Hệ thống lọc nước triệu đô hỏng, đảo Bé thiếu nước ngọt
Hơn 100 hộ dân đảo Bé (tức xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) đang chật vật, khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt do nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt gặp sự cố.
Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt trên đảo Bé được một doanh nghiệp tài trợ với vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD. Nhà máy gồm 2 tổ máy có công suất lọc 200 mét khối/ngày đêm để cung cấp nước sinh hoạt cho trên 100 hộ dân đảo Bé.
6 năm qua, nhà máy đã góp phần giải quyết triệt để tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân xã đảo. Tuy nhiên, hơn nửa tháng nay vì sự cố hư hỏng hệ thống bộ lọc nên 1 trong 2 tổ máy không thể hoạt động, điều này khiến cuộc sống của người dân đảo Bé gặp nhiều khó khăn.
Nhà máy lọc nước tại đảo Bé, huyện Lý Sơn gặp sự cố khiến người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt
Bà Nguyễn Thị Phúc – KDC số 3 ( xã An Bình, huyện Lý Sơn), cho biết: do nhà máy lọc nước gặp sự cố nên những ngày qua các hộ dân phải sử dụng can nhựa lên tận nhà máy lấy nước về dùng. Thiếu nguồn nước ngọt đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.
“Khi nhà máy chưa hư hỏng, nước ngọt được dẫn về tận nhà nhưng hơn nửa tháng nay các hộ dân phải lên tận nhà máy để lấy nước. Mỗi lần lấy cũng chỉ được vài ba can nên phải tiết kiệm nước tối đa”, bà Phúc cho biết.
Người dân đảo Bé phải mang can nhựa đến nhà máy lấy nước về sử dụng
Video đang HOT
Ông Đặng Yên năm nay đã 73 tuổi nên không thể tự đi lấy nước sinh hoạt. Hàng ngày, ông Yên phải nhờ con cháu lấy nước giúp. Sống trên đảo trong thời điểm nắng nóng thì không gì khổ bằng thiếu nước sinh hoạt.
Theo ông Yên, khi chưa có nhà máy lọc nước, hộ dân nào trên đảo Bé cũng xây hồ trữ nước mưa, từ khi có nhà máy chỉ còn một vài hộ sử dụng bể chứa để trữ nước. Vì vậy, khi nhà máy gặp sự cố đột ngột, phần lớn các hộ dân đều thiếu nước sinh hoạt. Nếu tình trạng này kéo dài người dân phải mua nước ngọt từ đảo lớn chở qua với giá 200 ngàn đồng/mét khối.
Do gặp sự cố nên hệ thống lọc và cung cấp nước tại nhà máy lọc nước đảo Bé hiện chỉ đạt khoảng 30% công suất thiết kế. Do đó, lượng nước cung cấp cho người dân rất hạn chế.
Một số hộ dân còn bể trữ nước mưa cũng phải sử dụng nước tiết kiệm
Ông Nguyễn Văn Lê – Chủ tịch UBND xã An Bình, cho biết: UBND xã đã liên hệ với nhà tài trợ cử cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố. Tuy nhiên, thiết bị chuyên dụng của nhà máy này phải nhập ngoại nên thời gian khắc phục sẽ kéo dài.
“Theo thông báo của nhà tài trợ thì thời gian sửa chữa, thay mới thiết bị có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng. Trong khoảng thời gian này người dân xã đảo sẽ thiếu nước ngọt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của hàng trăm hộ dân xã đảo trong mùa nắng nóng”, Chủ tịch UBND xã An Bình nhận định.
Cũng theo ông Lê, giải pháp trước mắt là UBND xã tổ chức vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt, chỉ sử dụng nước ngọt vào những hoạt động thiết yếu trong thời gian chờ khắc phục sự cố tại nhà máy lọc nước.
Văn Mịnh – Quốc Triều
Theo Dantri
Ruộng bậc thang nơi đầu sóng ngọn gió
Giữa trời nước bao la của huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), những thửa ruộng ruộng bậc thang được xếp chồng lên nhau từ những viên đá núi lửa bao bọc vùng cát cằn cỗi làm nên một màu xanh mướt. Không thể so sánh với ruộng bậc thang Tây Bắc nhưng những thửa ruộng bậc thang trắng màu cát trồng hành, tỏi là nét đặc biệt ở thôn Đông (xã An Vĩnh, đảo Lớn) và xã đảo An Bình (đảo Bé).
Giữa trời nước bao la, cánh đồng hành tỏi chia thành các ô màu xanh trắng.Hành, tỏi vươn lên trên cát trắng, mặc sóng gió biển khơi hay tiết trời nóng cháy.
Giếng cung cấp nước tưới cho cây hành, tỏi ngay tại ruộng ở đảo Lớn, được xây bằng những phiến đá đen trầm tích núi lửa.
Cát trắng hút từ lòng biển là thành phần không thể thiếu trong canh tác hành tỏi. Tháng 7, tháng 8 mùa là mùa làm đất, cát vụn và san hô mục được chia thành từng nhóm trên bề mặt ruộng.
Những thửa ruộng bậc thang "độc nhất vô nhị" này được người dân ở đảo tiền tiêu của Tổ quốc tạo ra nhằm mục đích làm ranh giới giữa các thửa ruộng ven triền đồi, hạn chế nước mưa rửa trôi đất, chắn gió cho cây hành, tỏi và hoa màu.
Người dân các xã đảo Lý Sơn vẫn hàng ngày bồi đắp, bảo vệ bờ đá trầm tích núi lửa cao hơn 1,5m, có đoạn dài hơn 500m tạo nên tường lũy vững chãi. Những thửa ruộng bậc thang được tạo bởi những phiến đá trầm tích núi lửa xếp chồng lên nhau trở thành những bức tường lũy vững chãi bao bọc cũng tạo nên cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch.
Từ đá trầm tích núi lửa, san hô, đá ong có sẵn trên đảo, người dân xã đảo An Bình (đảo Bé) đã gom nhặt, xếp chồng lên nhau, tạo thành những bờ đá.
Với thổ nhưỡng từ những thửa ruộng bậc thang đặc biệt như vậy cùng gió biển mặn mòi đã mang lại hương vị đặc biệt cho hành, tỏi Lý Sơn.
Những thửa ruộng bậc thang nằm ở độ cao không phù hợp tưới phun sương, các gia đình kéo dây tưới các luống hành vào mỗi buổi chiều.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Ngỡ ngàng rừng cam đường dại trĩu quả trên đảo Bé Dưới cái nắng "như đổ lửa" của mùa hạ, trên sườn đồi hoang ở đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), những cây cam đường dại vẫn xanh mướt và nở hoa dày đặc, hứa hẹn một vụ mùa trái nặng trĩu cành. Nhiều du khách đến tham quan đảo Bé không khỏi ngỡ ngàng, thích thú khi nhìn thấy...