Hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của Hà Nội hoạt động thế nào?
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2018 – 2020.
Người dân Hà Nội tiêu thụ thực phẩm sạch được đảm bảo bởi chính quyền thành phố. Ảnh: T.L
Theo đó, hệ thống được xây dựng liên ngành gồm Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và các quận, huyện, xã, phường, thị trấn nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý, cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố (TP), từ đó cảnh báo cho cộng đồng.
Theo kế hoạch, hệ thống gồm điểm cảnh báo Trung tâm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) để tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin ở cấp thành phố từ điểm cảnh báo cấp 1 thuộc Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở NN&PTNN và các điểm cảnh báo cấp 2 tại phòng Y tế quận, huyện, thị xã.
Điểm cảnh báo cấp 1 tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức điều tra xác minh xử lý thông tin; tổng hợp thông tin, giám sát, thanh kiểm tra ATTP. Điểm cảnh báo cấp 2 tại quận, huyện, thị xã tiếp nhận thông, tin, sự cố về ATTP, tổ chức điều tra, xác minh và cung cấp đầy đủ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Điểm cảnh báo cấp 3 tại xã phường, thị trấn tại trạm y tế cung cấp thông tin sự cố về ATTP, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATTP thường xuyên, đột xuất, xác nhận và cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra và báo cáo về điểm cảnh báo cấp 2.
Video đang HOT
Đại diện Chi Cục quản lý thị trường (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, hình thức tiếp nhận thông tin có thể là truyền tin, trang thiết bị, điện thoại, tin nhắn, email… Cán bộ tiếp nhận cần thông báo ngay tới hệ thống cảnh báo cấp trên trong vòng 2 giờ, và điều tra, xử lý, báo cáo trong vòng 24 giờ đối với sự cố khẩn cấp về ATTP.
Để triển khai, các đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền cho người dân về hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP tại địa phương; huy động các lực lượng chức năng xử lý khi có sự cố ATTP, ngộ độc thực phẩm, thành lập đội phòng chống ngộ độc thực phẩm, đội đáp ứng nhanh xử lý các sự cố về ATTP và đưa ra kết quả xử lý vi phạm, cảnh báo cho cộng đồng.
T.L
Theo LĐO
Tại sao để có thực phẩm sạch, người tiêu dùng phải trả giá đắt?
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM cho biết, thực phẩm sạch thường bị mặc định là giá cao. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần sử dụng thuật ngữ "giá cả hợp lý" cho thực phẩm sạch, vì để làm ra được sản phẩm đạt chuẩn tốn rất nhiều chi phí.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Co.op thì cho rằng, cần phải có thời gian người tiêu dùng mới có thể chấp nhận được giá cả và chất lượng cũng như giá trị thực của thực phẩm sạch. Hiện tại, hệ thống Saigon Co.op cũng đang sắp xếp lại các khu trưng bày tại Co.op mart để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận hơn đối với các sản phẩm hữu cơ.
Cũng theo ông Kiên, một khảo sát của Saigon Co.op cho thấy, thị trường thực phẩm hữu cơ đang rất sôi động. Mỗi tháng, người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.HCM chi khoảng 30 tỷ đồng cho thực phẩm hữu cơ. Thậm chí, số người sẵn sàng mua nông sản hữu cơ có thể tăng lên gấp 10 lần ngay lập tức nếu thị trường đáp ứng được các yếu tố như nguồn cung, cách tiếp thị tốt.
Sơ chế rau an toàn tại huyện Hóc Môn (TP.HCM).
Tuy nhiên, hiện nay sản xuất hữu cơ ở Việt Nam còn khá hiếm. Người nông dân sau nhiều năm thâm canh, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... đã dần quên đi cách sản xuất hữu cơ và nguồn đất, nước cũng đã ô nhiễm nhiều. Do đó, nguồn cung là rất hạn chế.
"Từ đó dẫn đến tình trạng, thị trường chi khoảng 30 tỷ cho thực phẩm hữu cơ mỗi tháng nhưng trên thực tế, không ai xác định được bao nhiêu phần trăm trong số đó là sản phẩm hữu cơ thực sự", ông Kiên đặt vấn đề.
Tại Co.op Mart, hiện có 3 nhóm sản phẩm hữu cơ được kinh doanh, gồm gạo, rau quả, và thủy sản nước ngọt. Ông Kiên cho biết, trong thời gian tới, Saigon Co.op sẽ cung cấp tất cả các sản phẩm thiết yếu theo chuẩn hữu cơ cho người tiêu dùng, như thịt, trái cây, hóa mỹ phẩm... Đồng thời, phối hợp với các đối tác nước ngoài để tìm cách tiếp thị sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Từ ngày 25 - 28.1.2018, Hội Chợ Xanh 2018 (Green Expo) do Ban Quản lý ATTP TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Thông qua hội chợ, Ban Quản lý ATTP TP.HCM muốn giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đạt chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn", các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm hữu cơ... của các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh đến người tiêu dùng.
Về vấn đề này, bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, hiện nay người tiêu dùng gặp rất nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, có tình trạng thật giả lẫn lộn, nhập nhằng về chất lượng.
Do đó, sắp tới, Ban Quản lý ATTP TP.HCM sẽ kiểm tra, khảo sát tất cả các cơ sở kinh doanh này. Những đơn vị nào đã có giấy chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ các loại (như những hữu cơ của Mỹ, Nhật, EU...) thì sẽ được công khai danh sách trên website của Ban, tránh tình trạng người tiêu dùng bị lừa.
Bà Vũ Tuyết Hằng - Giám đốc Công ty VinEco (thuộc Tập đoàn VinGroup), cũng nhận định, thực phẩm sạch là nhu cầu chính đáng và tất yếu của người tiêu dùng. VinEco dù mới thành lập nhưng theo đuổi mục tiêu sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Đến nay, doanh nghiệp này đã có 13 trang trại canh tác nông sản sạch trên cả nước. Sang năm 2018, sẽ có thêm 2 trang trại nữa được đưa vào sản xuất.
Ngoài ra, với mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân, đơn vị này giữ lời hứa có đến 50% sản lượng nông sản phân phối tại các kênh bán hàng của VinGroup là do nông dân sản xuất. Hiện tại, VinEco đang duy trì liên kết với khoảng 1.000 hộ sản xuất theo hướng VietGAP, cung cấp mỗi ngày khoảng 80 - 100 tấn rau củ quả các loại. Số lượng này sẽ tăng gấp đôi trong năm 2018, tức khoảng 5.000 tấn/tháng.
Rau an toàn là một trong những thực phẩm thiết yếu trong bữa cơm của người tiêu dùng. Phun thuốc trừ sâu cho rau an toàn cần được cách ly đúng yêu cầu.
Bà Trần Nguyễn Thiên Hương - Giám đốc Công ty TNHH Fire Phoenix, cũng thông tin, sản xuất sạch vốn là trăn trở của doanh nghiệp này từ nhiều năm qua. Từ câu chuyện muốn sản xuất cà phê sạch phải trồng dưới tán rừng, nơi chim chóc có thể tìm bắt sâu bọ, hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh cho cây. Đồng thời, tán rừng tạo độ ẩm thích hợp cho cà phê phát triển. Thế nhưng, thói quen của nhiều nông dân thường đi ngược lại với yêu cầu này, thay vào đó là phá rừng trồng cà phê.
Hay như câu chuyện của sản phẩm dầu dừa, bà chủ Fire Phoenix từng ngạc nhiên khi năm 2010, sản phẩm dầu dừa được bán với giá rất cao ở Thái Lan, 20USD cho 100ml, trong khi tại Việt Nam, dừa rất nhiều và nông dân phải bán giá rất rẻ. Đến nay, sau nhiều năm nỗ lực, Việt Nam đã có được sản phẩm dầu dừa chất lượng cao, dầu dừa organic... được thế giới tiếp nhận.
Sức khỏe người tiêu dùng là trên hết!Để đảm bảo công tác quản lý ATTP trong dịp tết nguyên đán sắp tới, Ban Quản lý ATTP TP.HCM đã thành lập 12 đoàn thanh, kiểm tra, phối hợp với thanh kiểm tra liên ngành tại các quận, huyện để dẹp bỏ thực phẩm bẩn. Quan điểm của Ban Quản lý ATTP TP.HCM sức khỏe người người tiêu dùng là trên hết.PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM cho rằng, có những vụ việc Ban "bị kẹt" trong việc xử lý, xử lý nhẹ hều vì quy định pháp luật chưa nghiêm. Ví dụ như vụ việc phát hiện hơn 3.700 con heo bị tiêm thuốc an thần hồi đầu tháng 10.2017. Nếu xét theo quy định pháp luật, trong vòng 24h, kết quả xét nghiệm nước tiểu heo âm tính với thuốc an thần, tiểu thương có thể đưa heo ra thị trường tiêu thụ.Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng không "ăn" nước tiểu heo mà ăn thịt heo. Trong khi đó, theo các tài liệu y học, cần đến 2 tuần sau các chất an thần trong cơ thể heo mới được đào thải hết. Nhốt heo 2 tuần như thế thì cũng xảy ra lở mồm long móng hết rồi, còn gì là an toàn nữa? Do đó, Ban đã mạnh dạn tham mưu cho UBND TP.HCM tiêu hủy lô hàng, không ngại việc đụng chạm hay kiện tụng với tiểu thương.
Theo Danviet
An toàn thực phẩm Tết: Tăng kiểm tra đột xuất, xử phạt nặng vi phạm Theo Bộ NNPTNT, trong năm 2017, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP) có nhiều cách làm mới, chuyển từ hình thức thanh tra định kỳ theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất giúp phát hiện nhiều sai phạm hơn, chặn đứng tiêu cực mới phát sinh. Triệt tận gốc chất cấm Salbutamol Theo báo cáo...