Hệ thống đảo trên hồ Trị An: Tiềm năng chưa khai thác hết
Khu vực hồ Trị An hiện có 76 đảo lớn nhỏ với diện tích mỗi đảo từ 0,1ha trở lên. Trong đó, chỉ một số ít đảo có người dân sinh sống.
Các đảo nói trên rất thuận lợi cho phát triển điện năng lượng mặt trời và làm du lịch, nhưng nhiều năm nay vẫn chưa khai thác được tiềm năng.
Đồ họa thể hiện số lượng các đảo và cù lao trên địa bàn tỉnh hiện nay (Thông tin: Hương Giang – Đồ họa: Hải Quân)
Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, hiện có một số đảo đã được người dân, doanh nghiệp khai thác làm du lịch nhưng trong đó chỉ có 3 đảo được đầu tư bài bản, còn lại chỉ mang tính tự phát. Các đảo còn lại được người dân trồng điều, xoài, tràm, chuối.
* Khai thác đảo để phát triển kinh tế
Hệ thống đảo nằm rải rác trên hồ Trị An hầu hết đều có phong cảnh rất đẹp là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách cho tỉnh và tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân trong vùng. Theo các chuyên gia về kinh tế, các đảo trên rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm, thực hiện các dự án điện mặt trời. Nếu khai thác tốt, các đảo trên có thể liên kết tạo thành một tour du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.
Đa số các đảo trên có diện tích từ 0,1-4ha, một số đảo có diện tích lớn hơn 10ha. Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 5 đảo phát triển du lịch gồm đảo Ó, đảo Đồng Trường, đảo Cao Minh, đảo Năm Bầu, đảo Trường Đảng. Trong đó, đảo Ó, đảo Đồng Trường và đảo Cao Minh được đầu tư khá bài bản, thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Muốn đến các đảo trên thì phải di chuyển bằng ca nô, tàu, thuyền từ 10-30 phút.
Các đảo trên hồ Trị An có tổng diện tích trên 100ha là khi mực nước hồ lên đến 62m, thời điểm nước hồ rút xuống dưới 60m, diện tích đảo tăng thêm khá nhiều. Các đảo chủ yếu nằm ở địa bàn xã Mã Đà, Phú Lý (H.Vĩnh Cửu) và xã La Ngà, Thanh Sơn, Túc Trưng (H.Định Quán).
Ông Phạm Thanh Tân, Trạm phó Trạm Kiểm lâm số 1 trên hồ Trị An cho biết: “Các đảo hiện tập trung ở khu vực H.Định Quán, H.Vĩnh Cửu. Trong đó, diệc tích lớn nhất là đảo Đồng Trường với khoảng 22ha. Đa số các đảo đều không có dân sinh sống nên rất thuận lợi trong thu hút đầu tư các dự án về du lịch để phát triển kinh tế cho địa phương”.
Gần đây, xu hướng của nhiều du khách là thích du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh và còn hoang sơ. Các đảo trên hồ Trị An có lợi thế nằm cách trung tâm TP.HCM từ 60-65km nên người dân có thể đi xe máy, ô tô đến bến tại xã Mã Đà (H.Vĩnh Cửu), gửi xe tại bến và thuê ca nô, tàu, thuyền khám phá hồ và các đảo.
Giám đốc Sở VH-TTDL Lê Kim Bằng nhận xét: “Hệ thống đảo trên hồ Trị An có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Các địa phương nên phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030 và quy hoạch xây dựng để phát triển du lịch. Có quy hoạch đầy đủ sẽ dễ dàng thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư dự án”. Cũng theo ông Bằng, các đảo, hồ, thác phát triển du lịch sinh thái có thể đem lại doanh thu vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng/ha/năm.
Video đang HOT
Hồ Trị An còn rất nhiều đảo hoang sơ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
Làm một phép tính nhanh, nếu các đảo trên hồ Trị An mời gọi được các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài có kinh nghiệm, vốn lớn đầu tư phát triển du lịch, có thể đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, khi du lịch phát triển sẽ kéo theo lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển. Đồng thời, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động các địa phương, những làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng có thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Hiện Đồng Nai có hàng chục nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc có thể liên kết với các khu, điểm du lịch để tiêu thụ như: gỗ mỹ nghệ, thổ cẩm, gốm, đá mỹ nghệ, mây tre đan, bột sắn dây, cốm, bánh gai, nấm các loại, bánh tráng, rượu bưởi, trầm hương…
* Cần quy hoạch đồng bộ
Hồ Trị An ngoài mục tiêu phát triển thủy điện thì còn những tiềm năng khác có thể khai thác phát triển kinh tế. Đặc biệt, hồ Trị An đã nằm trong quy hoạch du lịch quốc gia nên sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút các dự án đầu tư trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong mời gọi đầu tư của tỉnh vào lĩnh vực du lịch sinh thái đòi hỏi các dự án phải đảm bảo cùng lúc những yêu cầu như: khai thác tiềm năng sẵn có, tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương và giữ được môi trường ít bị ảnh hưởng. Thế nhưng, để thực hiện được những yêu cầu trên tỉnh cần có quy hoạch tổng thể, chi tiết và đồng bộ từ quy hoạch sử dụng đất đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch du lịch, quy hoạch năng lượng cho phù hợp.
