Hệ thống giáo dục của Nepal: Lý thuyết trái ngược thực tế
Giáo dục là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu của Nepal – chiếm khoảng 15% ngân sách quốc gia hàng năm, nhưng hệ thống hiện tại đang tụt hậu so với mục tiêu cao cả này.
Khoảng hai triệu trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường trên khắp Nepal. Ảnh: Nepalitimes
Các chuyên gia giáo dục quốc tế cho rằng, chính phủ Nepal cần cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại hy vọng và ước mơ cho thanh thiếu niên.
Hơn 2 triệu trẻ em không được đến trường
Hơn một nửa tổng chi tiêu cho giáo dục dành cho giáo dục cơ bản – từ mầm non đến lớp tám – và khoảng một phần tư được chi cho giáo dục THPT (lớp 9 – 12). Khoảng 8% hỗ trợ giáo dục ĐH, tỷ lệ thấp nhất của ngân sách giáo dục (3,0 đến 3,5%) được chi cho giáo dục, đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET).
Đạt được giáo dục cơ bản phổ cập là ưu tiên chính của chính phủ Nepal, với trọng tâm chính là tăng cường khả năng tiếp cận, công bằng và chất lượng. Tăng cường chú trọng vào giáo dục và đầu tư đang góp phần cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho thanh niên Nepal. Đáng chú ý, có thể thấy được sự tiến bộ trong số HS nhập học ở cấp tiểu học, nơi tỷ lệ nhập học thuần đạt 97%. Tất cả các cấp học cũng đã đạt được sự bình đẳng về giới với sự bình đẳng của HS nam và nữ.
Nhưng bất chấp sự tiến bộ, việc giữ chân HS là một thách thức diễn ra từ lâu. HS bỏ học là một vấn đề lớn và có liên quan đến tỷ lệ nhập học giảm ở mỗi cấp học cao hơn tiếp theo. Gần 80% HS rời khỏi hệ thống giáo dục trước khi hoàn thành chương trình học ở cấp THCS. Hiện, có khoảng hai triệu trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường trên khắp Nepal.
Video đang HOT
Nepal cần cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại hy vọng và ước mơ cho thanh thiếu niên. Ảnh: Nepalitimes
Tuy nhiên, làm thế nào mà lời hùng biện của chính phủ về giáo dục lại trái ngược với thực tế? Mục tiêu chính của giáo dục ở Nepal là góp phần phát triển lực lượng lao động và xóa đói giảm nghèo. Thật vậy, công chúng mong đợi một nền giáo dục mang lại kết quả cuộc sống tốt hơn cho chính họ và con cái của họ. Họ muốn có việc làm tốt và mức sống cao hơn.
Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thị trường lao động cũng muốn giáo dục cung cấp một lượng dân cư có kỹ năng và sẵn sàng làm việc hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường khả năng chuyển tiếp dễ dàng từ trường học sang nơi làm việc là những vấn đề chính mà thanh niên Nepal, gia đình và các nhà hoạch định chính sách của họ phải đối mặt.
Nhưng sự tập trung của chính phủ vào việc đạt được nền giáo dục cơ bản trong tình trạng kinh tế hiện nay không phải lúc nào cũng cung cấp kiến thức và kỹ năng để bảo đảm việc làm, nguồn thu nhập và con đường thoát nghèo. Với sự ưu tiên của các nguồn lực cho giáo dục phổ thông những thanh niên không còn đi học phần lớn không được hỗ trợ trong quá trình chuyển tiếp đi làm.
Thanh niên đạt trình độ học vấn cao hơn ở Nepal cũng phát triển các kỹ năng không phù hợp với thị trường lao động. Sự tập trung quá lớn vào các kỹ năng học thuật – thị trường lao động không có khả năng hấp thụ tất cả SV tốt nghiệp có nguyện vọng vào các công việc quản lý và chuyên môn cao. Trên thực tế, hệ thống giáo dục tạo ra một lượng lớn thanh niên thất nghiệp có trình độ học vấn mà không có mối liên hệ rõ ràng với nhu cầu thị trường lao động. Điều này đặt ra câu hỏi về chất lượng và mức độ phù hợp thực tế của giáo dục ở Nepal.
Việc giữ chân học sinh là một thách thức dai dẳng. Ảnh: Nepalitimes
Giáo dục tư nhân gây bất bình đẳng
Chính sách giáo dục tập trung vào việc cung cấp chất lượng giáo dục cho tất cả mọi người, nhưng sự tồn tại của hai loại trường học – công lập và tư thục – đã cản trở điều này. Các bậc cha mẹ thường thích gửi con cái họ đến các trường tư thục. Họ tin rằng, trường tư sẽ cung cấp nền giáo dục chất lượng cao với lợi tức đầu tư tốt hơn và cải thiện kết quả cuộc sống. Các nhà tuyển dụng cũng xem các SV tốt nghiệp từ trường tư thục có năng lực và trình độ cao hơn. Nhưng chỉ HS, SV thuộc gia đình khá giả mới có thể vào các trường tư thục này.
