyển hành khách từ Châu Âu về Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19. Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Vietnam Airlines cho biết, sau khi rà soát, tổng hợp các yêu cầu, nguyện vọng...