Trên hồ Trị An có một số đảo có diện tích lớn là đảo Đồng Trường, đảo Ó, đảo Hai Đính, đảo Năm Bầu, đảo Bảy Xệ, đảo Bà Hương, đảo Bơ, đảo Hai Quay, đảo Ba Quy…
Phó giám đốc Sở Công thương Thái Thanh Phong cho biết: “Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và muốn đầu tư một số dự án điện mặt trời trên hồ Trị An. Đây là lĩnh vực đang được Chính phủ khuyến khích phát triển, vì góp phần đảm bảo sản lượng điện cho quốc gia và ít tác động tiêu cực đến môi trường. Vừa qua, tỉnh đã đề xuất Trung ương cho phát triển dự án điện mặt trời trên hồ Trị An (trong đó có các đảo) nhưng Bộ Công thương chưa phê duyệt”.
Ông Phong còn chia sẻ thêm, sau khi Bộ Công thương chấp thuận cho đầu tư các dự án điện mặt trời trên hồ Trị An, Sở sẽ phối hợp cùng với các sở, ngành, địa phương làm quy hoạch và cập nhật vào quy hoạch tỉnh. Có quy hoạch đầy đủ, đồng bộ, thu hút đầu tư thuận lợi hơn và doanh nghiệp được cấp phép dự án triển khai nhanh hơn vì không phải chờ đợi bổ sung quy hoạch.
Đảo Cao Minh là một trong số ít đảo đang được đầu tư phát triển du lịch
Hai lĩnh vực có thể khai thác đem lại doanh thu lớn cho hồ Trị An và các đảo là du lịch, điện mặt trời, song cũng cần có quy hoạch tổng thể. Trong đó, quy hoạch của hai lĩnh vực trên cần hài hòa, thống nhất để không bị chồng chéo, tránh việc khi triển khai dự án phải điều chỉnh quy hoạch mất rất nhiều thời gian có thể từ 1-3 năm.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng Quản lý du lịch Sở VH-TTDL cho hay: “Trong quy hoạch, các đảo trên hồ Trị An sẽ phát triển du lịch sinh thái, nhưng tới đây khi có doanh nghiệp đầu tư vào, Sở sẽ tư vấn để các đơn vị đầu tư cho ra sản phẩm riêng biệt, không bị trùng lặp với nhau. Như vậy có thể kết nối tạo thành tour du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách”. Ông Hậu cũng cho biết thêm, việc phát triển các dự án điện mặt trời trên hồ và các đảo sẽ được Sở góp ý là nên tách bạch, đảo nào làm du lịch, đảo nào làm điện mặt trời để không ảnh hưởng đến nhau.
Hồ Trị An có diện tích rộng hơn 32 ngàn ha, do Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai quản lý. Thời gian qua, hồ Trị An mới chỉ khai thác được thủy điện, đánh bắt thủy sản còn khai thác du lịch rất hạn chế.
Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Phó giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai cho biết: “Khu Bảo tồn đang lên phương án sử dụng đất của từng đảo để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trình UBND tỉnh phê duyệt. Có đầy đủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ thu hút đầu tư các dự án lớn dễ dàng hơn”.
Theo các doanh nghiệp, những tiêu chí để họ chọn đầu tư là nơi triển khai dự án có nhiều tiềm năng, các quy hoạch phải đồng bộ, khu vực thực hiện dự án có giao thông kết nối thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng, khi gặp khó khăn, vướng mắc được chính quyền hỗ trợ giải quyết kịp thời. Tại Đồng Nai, tiềm năng từ các đảo rất lớn, giao thông kết nối tương đối hoàn thiện, tỉnh xác định du lịch là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nên tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư vào. Vấn đề còn lại là đồng bộ các quy hoạch và tập trung xúc tiến đầu tư để mời doanh nghiệp đầu tư vào các đảo.
