Hệ thống điện máy Vinpro bắt đầu đóng cửa, website ngừng hoạt động
Sau khi thông báo sẽ giải thể chuỗi siêu thị điện máy Vinpro, các cửa hàng tại trung tâm thương mại và website của Vinpro ngừng hoạt động.
Chuỗi siêu thị điện máy Vinpro “cửa đóng then cài”
Sau khi tuyên bố sẽ giải thể chuỗi siêu thị điện máy Vinpro trong tháng 12/2019, Vingroup đã cho ngừng hoạt động chuỗi siêu thị này tại các trung tâm thương mại ở Hà Nội.
Theo ghi nhận của VTCNews, sáng 20/12 các cửa hàng thuộc chuỗi siêu thị điện máy Vinpro tại Hà Nội đang đóng cửa và có thông báo ngừng bán hàng để phục vụ việc kiểm kê.
Chuỗi siêu thị điện máy VinPro tại tầng 2 trung tâm thương mại khu đô thị Royal City cũng không còn hoạt động.
N goài cửa có thông báo ngừng bán hàng để phục vụ công tác kiểm kê.
Khu vực bảo hành điện thoại cũng không hoạt động.
Tại trung tâm thương mại Vincom Nguyễn Chí Thanh, siêu thị VinPro cũng trong tình trạng tương tự.
Video đang HOT
Phía bên trong hàng hóa vẫn được trưng bày với những biển quảng cáo mua trả góp lãi suất 0%.
Website ngừng hoạt động
Trang web của chuỗi siêu thị điện máy VinPro có tên miền https://vinpro.vn cũng đã ngừng hoạt động chính thức vào ngày 19/12. Khi truy cập vào địa chỉ trên chỉ hiện ra thông báo website chính thức ngừng hoạt động từ ngày 19/12, mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng có thể liên hệ tổng đài.
Sau hơn một năm mua lại chuỗi bán lẻ Viễn Thông A, Vingroup đã hợp nhất trang web của Viễn Thông A vào vinpro.vn. Trang facebook của Viễn Thông A cũng được đổi tên thành VinPro. Như vậy, VinPro đã chính thức ngừng hoạt động sau 4 năm hoạt động. Chuỗi siêu thị này có 249 cửa hàng trên cả nước trước khi có thông báo giải thể.
Sáng 18/12, Vingroup ra thông báo giải thể chuỗi điện máy VinPro, đồng thời sáp nhập sàn thương mại điện tử Adayroi và VinID và chính thức rút khỏi mảng bán lẻ. Vingroup cho biết các cán bộ nhân viên có năng lực phù hợp, và có nhu cầu sẽ được giữ lại để chuyển sang làm việc tại các công ty thành viên khác trong tập đoàn. “Tất cả nhân viên VinPro sẽ được nhận lương tháng 13, thưởng Tết Canh Tý 2020 và phần thưởng thêm, nhằm tri ân những đóng góp trong thời gian qua”, thông báo của Vingroup cho biết.
“Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, tái cấu trúc hoặc giải thể các công ty con không thuộc ưu tiên cốt lõi để tập trung nguồn lực cho những dự án lớn, đủ sức đưa Vingroup trở thành một tập đoàn có tầm vóc trên trường quốc tế”, CEO Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang cho biết.
Theo Ngọc Khánh/VTC News
Vingroup đã đổ bao nhiêu tiền vào VinPro trước khi giải thể?
Thông qua giao dịch góp vốn và cho vay, Vingroup đã rót hàng nghìn tỷ vào VinPro trước khi giải thể. Tập đoàn này từng thâu tóm cả chuỗi Viễn Thông A để tăng thị phần.
Vingroup vừa cho biết sẽ giải thể toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro ngay trong tháng 12 này. Theo đại diện tập đoàn, đây là bước tiếp theo trong lộ trình tái cơ cấu để tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực ưu tiên cốt lõi là công nghiệp - công nghệ.
Trước đó, tập đoàn này cũng đã công bố việc hoán đổi cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và VinMart cho đối tác Masan.
Rót hàng nghìn tỷ cho VinPro
Tương tự như VinMart và VinMart , chuỗi điện máy VinPro nằm trong chiến lược tham gia thị trường bán lẻ của Vingroup. Thời điểm tập đoàn mở rộng đầu tư bán lẻ, VinPro cũng được đổ hàng nghìn tỷ để mở rộng và cạnh tranh thị phần với hai đối thủ lớn nhất Thế giới Di động và Nguyễn Kim.
Theo đó, Vingroup bắt đầu tham vọng thị trường bán lẻ điện máy từ đầu năm 2015 khi thành lập Công ty TNHH VinPro với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó, tập đoàn mẹ góp 940 tỷ, chiếm 94% vốn sở hữu.
Số tiền Vingroup rót vào chuỗi điện máy khi đó lớn thứ 2 trong các khoản đầu tư chi ra cho năm 2015, chỉ sau 1.811 tỷ đồng rót vào Công ty Mễ Trì để làm bất động sản. Tuy nhiên, cùng năm, tập đoàn mẹ đã vay lại 550 tỷ đồng từ Công ty VinPro và chỉ trả 70 tỷ tiền gốc vay đến cuối năm.
Vingroup tuyên bố giải thể VinPro. Ảnh: VinPro.
Sau 1 năm hoạt động độc lập, VinPro cùng với VinEcom và Công ty Siêu Tốc được sáp nhập vào Công ty VinCommerce (chuyên mảng bán lẻ cùng với chuỗi VinMart và VinMart ) vào năm 2016. VinCommerce lúc này có vốn điều lệ hơn 7.100 tỷ đồng, Vingroup sở hữu trực tiếp 23,4%, tương đương 1.665 tỷ đồng vốn góp nhưng vẫn gián tiếp sở hữu thông qua công ty con - Tân Liên Phát. Hoạt động đầu tư của Vingroup vào VinPro từ đó thông qua VinCommerce.
