Hệ thống kiểm soát roaming của Viettel giúp bảo vệ khách hàng khi đến khu vực biên giới
Hệ thống kiểm soát roaming biên giới (vBRG – Viettel Border Roaming Gateway) của Tập đoàn Viettel cho phép công ty viễn thông đa quốc gia quản lý hoạt động thuê bao dễ dàng, đảm bảo chủ quyền về di động ở các vùng biên giới không có cửa khẩu.
Hệ thống kiểm soát roaming biên giới của Tập đoàn Viettel có mặt tại các thị trường quốc tế
Được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép với cả doanh nghiệp và chính phủ, Hệ thống kiểm soát roaming biên giới (vBRG – Viettel Border Roaming Gateway) của Viettel ra đời giúp hạn chế sự cố thuê bao nằm trong lãnh thổ buộc phải chuyển vùng sang các mạng nước ngoài khi tới vùng biên giới. Sự cố có thể khiến khách hàng mất thêm chi phí, đồng thời gửi đi thông điệp xấu về chủ quyền đất nước. Giải pháp đã được công nhận là Sản phẩm Quản lý Viễn thông cho khách hàng tốt nhất tại Giải thưởng Công nghệ thông tin thế giới (IT World Awards).
Kinh doanh tại 11 quốc gia, Tập đoàn Viettel có nhiều kinh nghiệm trong điều hành hoạt động viễn thông đa quốc gia, nhiều năm duy trì hệ thống một máy chủ ở quốc nội phục vụ chuyển vùng cho tất cả các các mạng ở quốc gia kinh doanh khác.
Video đang HOT
Việc cập nhật vị trí để chuyển vùng cho thuê bao được thực hiện thông qua hệ thống tập trung, điều tiết tuỳ theo múi giờ, nhu cầu của thuê bao tại từng vùng, giúp giảm chi phí cho xã hội, đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của người dùng.
BRG cho phép nhà quản lý có thể tạo lập các thông số khác nhau về nhu cầu roaming ở mỗi vùng lãnh thổ. Cảnh báo cũng sẽ được hệ thống chủ động gửi tin nhắn tới từng thuê bao khi việc roaming bị từ chối.
Chỉ trong thời gian ngắn được đưa vào vận hành, hệ thống này đã giải quyết hầu hết các khiếu nại của khách hàng về việc phải trả phí chuyển vùng không mong muốn dù vẫn đang ở trong nước.
Các doanh nghiệp, với hệ thống kinh doanh trải dài qua nhiều lãnh thổ, khi áp dụng giải pháp này sẽ giảm được chi phí phần cứng và vận hành. So với giải pháp tương tự của nước ngoài với chi phí lên đến 10 USD/thuê bao, sáng kiến kỹ thuật của Viettel đã làm lợi về kinh tế lên tới 600.000 USD chỉ riêng tại thị trường Việt Nam.
IT World Awards là giải thưởng thường niên do Network Product Guide tổ chức, nhằm tôn vinh những thành tựu tiêu biểu của ngành công nghệ thông tin trên thế giới, từ năm 2006. Giải thưởng luôn có sự tham dự của những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới như Samsung, Ultimate Software Dell, Cisco… Ở Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên tham gia và đoạt giải thưởng lớn, đến nay vẫn là doanh nghiệp có bề dày thành tích lớn nhất tại giải này với tổng cộng 21 giải thưởng quan trọng. Năm 2020, Tập đoàn Viettel đoạt 9 giải thưởng lớn.
4 ngân hàng, 2 công ty tài chính bị thanh kiểm tra vì khách hàng khiếu nại
Trong báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết 4 ngân hàng đã bị thanh kiểm tra năm 2019 về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Báo cáo thường niên năm 2019 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, trong năm Cục đã tiến hành 6 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó đã xử phạt 3 doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng với số tiền 195.000.000 đồng.
6 doanh nghiệp bị thanh tra về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Ngân hàng Standard Charter Bank; Công ty Tài chính TNHH HD Saison; Ngân hàng OCB.
4 doanh nghiệp bị thanh tra về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Cổ phần Hàng không VietJet; Công ty TNHH MTV Tài chính Toyota Việt Nam; Công ty Venesa.
Cũng trong báo cáo này, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, năm 2019, Cục đã tiếp nhận và giải quyết 568 đơn khiếu nại của người tiêu dùng, có một số vụ việc có phạm vi ảnh hưởng tới số đông người tiêu dùng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật như thu nợ nhầm kèm đe dọa, quấy rối.
Các bên liên quan là ngân hàng, công ty tài chính, công ty thu nợ, công ty cho vay tiêu dùng và một số lượng lớn người tiêu dùng.
Người tiêu dùng khiếu nại về việc không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ, mặc dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.
Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng bị đe dọa, gây áp lực về tâm lý và ảnh hưởng đến uy tín do các hoạt động quấy rối, đe dọa của các công ty liên quan, đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu công ty liên quan dừng việc thu nợ nhầm.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, đã phối hợp và yêu cầu các công ty liên quan giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đồng thời, đăng tải nhiều thông tin lưu ý, cảnh báo cho người tiêu dùng trên website của Cục và gửi thông tin để Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng nhà nước tổng hợp và xử lý.
Trong tháng 4 sẽ trình Chính phủ thí điểm mobile Money Với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng quen thuộc với người tiêu dùng, ngoài việc thanh toán bằng thẻ hay ví điện tử, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với các bộ ngành liên quan để triển khai phương thức thanh toán mới tiền di động - mobile Money. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng...