Hệ thống làm mát không cần điện
Một số quốc gia nóng nhất thế giới là nơi cần những hệ thống làm mát hiệu quả.
Hệ thống cung cấp khả năng làm mát lên đến 10,5 độ C so với nhiệt độ môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, thực tế, những quốc gia này thường thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp năng lượng cho các hệ thống như vậy. Các nhà khoa học đã phát minh ra một hệ thống mới có thể giúp ích trong vấn đề đó. Hệ thống này cung cấp hiệu ứng làm mát không sử dụng điện. Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Cell Reports Physical Science.
Dựa trên nghiên cứu trước đó, hệ thống do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) (Mỹ) thiết kế đã kết hợp làm mát bay hơi, làm mát bức xạ và cách nhiệt. Hệ thống cung cấp khả năng làm mát lên đến 19 độ F (10,5 độ C) so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Đồng thời, có dạng bảng điều khiển được tạo thành từ ba lớp vật liệu khác nhau.
Bảng điều khiển đó có thể được đặt trên hoặc xung quanh một vật dụng cần được giữ mát, chẳng hạn như hộp chứa hàng hóa thực phẩm hoặc thuốc. Theo MIT, công nghệ này có thể “cho phép bảo quản thực phẩm an toàn lâu hơn khoảng 40% trong điều kiện rất ẩm ướt” hoặc “tăng gấp ba lần thời gian bảo quản an toàn trong điều kiện sấy”.
Hệ thống cũng có thể được sử dụng để làm mát nước sử dụng cho máy điều hòa không khí. Nhờ đó, cho phép các thiết bị này tiêu thụ ít điện năng hơn trong khi vẫn hoạt động hiệu quả.
Lớp dưới cùng của hệ thống là một vật liệu giống như gương, phản chiếu ánh sáng mặt trời tới. Nhờ đó, giữ cho bức xạ hồng ngoại trong tia nắng mặt trời không làm nóng vật dụng được che phủ. Ở giữa hệ thống là một hydrogel xốp, thành phần chủ yếu là nước. Khi được đun nóng, nước bay hơi lên lớp trên cùng.
Video đang HOT
Lớp trên cùng là một loại aerogel, được tạo thành phần lớn từ các túi khí chứa trong khoang polyetylen. Cả hơi nước và tia hồng ngoại phản xạ đều có thể đi qua aerogel, cung cấp khả năng làm mát bằng bức xạ và bay hơi.
Các nhà nghiên cứu cho biết, aerogel cũng đóng vai trò như một lớp cách nhiệt. Nhờ đó, giữ cho nhiệt xung quanh không truyền đến vật dụng bên dưới. Ngoài ra, giống như lớp dưới cùng, nó cũng phản chiếu rất nhiều năng lượng mặt trời. Thật không may, hiện tại, cần tới khá nhiều chi phí để sản xuất aerogel. Do đó, các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu sâu hơn sẽ tập trung vào các phương pháp giảm chi phí sản xuất của aerogel.
Trong khi đó, các vật liệu khác được sử dụng trong hệ thống là “có sẵn và tương đối rẻ”. Quá trình bảo dưỡng sẽ chỉ bao gồm việc đổ thêm nước vào hydrogel, với tần suất bốn ngày một lần trong môi trường rất khô, nóng. Trong khi đó, ở những khu vực ẩm hơn, người dùng chỉ cần đổ thêm nước một lần mỗi tháng.
5 tiêu chí phát triển bất động sản tích hợp
Với hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, cảnh quan trong lành xanh mát và không gian tiện ích giàu tính trải nghiệm, các khu đô thị tích hợp đang dần trở thành xu thế dẫn dắt thị trường bất động sản.
Bất động sản tích hợp đang là xu hướng dẫn dắt thị trường (Minh họa: ảnh phối cảnh dự án của Văn Phú - Invest)
Xu hướng bền vững
Theo khảo sát của JLL, trong những năm gần đây, số lượng dự án bất động sản (BĐS) tích hợp đã tăng đáng kể trên thị trường nhà ở Việt Nam. Mô hình này hướng đến phát triển các dự án đô thị đa chức năng, bao gồm nhiều tòa nhà, công trình kết nối với nhau trong một tổng thể hài hòa về mặt kiến trúc, cảnh quan và đa dạng về tiện ích như nhà ở, thương mại, giáo dục, giải trí...
Với ưu điểm tạo nên không gian sống lý tưởng, nơi cư dân có thể sống, làm việc và tận hưởng, BĐS tích hợp đã trở thành một trong những xu hướng dẫn dắt thị trường năm 2021. Mô hình này vẫn đang tiếp tục phát triển chủ đạo trong năm 2022, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19, người mua nhà ngày càng quan tâm đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn thuần.