Giáo dục thường là một công cụ chính để giải quyết bất bình đẳng, nhưng hệ thống giáo dục tư nhân ở Nepal thay vào đó lại tiếp tục duy trì tình trạng bất bình đẳng. Nó làm gia tăng sự phân hoá xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp, giới tính và các dân tộc, làm tăng sự phân hoá giàu nghèo. Việc tư nhân hóa giáo dục cũng giúp tăng cường ý thức giai cấp ở những giai đoạn đầu của thời thơ ấu. Khi trẻ bắt đầu đi học, chúng ngay lập tức phải đối mặt với sự phân tầng xã hội.
Nepal cần cải thiện hệ thống giáo dục để giáo dục không chỉ mang lại hy vọng và ước mơ cho thanh thiếu niên mà còn giúp họ thực hiện những ước mơ đó. Chính phủ phải nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục công, và khẩn trương thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa giáo dục và thị trường lao động để tạo ra nhiều SV tốt nghiệp sẵn sàng làm việc.
Giáo dục cũng phải được định hướng theo nhu cầu. Các chương trình giảng dạy của trường học và đại học cần được xem xét lại với sự tham gia có ý nghĩa của các nhà tuyển dụng. Nhấn mạnh và đầu tư vào TVET, đặc biệt là nhắm vào những người không theo đuổi giáo dục ĐH.
Bằng cách bảo đảm đáp ứng các ưu tiên này, giáo dục có thể hoạt động như một công cụ để giảm bất bình đẳng ở Nepal. Hệ thống giáo dục Nepal và các nhà hoạch định chính sách của đất nước này phải nỗ lực để đạt được một hệ thống giáo dục công bằng hơn, bình đẳng hơn.
Trung Quốc cảnh báo 'dạy thế lực nước ngoài một bài học'
Quan chức Trung Quốc phụ trách Hong Kong Lạc Huệ Ninh tuyên bố "thế lực bên ngoài" sẽ phải trả giá nếu can thiệp vào tình hình đặc khu.
"Chúng tôi sẽ dạy cho các thế lực nước ngoài một bài học nếu có ý định sử dụng Hong Kong như một con tốt", Giám đốc Văn phòng Liên lạc Chính quyền Trung ương tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh nói với báo giới trong một lễ kỷ niệm hôm nay.
Đây là buổi lễ đánh dấu "ngày giáo dục" cư dân Hong Kong về luật an ninh quốc gia, được tổ chức nhằm thúc đẩy đạo luật mới được quốc hội Trung Quốc thông qua từ năm ngoái.
Giám đốc Văn phòng Liên lạc Chính quyền Trung ương Trung Quốc tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh phát biểu trong lễ kỷ niệm ngày giáo dục luật an ninh quốc gia hôm nay. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh ban hành với Hong Kong từ tháng 6 năm ngoái, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để đe dọa an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Mỹ và nhiều nước phương Tây bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ đạo luật này làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Trong khi đó, giới chức Hong Kong và Bắc Kinh cho rằng luật sẽ giúp bịt kín những lỗ hổng trong bảo vệ an ninh quốc gia bị phơi bày sau nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình làm rung chuyển Hong Kong.
Hơn 100 chính trị gia Anh đầu tuần này đã gửi thư yêu cầu chính quyền Thủ tướng Boris Johnson mở rộng danh sách các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc "vi phạm nhân quyền nghiêm trọng".
Trong Ngày Giáo dục luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong, giới chức đặc khu sẽ tổ chức các hoạt động, trò chơi và chương trình trong trường học cũng như các cuộc diễu hành của cảnh sát và các lực lượng khác.
Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3 cũng thông qua kế hoạch cải cách bầu cử Hong Kong, dự kiến giảm số ghế được bầu trực tiếp trong cơ quan lập pháp từ một nửa xuống còn 1/5.
Mỹ, Anh và các nước phương Tây xem cải cách hệ thống bầu cử là nỗ lực loại bỏ "bất đồng chính kiến" và làm suy yếu nghiêm trọng thể chế dân chủ của Hong Kong. Bắc Kinh khẳng định vấn đề ở Hong Kong là chuyện nội bộ và cáo buộc các thế lực bên ngoài đang âm mưu gây rối ở đặc khu.
Bộ ảnh tưởng nhớ Hoàng thân Philip của Thái tử Charles Cuộc đời Hoàng thân Philip tái hiện qua bộ ảnh bằng video dài hơn một phút đăng trên tài khoản mạng xã hội của Thái tử Charles. "Trong suốt cuộc đời, Công tước xứ Edinburgh đã liên kết với 992 tổ chức trong mọi lĩnh vực bao gồm công nghệ, bảo tồn, giáo dục và phúc lợi thanh niên", video tưởng nhớ Hoàng...