Hệ thống ‘Ma cà rồng’ biến xe bán tải Ukraine thành bệ phóng tên lửa chết chóc
Mỹ đang gửi hệ thống vũ khí “Ma cà rồng” có thể biến xe bán tải Ukraine thành những bệ phóng tên lửa chết chóc.
Hệ thống Vampire có thể phù hợp với hầu hết mọi xe bán tải. Ảnh: Defensenews
Lầu Năm Góc đang gửi cho Ukraine bộ dụng cụ có tên “Vampire” (Ma cà rồng) có thể biến xe bán tải và các phương tiện phi chiến thuật khác thành bệ phóng tên lửa cơ động cao.
Là một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ USD dành cho Ukraine mà Lầu Năm Góc đã công bố hôm 24/8, Hệ thống Thiết bị Tên lửa ISR Mô-đun hóa phương tiện là một bộ thiết bị di động có thể lắp đặt trên hầu hết các phương tiện có thùng xe để khởi động Hệ thống Vũ khí Tiêu diệt Chính xác Tiên tiến (APKWS) hoặc các loại vũ khí dẫn đường laser khác.
Hệ thống “Ma cà rồng” do L3Harris chế tạo gồm một bệ phóng tên lửa 4 nòng nhỏ và một quả cầu cảm biến, tất cả có thể được lắp trong hai giờ và chỉ cần một người vận hành. Nó có thể được trang bị tên lửa để tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên không bao gồm cả hệ thống máy bay không người lái (UAS).
“Bản thân ‘Ma cà rồng’ là một hệ thống chống UAS”, ông Colin Kahl, Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 24/8. “Đó là một hệ thống động học sử dụng các tên lửa nhỏ chủ yếu để bắn các UAV trên trời”.
Mặc dù hệ thống “Ma cà rồng” không được quảng cáo là vũ khí chống máy bay không người lái trên trang web của nhà sản xuất L3Harris, nhưng Ukraine đã sử dụng các loại vũ khí cùng kiểu đạn tương tự để hạ gục máy bay không người lái trong suốt cuộc xung đột với Nga.
Gói viện trợ khổng lồ vừa được Mỹ công bố là nhằm cung cấp các lựa chọn bền vững và giá cả phải chăng cho Ukraine. Bên cạnh “Ma cà rồng”, Lầu Năm Góc cũng sẽ gửi cho Kiev máy bay không người lái Puma và một loạt đạn dược.
Video đang HOT
“Hệ thống Vampire của chúng tôi sẽ cung cấp cho người Ukraine những khả năng mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục bảo vệ đất nước và nền dân chủ ở châu Âu”, đại diện nhà sản xuất L3Harris có trụ sở tại Melbourne (Australia) cho biết.
“Ma cà rồng”, còn được gọi là Thiết bị tên lửa ISR mô-đun hóa phương tiện, sẽ được gửi đến Ukraine như một phần trong gói viện trợ mới nhất của Lầu Năm Góc. Ảnh: L3Harris
Máy bay không người lái đã được cả hai phía Nga và Ukraine sử dụng rất nhiều trong cuộc xung đột kéo dài 6 tháng, với nhiều loại có nguồn gốc từ các quốc gia đứng ngoài cuộc chiến. Kiev thu hút sự ủng hộ từ Mỹ và Anh, cả hai đều cam kết viện trợ máy bay không người lái mới và công nghệ chống máy bay không người lái. Trong khi đó, Nga đã tìm đến Iran để duy trì nguồn cung cấp máy bay không người lái – theo các quan chức Mỹ.
Hệ thống “Ma cà rồng” là một phần của gói viện trợ lớn hơn cho Ukraine, nâng tổng chi phí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine kể từ khi chính quyền Tổng thống Biden lên nắm quyền lên hơn 13,5 tỷ USD.
Chính quyền Mỹ đã chọn “Ma cà rồng” – một loại vũ khí giá rẻ và dễ lắp ráp so với các biện pháp chống máy bay không người lái khác, chẳng hạn như công nghệ chiến tranh điện tử. Thiết bị này nằm trong gói vật tư được giới thiêu là nhằm hỗ trợ nhu cầu lâu dài của Ukraine.
“Chúng tôi đang cố gắng cân nhắc kỹ lưỡng về những hệ thống nào hợp lý nhất đối với Ukraine trong bối cảnh đó. Bên cạnh đó những vấn đề khác cũng rất quan trọng là họ có thể duy trì nó không? Họ có đủ năng lực không?”, Thứ trưởng Kahl nói.
Trong lúc Lầu Năm Góc còn chưa tiết lộ hệ thống “Ma cà rồng” nào mà họ đang gửi tới Ukraine, trên mạng xã hội đã dấy lên những đồn đoán về loại vũ khí mà người Ukraine sẽ nhận. Đến tối 24/8, công ty L3Harris xác nhận rằng hệ thống được đề cập là thiết bị tên lửa.
Mỹ: Xung đột Ukraine phải kết thúc bằng ngoại giao
Quan chức cao cấp Nhà Trắng nói cuộc xung đột ở Ukraine phải có giải pháp ngoại giao bất chấp Kiev tuyên bố không lùi bước dù tình hình chiến trường đang xấu đi.
Lực lượng ủng hộ Nga bên ngoài nhà máy thép Azovstal, Mariupol ngày 16/5/2022. Ảnh: Reuters
Theo đài RT, khi các quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine phải có giải pháp ngoại giao, các phương tiện truyền thông thân cận với tình báo Mỹ đã đưa tin ngày 16/6 về việc gia tăng lo ngại về quan điểm cứng rắn của Kiev trong bối cảnh tình hình chiến trường đang xấu đi. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ chiến đấu cho đến khi toàn thắng.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết ngày 16/6 rằng Mỹ sẽ tiếp tục giúp Ukraine "ở mức độ tối đa có thể", "đầu tiên là trên chiến trường, và sau đó, cuối cùng là trên bàn đàm phán. Chúng tôi nghĩ rằng cuộc xung đột này phải kết thúc bằng ngoại giao".
Ông Sullivan đang phát biểu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), một nhóm vận động hành lang ủng hộ đảng Dân chủ có trụ sở tại Washington. CNAS được tài trợ bởi những công ty vũ khí như Northrop Grumman và Raytheon, những công ty đang gặt hái doanh thu khổng lồ từ việc bổ sung kho vũ khí của Mỹ trong xung đột tại Ukraine.
Tại CNAS, người đứng đầu chính sách của Lầu Năm Góc Colin Kahl đã tiết lộ vào đầu tuần này rằng Mỹ sẽ gửi cho Ukraine các tên lửa dẫn đường dành cho các bệ phóng tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS.
Trong khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gợi ý rằng Ukraine có thể phải từ bỏ một số vùng lãnh thổ vì hòa bình, ông Sullivan cho biết quyết định như vậy hoàn toàn phụ thuộc vào Kiev. "Chúng tôi sẽ không thúc ép họ nhượng bộ lãnh thổ. Chúng tôi thực sự nghĩ rằng điều đó là sai", ông nói với CNAS.
Bình luận của ông Sullivan được đưa ra sau khi thông tin của kênh NBC News tuyên bố rằng một số quan chức Mỹ và châu Âu "ngày càng lo ngại rằng quỹ đạo của cuộc chiến ở Ukraine là không thể kiểm soát được" và đã "lặng lẽ thảo luận" yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "xoa dịu quan điểm công khai cứng rắn của mình" về việc sẽ không có vùng lãnh thổ nào được nhượng lại cho Nga.
Kênh này trích dẫn 7 quan chức Mỹ và Châu Âu đương chức và trước đây. Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington không gây áp lực buộc Kiev phải nhượng bộ, "như một số người châu Âu đang làm," mà thay vào đó là "lên kế hoạch cho một cuộc chiến lâu dài".
Đơn vị pháo binh của lực lượng đòi độc lập ở Luhansk tấn công quân đội Ukraine tại làng Toshkovka vào ngày 12/6/2022. Ảnh: TASS
NBC cũng tuyên bố rằng Tổng thống Joe Biden "không vui" khi Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói về "chiến thắng" trong cuộc chiến vào cuối tháng 4, sau khi thăm Kiev, nhưng được cho là bị thuyết phục khi họ nói với ông rằng nhận xét của họ đã bị giải thích sai bởi các phương tiện truyền thông.
"Họ tin rằng chúng tôi có thể giành chiến thắng; chúng tôi tin rằng họ - chúng ta có thể thắng - họ có thể thắng nếu họ có thiết bị phù hợp, sự hỗ trợ phù hợp", Bộ trưởng Austin nói vào thời điểm đó, bổ sung rằng Mỹ muốn "thấy Nga suy yếu ".
Hôm 14/6, chủ trì "nhóm liên lạc" để trang bị vũ * cho Ukraine ở Brussels, ông Austin đã thề sẽ "hỗ trợ các lực lượng vũ trang của Ukraine để giúp họ đẩy lùi Nga ở hiện tại và trong tương lai."
Theo Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, người Ukraine đã nhận được nhiều vũ khí hơn mức họ yêu cầu. Kiev đã yêu cầu 10 tiểu đoàn pháo binh, và có được 12. Mỹ và các đồng minh cũng cung cấp cho Ukraine hơn 97.000 hệ thống chống tăng, "nhiều hơn số lượng xe tăng trên thế giới", Tướng Milley nói.
"Họ yêu cầu 200 xe tăng; họ có 237 xe tăng. Họ yêu cầu 100 xe chiến đấu bộ binh; họ nhận được hơn 300 chiếc. Nói chung, chúng tôi đã chuyển giao 1.600 hệ thống phòng không và khoảng 60.000 quả đạn phòng không".
Trong khi đó, ngày 15/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov nói với CNN rằng Kiev sẽ "giải phóng tất cả các lãnh thổ của chúng tôi, bao gồm cả Crimea", bằng cách sử dụng vũ khí do NATO cung cấp để ổn định mặt trận và sau đó tiến hành một cuộc phản công. Hôm 14/6, Thiếu tướng Ukraine Dmitry Marchenko cho biết ông muốn sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để nhắm mục tiêu vào Cầu Kerch, nối Crimea với đất liền Nga.
Trong khi người đứng đầu chính sách của Bộ trưởng Austin, cũng là cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Biden, Kahl tuyên bố rằng cuộc giao tranh đang diễn ra tốt đối với Kiev, các quan chức cấp cao của Ukraine thừa nhận mất 1.000 người mỗi ngày khi lực lượng Nga và đồng minh tiếp tục đạt bước tiến.
Mỹ sẽ gửi đạn pháo thông minh, tấn công siêu chính xác cho Ukraine Ukraine sẽ được Mỹ cung cấp hàng loạt đạn pháo M982 Excalibur, được coi là loại đạn pháo thông minh có khả năng tấn công siêu chính xác, gần như tuyệt đối. Quân đội Ukraine bắn lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp ở khu vực Donetsk, Ukraine, ngày 6/6/2022. Ảnh: Reuters Mỹ đang có kế hoạch cung cấp cho Ukraine đạn pháo...