Giai đoạn 2015-2017, tập đoàn mẹ và VinCommerce đã có hàng loạt giao dịch vay và cho vay lẫn nhau với giá trị hàng nghìn tỷ. Riêng năm 2016, Vingroup đã cho VinCommerce vay 3.664 tỷ đông, đồng thời cũng vay lại của chính công ty này 2.550 tỷ đồng.
Đến năm 2017, tập đoàn mẹ lại cho công ty con này vay 1.955 tỷ đòng để bổ sung vốn lưu động kinh doanh.
Năm 2017, số tiền lưu chuyển giữa VinCommerce và tài khoản quản lý tiền tập trung của Vingroup lên tới 18.683 tỷ đồng, nhiều nhất trong tất cả dòng tiền qua tài khoản tập trung từ các công ty con. Điều này cho thấy Vingroup từng đầu tư rất nhiều cho mảng bán lẻ mà cốt lõi là chuỗi siêu thị VinMart, VinMart và VinPro.
Đến tháng 3/2018, khi tập đoàn này gia tăng đầu tư vào VinFast và mở mới Vinsmart, Vingroup một lần nữa tách VinPro ra khỏi VinCommerce. Cùng năm, tập đoàn mẹ đã rót thêm 1.792 tỷ đồng cho VinPro thông qua giao dịch cho vay với lãi suất 9%, đáo hạn tháng 12/2019.
Theo báo cáo tài chính quý III/2019, số vốn đầu tư của Vingroup vào VinPro đến cuối tháng 9 năm nay đạt 556 tỷ đồng, tăng 214 tỷ đồng so với đầu năm và sở hữu 100% vốn công ty.
Giao dịch cho vay cũng giảm đáng kể khi tập đoàn mẹ chỉ rót thêm 195 tỷ đồng vào công ty con này. Đến cuối tháng 9, VinPro vẫn còn khoản vay 1.927 tỷ đồng với tập đoàn mẹ.
Tính trong gần 5 năm qua, Vingroup đã rót hàng nghìn tỷ thông qua việc góp vốn, cho vay để mở rộng hệ thống VinPro. Tuy nhiên, cùng với việc thay đổi chiến lược và hoạt động kém hiệu quả, Vingroup đã chính thức từ bỏ mảng bán lẻ với VinPro, VinMart và VinMart .
Hụt hơi trong cuộc đua với Thế giới Di động
Tương tự VinMart, VinMart , chuỗi điện máy VinPro từng mang nhiều kỳ vọng của Vingroup khi được đầu tư nhiều tiền và mở rộng quy mô thông qua M&A.
Thành lập đầu năm 2015, đến tháng 2/2016, chuỗi điện máy này đã có 115 cửa hàng VinPro, VinPro , đồng thời chiếm vị trí đẹp nhất trong các trung tâm thương mại Vincom của tập đoàn.
VinPro khi đó cũng là chuỗi điện máy lớn nhất thị trường khi Điện máy Xanh của Thế giới Di động mới gia nhập thị trường và có 69 siêu thị vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, ngay trong năm 2016, Vingroup đã thu hẹp mạng lưới của VinPro khi đóng cửa chuỗi VinPro . Đến cuối năm đó, số lượng siêu thị điện máy của công ty chỉ còn 24, trong khi phía Điện máy Xanh cao gấp hơn 10 lần, đạt 250 siêu thị.
Những năm sau đó, số lượng siêu thị VinPro chỉ tăng theo số lượng của các TTTM Vincom. Trong khi đó, Thế giới Di động và Nguyễn Kim liên tục mở rộng các cửa hàng bên ngoài để tăng độ phủ thị trường.
Năm 2018, VinPro tham vọng lớn khi thâu tóm chuỗi cửa hàng điện tử Viễn Thông A. Mức giá mà Vingroup phải chi ra cho thương vụ vỏn vẹn 39 tỷ đồng do các cửa hàng này đang hoạt động không hiệu quả.
Báo cáo tài chính cho biết giá trị tài sản thuần của chuỗi cửa hàng này tại thời điểm Vingroup mua lại chỉ đạt 2,3 tỷ. Tính từ 1/1/2018 đến khi được mua lại (21/8/2018), công ty này đã lỗ trước thuế 226 tỷ đồng.
Việc sáp nhập Viễn Thông A cũng không giúp VinPro có cửa cạnh tranh với Điện máy Xanh khi số lượng cửa hàng mang thương hiệu này đến cuối năm 2018 mới đạt 242 siêu thị và cửa hàng. Con số bên phía Điện máy Xanh lúc này đã là 750 điểm.
Hiện tại, website của VinPro cho hay chuỗi đang sở hữu 249 siêu thị, cửa hàng điện tử trên cả nước. Còn con số cửa hàng điện máy bên phía Thế giới Di động là 937 siêu thị, nếu tính cả cửa hàng điện thoại thuộc sở hữu của chuỗi này, con số lên tới 1.946 điểm.
Theo Zing.vn
Trước giờ giao dịch 18/12: Lưu ý thông tin của SCR, FMC, TNG Áp lực giảm điểm của thị trường có thể còn gia tăng, khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ phải chịu áp lực điều chỉnh do hoạt động cơ cấu của quỹ ETFs và đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 12. Ảnh minh họa. Quốc tế Chỉ số Dow Jones tăng nhẹ lên 31,27 điểm, khoảng 0,1% và lập đỉnh mới...