Du lịch chăm sóc sức khỏe
Ngày nay, khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu, nhiều gia đình đã chọn những khu du lịch (KDL.
Điểm nghỉ dưỡng có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để vừa tận hưởng du lịch vừa trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Du khách du ngoạn tại Bàu nước nóng - Thác Mai (H.Định Quán) bằng thuyền hơi. Ảnh: Hải Quân
Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe hiện đang phát triển khá mạnh ở các nước phát triển trên thế giới, trong đó có một số quốc gia châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... Ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng, mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe cũng đã xuất hiện trong những năm gần đây và đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư.
* Tắm khoáng giữa không gian xanh
Một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây tại TP.Biên Hòa là Khu nghỉ dưỡng bùn khoáng và thảo dược thiên nhiên Thiền Tâm (P.Phước Tân, KDL Thiền Tâm) với những dịch vụ tắm nước khoáng, bùn khoáng, thảo dược được nhiều du khách đánh giá cao.
Bà Nguyễn Thị Ánh Loan (ngụ xã Trà Cổ, H.Trảng Bom) cho biết, lần đầu tiên bà Loan biết đến KDL Thiền Tâm từ sự giới thiệu của một số bạn bè lớn tuổi đã từng đến đây để điều trị phục hồi chức năng. Gần đây, khi biết KDL Thiền Tâm có thêm dịch vụ tắm bùn khoáng, thảo dược và hồ nước khoáng nên bà đã tổ chức cho cả gia đình cùng đến vào ngày nghỉ cuối tuần. Cảm nhận sau lần tắm bùn khoáng đầu tiên đã tạo ấn tượng với bà Loan bởi sự dễ chịu, cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng.
Đến KDL Thiền Tâm, ngoài trải nghiệm các dịch vụ về sức khỏe, khách tham quan còn khá thích thú với không gian xanh được bày trí khéo léo, tạo cảm giác tự nhiên trong một quần thể núi đá, cỏ cây xen lẫn bởi những hồ tắm nước khoáng lớn, nhỏ. Chị Trần Thị Thu Nguyệt, một du khách đến từ TP.HCM cho biết, các con của chị rất thích tắm tại những hồ nước khoáng, ngay tại các hồ được tạo tiểu cảnh bằng hệ thống phun nước tự động, thác nước, ghềnh tràn, tắm ôn tuyền liệu pháp, tắm Jacuzzi (bồn tắm massage), chơi các máng trượt và các đài phun nước...
Khách du lịch tắm hồ nước khoáng tại Khu du lịch Thiền Tâm (P.Phước Tân, TP.Biên Hòa). Ảnh: N.Liên
Từ TP.Biên Hòa, đi theo hướng quốc lộ 1 về ngã tư Dầu Giây và đi tiếp hơn 40km trên quốc lộ 20 để tìm đến một địa điểm được rất nhiều người biết đến, đó là KDL Thác Mai - Bàu nước nóng (xã Gia Canh, H.Định Quán). Tuy chưa được đầu tư, khai thác bài bản nhưng vào ngày cuối tuần, KDL Thác Mai - Bàu nước nóng vẫn thu hút khách từ nhiều nơi tìm về để trải nghiệm rừng cũng như thưởng thức ngâm chân vào dòng nước khoáng thiên nhiên quanh năm có độ nóng lên đến 360C.
KDL Thác Mai - Bàu nước nóng nằm giữa rừng sâu, cách quốc lộ 20 khoảng 20km, nơi đây dù đã được nhiều người biết đến nhưng phong cảnh vẫn còn nguyên nét hoang sơ. Bà Trần Thị Quý (ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) là một trong những vị khách quen thuộc với KDL Thác Mai từ nhiều năm nay cho biết, khoảng 5 năm trước, trung bình 1 tháng 2 lần, bà và một nhóm bạn thường thuê xe về đây để tắm và ngâm chân từ dòng nước khoáng nóng vì bà thấy cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt hơn, bớt đau nhức hơn.
"Do công việc không thể đi lại thường xuyên nhưng khi có thời gian là tôi lại tổ chức về Thác Mai ngâm chân. Mỗi khi có dịp về lại rừng để thưởng thức không khí xanh mát của cây cối, ngâm chân dưới dòng nước khoáng ấm đem lại cho tôi cảm giác thật dễ chịu, thư giãn rất tốt sau những ngày làm việc mệt mỏi" - bà Quý chia sẻ.
