Hệ thống chính trị TP Hà Tĩnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
Chiều 17/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng.
Từ đầu năm đến nay, Thành ủy và các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nâng cao các tiêu chí đô thị loại II, phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Quốc Tuấn trình bày báo cáo tại hội nghị.
Theo đó, kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; văn hóa xã hội chuyển biến tích cực, công tác xã hội hóa huy động nguồn lực đạt kết quả khá; QPAN được giữ vững, chính trị ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tập trung cao; thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được tăng cường. BTV Thành ủy và cấp ủy cơ sở đã tiến hành kiểm tra 29 tổ chức Đảng và 25 đảng viên; xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 1 đồng chí cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý.
Video đang HOT
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy đã tổ chức 3 phiên tiếp công dân theo quy định, kịp thời ban hành các thông báo và báo cáo kết quả tiếp công dân và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại của công dân…
Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thanh: Qua đánh giá, công tác tiếp dân, kết quả giải quyết các vấn đề kiến nghị của công dân được người đứng đầu cấp ủy thực hiện khá tốt từ Thành ủy đến cơ sở.
Tuy vậy, tại hội nghị, các đại biểu phân tích một số hạn chế như: Công tác kiểm tra, giám sát chưa kịp thời nên việc xử lý các vướng mắc còn chậm; vai trò, ý thức trách nhiệm của một bộ phận đảng viên chưa gương mẫu; phát triển đảng viên trong đồng bào theo đạo rất khó khăn…
Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồng Lĩnh: Thường xuyên chỉ đạo các địa phương, đơn vị rà soát, đánh giá kỹ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị hệ thống chính trị địa phương cần tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, phương thức hoạt động của các cấp ủy Đảng. Đặc biệt, tăng cường giám sát, nắm chắc tình hình cơ sở; chú trọng thực hiện nhiệm vụ trọng tâm kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; xem xét, xử lý, đề nghị xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời khi có vi phạm…
Bên cạnh đó, thường xuyên chỉ đạo các địa phương, đơn vị rà soát, đánh giá kỹ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 – 2020 và năm 2019 để xây dựng, bổ sung kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng chỉ tiêu, đảm bảo thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Theo Baohatinh
Có đoàn ĐBQH vắng họp tới... 13 vị!
Họp Quốc hội mà đại biểu vắng quá nhiều, có đoàn trong một buổi họp vắng tới 13 đại biểu. Đó là cách làm việc không nghiêm túc.
Nhiều ý kiến đánh giá về vấn đề này tại phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 7, cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, sáng16/7.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết Kỳ họp thứ 7, cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đánh giá, họp Quốc hội mà đai biểu vắng quá nhiều. "Đại biểu do nhân dân bầu ra, tốn kém bao nhiêu tiền của nên phải có trách nhiệm, chứ không phải quyền đại biểu mà quên đi nghĩa vụ. Lấy ý kiến đại biểu về các vấn đề lớn nhưng thu về ý kiến quá ít, gần 500 đại biểu mà thu về 300 ý kiến là không ổn, phải xem lại vì đây là ý kiến tham khảo để quyết định", ông Giàu nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng : "Đại biểu vắng quá nhiều, có đoàn trong 1 buổi vắng 13 đại biểu, như vậy là không nghiêm túc. Đoàn có thể có Bí thư, Chủ tịch thì chỉ có Bí thư, Chủ tịch về họp là vắng 1-2 người thôi chứ sao vắng cả 13 người. Cử tri rất băn khoăn về tỷ lệ biểu quyết khi phiên biểu quyết có lúc vắng 70-80 đại biểu".
Chấn chỉnh, nâng chất lượng thảo luận tổ thời gian tới, ông Phúc nêu rõ, cần tiếp tục quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng; thực hiện đúng quy định về gửi hồ sơ, tài liệu kỳ họp đến các vị đại biểu Quốc hội; không bổ sung nội dung vào chương trình kỳ họp sau khi khai mạc kỳ họp, trừ trường hợp thật sự cấp thiết.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án luật, bảo đảm kỹ thuật xây dựng luật trước khi trình Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu tác động của các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).
"Cần tăng cường công tác giám sát, trong đó tập trung các vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm như: Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách tư pháp, gian lận thi cử, giá xăng, giá điện, mê tín dị đoan, bạo lực học đường, bạo lực gia đình,... góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân", ông Phúc nói.
Nhìn từ kết quả Kỳ họp thứ 7, bà Lê Thị Nga nhấn mạnh vào nội dung thảo luận tổ. "Một đoàn nghỉ sớm, chất lượng thảo luận không cao. Không nên bỏ thảo luận tổ mà Văn phòng Quốc hội cần điều chỉnh, không nên ghép quá nhiều nội dung, nâng cao chất lượng thảo luận tổ", bà Nga nói.
Liên quan tới nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng khẳng định: "Không bỏ thảo luận tổ vì đó là nội quy kỳ họp. Vấn đề ở đây là do cách làm. Tôi đề nghị giữ nguyên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường về nội dung kinh tế - xã hội và ngân sách thì nên để 2 ngày như Kỳ họp thứ 7. Còn về thời gian thảo luận, mỗi người là 7 phút hay 5 phút đề nghị trình ra do Quốc hội quyết định".
Ngoài câu chuyện chất lượng thảo luận tổ, bà Nga còn đánh giá, nhiều luật do Quốc hội thông qua có đời sống quá ngắn. Lý do nêu ra là do chất lượng luật không tốt. Hiện nay, có xu hướng tổng kết thi hành luật không kỹ, có luật tổng kết mang tính võ đoán, không tổng kết thực chất, đề nghị công tác tổng kết thi hành đưa đến nguyên nhân cần làm kỹ hơn.
Nguyễn Việt
Theo DĐDN
UBTVQH tổng kết kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 35, sáng 16/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tổng kết kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng Báo cáo của UBTVQH do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng...