Hệ thống chiến đấu Aegis Mỹ bắn trượt
Việc hệ thống chiến đấu Aegis trên chiến hạm Mỹ liên tiếp dính tai tiếng khiến người ta nghi ngờ khả năng thực tế của hệ thống này.
Năng lực của hệ thống Aegis bị nghi ngờ
Theo RT, tai tiếng mới nhất liên quan đến hệ thống chiến đấu Aegis khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm khả năng đánh chặn của hệ thống này tại đảo Wake, phía Tây Thái Bình Dương.
RT dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm này được thực hiện với sự góp mặt của nhiều lớp tên lửa đánh chặn bao gồm Hệ thống Chống tên lửa đạn đạo Aegis trên tàu USS John Paul Jones và Hệ thống Tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Hệ thống THAAD trên đảo Wake đã dò tìm và tiêu diệt một mục tiêu tầm ngắn đầu tiên, đươc phóng từ máy bay vận tải C-17. Đến lần phóng thử thứ 2, tên lửa SM-3 phóng từ tàu USS John Paul Jones đã bắn trượt mục tiêu và phải để cho hệ thống THAAD đánh chặn ở vòng phòng thủ cuối cùng.
Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm cuối cùng, hải quân Mỹ cũng đã thành công trong việc sử dụng tên lửa Standard Missile-2 Block IIIA tiêu diệt tên lửa giả BQM-74E.
Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: “Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không”.
Hệ thống chiến đấu Aegis phóng tên lửa đánh chặn SM-3.
Đây là bài thử nghiệm được phối hợp giữa MDA, Cơ quan tên lửa đạn đạo (BMDS), Văn phòng kiểm tra hoạt động, Bộ Chỉ huy các hệ thống tên lửa, Bộ Chỉ huy châu Âu và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: “Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không”.
Hải quân Mỹ cho biết, đây là bài thử nghiệm được phối hợp giữa MDA, Cơ quan tên lửa đạn đạo (BMDS), Văn phòng kiểm tra hoạt động, Bộ Chỉ huy các hệ thống tên lửa, Bộ Chỉ huy châu Âu và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Được biết, đây là tai tiếng mới nhất liên quan đến khả năng của hệ thống Aegis trên chiến hạm Mỹ. Trước đó, hồi tháng 6/2015, hệ thống Aegis trên khu trục hạm tên lửa USS ROSS đã không thể ghi được hình chiếc Su-24 của Không quân Nga khi chiến đấu cơ này liên tiếp đe dọa tàu Mỹ.
Dù Aegis là hệ thống chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới, tuy nhiên không rõ vì sao Hải quân Mỹ chỉ công bố hình ảnh chiếc Su-24 vờn USS ROSS trên Biển Đen bằng máy quay thông thường mà không phải hình ảnh từ hệ thống chiến đấu quan sát được.
“Hệ thống Aegis tiến tiến hàng đầu thế giới”
Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Aegis là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo…
Hệ thống Aegis gồm có radar AN/SPY-1, tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa chính của hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống radar mạng pha đa chức năng, có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM. Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis, với 2 biến thể.
Biến thể AN/SPY-1A/B được trang bị cho các tàu tuần dương hạm Ticonderago, biến thể AN/SPY-1D được trang bị trên tàu khu trục cùng lớp với USS ROSS, radar này có thể theo dõi 100 mục tiêu ở cự ly 190km.
Hệ thống chỉ huy và quyết định (C&D) là hệ thống máy tính cực mạnh, phối hợp và kiểm soát một loạt hoạt động phức tạp của hệ thống Aegis. Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS), kiểm soát trạng thái của tất cả các hệ thống vũ khí được dùng cho hệ thống Aegis.
Hệ thống kiểm soát bắn (FCS), cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa đã được radar AN/SPY-1 chiếu xạ. FCS gồm 4 hệ thống radar AN/SPG-62A, hệ thống cho phép chiếu xạ và dẫn đường cho nhiều tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Nga bắn AK tiễn đưa lính Nga đầu tiên thiệt mạng tại Syria
Gia đình và Quân đội Nga đã tổ chức an táng cho binh sỹ Nga đầu tiên thiệt mạng tại Syria theo nghi thức của quân đội.
Ngày 28/10, Báo "Gazeta" đưa tin, gia đình và Quân đội Nga đã tổ chức an táng cho binh sỹ Nga đầu tiên thiệt mạng tại Syria theo nghi thức của quân đội.
Vadim Kostenko, người lính Nga đầu tiên thiệt mạng tại Syria, đã được chôn cất tại nghĩa trang ở ngôi làng nhỏ thuộc khu vực Krasnodar theo nghi lễ danh dự.
Đến tiễn đưa người quân nhân xấu số này có khoảng 300 người. Tất cả họ không nói một lời nào, nhiều người trong số đó đã khóc.
Quân đội Nga bắn loạt súng tiễn đưa đồng đội
Theo thông báo, Kostenko chết do tự tử, chính vì vậy các linh mục địa phương đã từ chối tổ chức các nghi lễ cho quân nhân này trong nhà thờ.
Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga, Kostenko tự tử sau khi gọi 10 cuộc điện thoại cho bạn gái nhưng không thấy bạn gái nghe máy.
Tuy nhiên, sau đó, bạn gái của Kostenko phủ nhận điều này và nói rằng cô không tin vào việc người yêu mình đã tự tử.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga còn tiết lộ lý do Kostenko tình nguyện đi làm nhiệm vụ tại Syria. Quân đội Nga cho biết quân nhân này muốn có tiền để tổ chức đám cưới và mua ô tô.
Trước đó, bố mẹ của Kostenko đã yêu cầu cơ quan pháp y khám nghiệm lại thi thể con trai mình bởi họ cho rằng, Kostenko bị dập mũi, cằm, cổ bị gãy, gáy bị thương và đầu gối trật khớp, trái với kết luận sơ bộ của Bộ Quốc phòng Nga nói con trai họ treo cổ tự sát.
Hình ảnh trong lễ tang Kostenko:
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Phóng viên suýt trúng đạn cối khi đang ghi hình tại chiến sự Syria Phóng viên RT Lizzie Phelan cùng đồng nghiệp đã suýt trúng phải một quả đạn cối khi đang ghi hình chiến sự gần thủ đô Damascus, Syria. Phóng viên RT Lizzie Phelan cùng các đồng sự đã tiếp cận vùng chiến sự tại thị trấn Harasta, gần thủ đô Damascus, Syria và ghi lại những hình ảnh cận cảnh cuộc chiến quyết liệt...