Không gian sống trong lành, hiện đại (Minh họa: ảnh phối cảnh dự án Vlasta - Sầm Sơn)
5 yếu tố của bất động sản tích hợp
Các chuyên gia BĐS cho rằng, có 5 yếu tố để các doanh nghiệp có thể phát triển thành công các dự án BĐS tích hợp theo hướng bền vững đó là giao thông thuận lợi và sẵn có; những khu phố tạo điều kiện cho việc đi bộ và tương tác cộng đồng; không khí trong lành và cảnh quan thiên nhiên nhiều cây xanh; thiết kế tòa nhà đa dạng và đảm bảo yếu tố trải nghiệm của cư dân; đảm bảo các dịch vụ tiện ích thiết yếu.
Xét trên các tiêu chí này, Việt Nam ngày càng có nhiều các doanh nghiệp BĐS tham gia đầu tư vào mô hình BĐS tích hợp, trong đó phải kể tới Văn Phú - Invest, một trong những đơn vị dẫn dắt và phát triển thành công hàng loạt các khu đô thị, nhà ở tích hợp kiểu mẫu trên khắp cả nước.
Văn Phú - Invest đi đầu trong việc kiến tạo các mô hình BĐS tích hợp tại Việt Nam (Minh họa: Dự án The Terra - An Hưng)
Có thể thấy rất rõ những yếu tố tích hợp bền vững này tại các dự án của Văn Phú - Invest, thể hiện ở sự thuận tiện trong di chuyển và kết nối cộng đồng, luôn được doanh nghiệp chú trọng. Đơn cử tại Khu đô thị mới Văn Phú - dự án khu đô thị tích hợp đầu tiên của Văn Phú - Invest tại Hà Đông, Hà Nội được đánh giá cao về vị trí giao thông liên vùng thuận lợi, đặc biệt hệ thống đường nội khu khớp nối với nhiều tuyến đường quan trọng mang ý nghĩa phát triển chiến lược ở phía tây như Tố Hữu, Lê Trọng Tấn, Vành đai 4, cao tốc Láng Hòa Lạc...
Một dự án khác, The Terra - An Hưng cũng nằm ngay trên mặt đường Tố Hữu sầm uất, được thừa hưởng trục giao thông hoàn thiện và hiện đại của quận Hà Đông kết nối với các đầu mối giao thông đường bộ huyết mạch, đường sắt trên cao của Thủ đô.
Hay tại Khu đô thị Vlasta - Sầm Sơn, dự án sở hữu vị trí vàng với hệ thống đường nội khu, đường huyết mạch dự án chạy dọc không gian bờ biển Sầm Sơn. Đáng chú ý, toàn bộ tuyến phố đi bộ của khu đô thị được quy hoạch chạy thẳng ra biển, hai bên phố là loạt tiện ích mua sắm - giải trí sôi động như: chuỗi cửa hàng bán lẻ, khách sạn sang trọng, vườn hoa, khu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật ngoài trời, cầu cảnh quan ngắm toàn cảnh đại dương... Những không gian công cộng hiện đại này không chỉ là yếu tố tạo sức hút cho dự án mà còn góp phần tạo ra giá trị bền vững về môi trường sống, về mặt kinh tế, xã hội của khu vực nơi có dự án.
Cầu cảnh quan tại dự án Vlasta - Sầm Sơn - ảnh phối cảnh
Trong khâu thiết kế, Văn Phú - Invest đề cao những giải pháp kiến trúc thông minh với các các khu nhà ở đa dạng về công năng sử dụng, tối ưu về diện tích, sáng tạo về cảnh quan sân vườn trong lòng dự án nhằm mang tới cho cư dân những trải nghiệm sống xanh an lành, thân thiện môi trường.
Ngoài những dịch vụ cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu như siêu thị, trường học, bệnh viện, nỗ lực của Văn Phú - Invest còn nằm ở việc nghiên cứu tích hợp nhiều hạng mục tiện ích mới, giúp cư dân được tận hưởng thêm nhiều trải nghiệm sống, nghỉ dưỡng giá trị như cầu kính cảnh quan trên tầng 33, thư viện công cộng, phòng sinh hoạt chung, phòng karaoke miễn phí... giúp kết nối và tạo dựng những cộng đồng văn minh.
"Văn Phú - Invest luôn đề cao yếu tố chuyên tâm, thể hiện trong từng công trình, từng giá trị sống mà chúng tôi mang lại, với hy vọng không chỉ góp phần thay đổi cảnh quan đô thị mà còn mang đến cho cư dân cuộc sống tốt đẹp hơn, ngày càng thoải mái và giàu tính nhân văn.", đại diện Văn Phú - Invest chia sẻ.
Thiết kế ngôi nhà gỗ lấy cảm hứng từ một tư thế yoga Trikonasana hay Utthita Trikonasana (Triangle Pose) là một tư thế đứng trong yoga. Nguồn cảm hứng của Trikona House xuất hiện với kiến trúc sư Marko Brajovic trong một buổi tập yoga, và cấu trúc kiến trúc của ngôi nhà dựa trên hệ thống lặp lại hình tam giác. Ngôi nhà với tổng diện tích 120m2 được tổ chức thành 3 tầng và...