Hệ thống giám sát ngặt nghèo giúp chính quyền Trung Quốc xác nhận người nghi nhiễm virus corona thế nào?
Hệ thống giám sát giúp chính quyền Trung Quốc phát hiện ra các trường hợp từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh, qua đó khoanh vùng và xác nhận các đối tượng có khả năng lây nhiễm.
Khi người đàn ông ở Hàng Châu trở về nhà sau một chuyến công tác, cảnh sát địa phương liên lạc với anh ta. Họ lần theo biến số xe và phát hiện anh ta vừa tới Ôn Châu, nơi ghi nhận hàng loạt ca nhiễm virus corona dù cách xa tâm chấn Vũ Hán.
Người đàn ông được yêu cầu ở nhà trong 2 tuần.
Sau khoảng 12 ngày, do quá chán cảnh tù túng, anh ta ra ngoài sớm. Lần này, không chỉ cảnh sát liên hệ, ông chủ của anh ta cũng làm vậy. Anh này bị một camera được trang bị công nghệ nhận dạng khuôn mặt gần đó phát hiện ở Tây Hồ. Chính quyền lập tức gửi cảnh báo tới công ty của anh ta.
“Tôi hơi bị sốc bởi khả năng và hiệu quả của mạng lưới giám sát hàng loạt. Về cơ bản, chúng có thể theo dõi chuyển động của chúng tôi nhờ công nghệ AI và một nguồn dự liệu lớn ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào”, người đàn ông cho biết.
Một camera giám sát được lắp đặt gần quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)
Người Trung Quốc từ lâu nhận thức được họ bị theo dõi bởi hệ thống giám sát điện tử tinh vi bậc nhất thế giới. Dịch viêm phổi cấp lần này đưa công nghệ đó ra khỏi bóng tối như một công cụ để chính quyền giám sát, kiểm soát xã hội bằng công nghệ cao.
Video đang HOT
Các công ty camera an ninh và trí tuệ nhân tạo tự hào rằng hệ thống của họ có thể quét đường phố, phát hiện những người bị sốt nhẹ, nhận ra khuôn mặt của họ ngay cả khi họ đeo khẩu trang và báo cáo với chính quyền.
Nếu một bệnh nhân lên tàu hỏa, một hệ thống có thể cung cấp danh sách tên những người ngồi gần họ.
Các ứng dụng trên điện thoại có thể cho biết người dùng từng di chuyển trên cùng một chuyến bay hoặc một chuyến tàu với người mang virus đã được xác nhận và bản đồ hiển thị cho họ vị trí các tòa nhà nơi các bệnh nhân đang điều trị.
Một số người Trung Quốc giờ đây đang dần chấp nhận sự giám sát chặt chẽ này như một biện pháp để chống lại dịch bệnh.
“Trong một số trường hợp, các cá nhân có thể coi điều này là hợp lý ngày cả khi họ không được thông báo cụ thể về điều đó”, ông Carolyn Bigg, đối tác tại công ty luật DLA Piper ở Hong Kong cho biết.
Các công ty viễn thông Trung Quốc từ lâu âm thầm theo dõi các chuyển động của người dùng. China Mobile trong tuần này giới thiệu chức năng đó như một dịch vụ, qua đó gửi tin nhắn văn bản tới cư dân Bắc Kinh, nói với người dùng họ có thể kiểm tra mình ở đâu trong hơn 30 ngày qua. Họ không giải thích lý do vì sao người dùng cần điều này, nhưng dịch vụ này có thể hữu ích nếu một ai đó bị chính quyền nghi ngờ về các chuyến đi gần đây.
“Trong thời đại dữ liệu lớn và Internet, các chuyển động của mỗi người được nhìn thấy rõ ràng. Vì vậy, chúng ta khác với thời điểm bùng nổ SARS. Với những công nghệ mới như vậy, chúng ta nên tận dụng chúng để tìm nguồn lây nhiễm”, nhà dịch tễ học Li Lanjuan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CCTV tuần trước.
Bộ Công nghiệp Trung Quốc trong thông báo gửi tới các công ty và Viện nghiên cứu AI của Trung Quốc trong tuần này kêu gọi họ giúp chống lại sự bùng phát của dịch corona. Các công ty lập tức hưởng ứng.
Công ty nhận dạng khuôn mặt Megvii cho biết hôm 4/2 rằng họ đã phát triển một cách mới để phát hiện và xác nhận những người bị sốt với sự trợ giúp của các Bộ Khoa học và công nghiệp. Hệ thống AI đo nhiệt độ mới của họ đang được thử nghiệm tại một quận ở Bắc Kinh. Hệ thống này xác định nhiệt độ bằng máy ảnh nhiệt và sử dụng dữ liệu cơ thể, khuôn mặt để xác định các cá nhân
SenseTime, một công ty AI hàng đầu khác, cho biết họ đã xây dựng một hệ thống tương tự được sử dụng đặt tại lối vào các tòa nhà giúp xác định những người đeo khẩu trang, khắc phục điểm yếu công nghệ trước đó.
Công ty camera giám sát Chiết Giang Dahua có thể phát hiện sốt bằng camera hồng ngoại với sai số chỉ 0,3 độ C.
Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã, ông Zhu Jiansheng thuộc Học viện Khoa học Đường sắt Trung Quốc giải thích cách công nghệ có thể phát hiện các trường hợp từng tiếp xúc với bệnh nhân.
“Chúng tôi sẽ lấy thông tin liên quan về hành khách, bao gồm số chuyến tàu, số khoang họ ngồi, thông tin về các hành khách gần họ, chẳng hạn như những người ngồi ở 3 hàng ghế trước và sau người đó. Chúng tôi sẽ trích xuất thông tin sau đó cung cấp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh có liên quan”, ông này cho hay.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Mắc kẹt trên biển vì virus Corona: Tất cả chúng tôi đều rất sợ hãi!
Một phụ nữ bị cách ly trên biển trong tàu du lịch Diamond Princess ở ngoài khơi Nhật Bản - nơi 46 người đã xét nghiệm dương tính với virus Corona - đã chia sẻ nỗi lo lắng, sợ hãi trong những ngày này.
Hàng nghìn người đang mắc kẹt trên một con tàu du lịch vì virus Corona
"Mọi thứ thay đổi trong nháy mắt. Bạn biết đấy, hôm qua tôi còn ở trên một con tàu du lịch, thực sự rất vui với nhiều chương trình giải trí, tôi có thể bơi còn hôm nay tôi cảm thấy như đang ở trong một nhà tù", Julie Choy - hành khách trên tàu du lịch Diamond Princess có 46 người đã xét nghiệm dương tính với virus Corona bị cách ly trên biển Nhật Bản chia sẻ.
Abc7news dẫn lời Julie cho biết, cô bị mắc kẹt trong phòng ở trên tàu. Cô bắt đầu Kỳ nghỉ 15 ngày trên tàu Diamond Princess vào ngày 20/1 và 5 ngày sau, một người đàn ông trên tàu đã xét nghiệm dương tính với virus Corona.
Tính đến nay, 46 người đã xét nghiệm dương tính với virus Corona, trong đó có 11 người Mỹ. Tàu Diamond Princess hiện đang được lệnh neo đậu ngoài khơi Nhật Bản.
Mặc dù Choy không có triệu chứng ốm nhưng cô bắt đầu có thói quen hàng ngày là đo nhiệt độ của cơ thể. Thức ăn được để ở cửa phòn cô. Cô chỉ được phép rời khỏi cabin của mình 4 ngày một lần trong một tiếng rưỡi. Phòng không có cửa sổ nên "mỗi ngày và mỗi giờ đều rất dài và giống nhau" đối với Choy.
Cũng theo Choy, mặc dù cô và gia đình vẫn cảm thấy ổn nhưng nhiều người trên tàu đang muốn phát điên. Khoảng 3.700 người đang mắc kẹt ở trên tàu. Hành trình ban đầu được cho là kéo dài trong 2 tuần nhưng hành khách giờ đây sẽ bị cách ly trên tàu trong một tháng cho đến ngày 19/2.
Dịch virus Corona khởi phát ở thành phố Vũ Hán đến nay đã lan ra gần 30 quốc gia trên thế giới và khiến hơn 700 người thiệt mạng, hơn 30.000 người bị bệnh.
Theo danviet.vn
Dịch Corona: Vũ Hán siết 'vòng kim cô' Khi Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan đến Vũ Hán ngày 6/2, bà nhấn mạnh thành phố đang trong một cuộc chiến và không được có người đào ngũ. Chính quyền Trung Quốc từ ngày 6/2 áp dụng các biện pháp ngày càng quyết liệt ở Vũ Hán để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus họ corona mới (nCoV),...