* Để bắt kịp xu hướng du lịch mới
Với lợi thế có các điểm du lịch rừng, hồ, sông, Đồng Nai đang trở thành điểm thu hút du khách lớn của vùng Đông Nam bộ. Do đó, việc đa dạng các sản phẩm du lịch đang là vấn đề được ngành Du lịch tỉnh quan tâm. Thời gian qua, Đồng Nai cũng đã có những điểm du lịch sức khỏe hoạt động có hiệu quả như du lịch kết hợp thiền, yoga tại Nam Cát Tiên (H.Tân Phú); du lịch ngâm chân nước nóng tại xã Bàu nước nóng KDL Thác Mai; tắm khoáng, bùn khoáng, thảo dược tại KDL Thiền Tâm...
Du khách ngồi thiền tại điểm du lịch Bà Đất (H.Vĩnh Cửu). Ảnh: N.Liên
Từng là người trải nghiệm du lịch kết hợp thiền, yoga tại Nam Cát Tiên, chị Huỳnh Thị Ngọc Minh (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khá thích thú khi tạm gác lại những bộn bề công việc để tĩnh tâm, suy ngẫm nhiều điều trong cuộc sống. Với 5 ngày lưu trú tại Nam Cát Tiên, chị Minh trút bỏ hoàn toàn những ồn ào, bộn bề công việc, thay vào đó là ngồi thiền dưới bóng cây rừng, tập yoga giữa thiên nhiên đã tiếp thêm cho chị những nguồn năng lượng quý giá, tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời hơn.
Chia sẻ về thời gian trải nghiệm du lịch tại Đồng Nai, chị Minh vui vẻ cho biết, Đồng Nai có nhiều lợi thế về thiên nhiên rất thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Bản thân chị cũng thích những mô hình du lịch đơn giản nhưng bảo đảm các tiêu chí về chất lượng ăn uống, dịch vụ. Du lịch sức khỏe thực chất không cần quá cầu kỳ mà đơn giản đó là loại hình có thể giúp cho những người bận rộn lấy lại trạng thái cân bằng. "Tôi tin trong tương lai không xa, Đồng Nai sẽ có nhiều hơn những điểm du lịch về sức khỏe, nghỉ dưỡng như vậy" - chị Minh bày tỏ.
Ông Trần Hữu Tài, Tổng quản lý KDL Thiền Tâm chia sẻ, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho khách du lịch, tất cả bùn khoáng, thảo dược của Thiền Tâm đều được xử lý trước khi cho khách sử dụng. Để người dân được trải nghiệm nhiều hơn dịch vụ tắm bùn khoáng, KDL đang có chương trình ưu đãi cho tất cả khách du lịch sử dụng dịch vụ tắm nước khoáng, bùn khoáng, thảo dược...
Theo đánh giá của ngành Du lịch, tại Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng hiện nay, việc đầu tư cho lĩnh vực du lịch sức khỏe còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như lợi thế của vùng, công tác phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình liên kết, hợp tác giữa địa phương, cơ quan y tế, cơ sở kinh doanh du lịch và các hãng lữ hành vẫn còn yếu, chưa được đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác truyền thông quảng bá cho du lịch chăm sóc sức khỏe chưa được đẩy mạnh, một số điểm du lịch chưa xúc tiến đúng mức để thu hút du khách tìm đến, trải nghiệm những dịch vụ... Du lịch sức khỏe hiện nay phần lớn mới chỉ tận dụng các hương liệu thiên nhiên, tuy nhiên, Việt Nam cũng như Đồng Nai chưa tận dụng được lợi thế về y học cổ truyền để kết hợp với phát triển du lịch nhằm hạn chế thời gian đi lại, tăng giá trị, chất lượng cuộc sống người dân.
Đây cũng là vấn đề các doanh nghiệp đầu tư về du lịch của Đồng Nai quan tâm, để có giải pháp phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe theo xu thế chung, góp phần làm đa dạng các loại hình du lịch của Đồng Nai.
Theo tư liệu nghiên cứu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, sự phát triển của loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe trên thế giới đang tăng khá nhanh với mức tăng khoảng 6,5%/năm. Loại hình du lịch này dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng. Tổng cục Du lịch Việt Nam dẫn chứng dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như: du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp...
Đam mê khám phá rừng xanh Dáng người nhỏ bé, nụ cười hiền hòa nhưng khi tiếp xúc với anh Thân Văn Linh, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch trải nghiệm Trị An Adventure (H.Vĩnh Cửu) mới cảm nhận được sự nỗ lực phía sau con người đó không hề nhỏ bé. Với niềm đam mê khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, anh Linh đã tạo nên những...