Hệ thống an ninh Mỹ và lỗ hổng chết người
Năng lực của hệ thống bảo vệ an ninh nước Mỹ một lần nữa lại bị nghi ngờ sau khi xảy ra vụ việc động trời ngày 20/9.
Mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Obama rời xe. Ảnh: Getty
Việc một cá nhân có thể xuyên thủng được hàng rào an ninh tại Nhà Trắng, một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới đã giáng một đòn choáng váng vào uy tín của mật vụ Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ Nhà Trắng.
Video đang HOT
Giám đốc mật vụ Mỹ Julia Pierson đã nhận hoàn toàn trách nhiệm và đệ đơn từ chức. Là trụ sở đầu não của nước Mỹ, quốc gia có thực lực quân sự và kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, chắc chắn Nhà Trắng là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt với nhiều hàng rào an ninh cũng như được trang bị các công nghệ và thiết bị vũ khí tối tân nhất hiện nay. Chính vì vậy, việc sơ hở để cho một cá nhân đem theo tới 800 viên đạn và dao, rìu, rựa trong ôtô, lọt vào tận phòng họp phía Đông là một sai lầm mà một cơ quan như mật vụ Mỹ không thể nào bao biện được.
Chưa đầy 24 giờ sau đó, mật vụ Mỹ một lần nữa lại muối mặt khi để cho một kẻ có tiền án, mang theo súng đi cùng thang máy với Tổng thống Barack Obama khi ông đang thực hiện chuyến thăm Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Atlanta. Hai vụ việc liên tiếp đã khiến cho dư luận ngỡ ngàng về sự kém cỏi của mật vụ Mỹ. Chính vì vậy, là người đứng đầu hệ thống mật vụ Mỹ, bà Julia không thể đưa ra bất cứ một biện minh nào cho các sai lầm an ninh nghiêm trọng đó.
Tuy nhiên, việc chỉ huy mật vụ Mỹ nhận trách nhiệm và từ chức cũng chưa thể kết thúc sự lo ngại của dư luận về năng lực của hệ thống an ninh Mỹ. Sự cố tại Nhà Trắng đã làm lộ ra thêm một lỗ hổng trong hệ thống bảo vệ an ninh của xứ sở Cờ Hoa.
Uy tín của ngành an ninh Mỹ trước đó vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng sau một loạt các vụ đột nhập các trụ sở công quyền lớn, các vụ tấn công mạng máy tính chính phủ và đặc biệt là vụ việc cựu nhà thầu Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden bỏ trốn đem theo hàng nghìn tài liệu mật…
Trong khi Mỹ luôn giành lấy vai trò đi tiên phong, lãnh đạo những nỗ lực bảo vệ an ninh và dân chủ thế giới, thì giới an ninh Mỹ lại phạm phải những sai lầm an ninh chết người ngay trong nước. Những sự cố này đã khiến dư luận phải đặt câu hỏi liệu nước Mỹ có thể đảm đương tốt vai trò đảm bảo hòa bình và ổn định thế giới khi ngay chính cơ quan đầu não của quốc gia này có thể trở thành mục tiêu bị tấn công vào bất cứ thời điểm nào.
Theo Tiền Phong
Apple đồng loã với an ninh Mỹ giám sát thông tin cá nhân?
Hãng Apple cũng bị kéo vào vòng xoáy của những phát giác liên quan đến chương trình gián điệp thông tin của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, cũng như các tên tuổi lớn trong làng công nghệ thông tin Mỹ như Microsoft và Google, hôm 1/1/2014, Apple đã phải nhanh chóng ra thông cáo báo chí khẳng định hãng không hề cộng tác với Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Apple đồng loã với an ninh Mỹ giám sát thông tin cá nhân?
Phản ứng trên của Apple để đáp lại thông tin vừa được tạp chí của Đức Der Spiegel (Tấm gương) công bố. Theo đó, hãng Apple đã cho cài đặt vào các loại điện thoại iPhone những phần mềm bí mật giúp cho cơ quan tình báo Mỹ thu thập dữ liệu, đánh cắp tin nhắn, định vị hoặc ghi lại các cuộc đàm thoại của người sử dụng máy.
Chưa biết hệ lụy ra sao với sản phẩm của Apple, nhưng phát giác mới này cho thấy quy mô và cách thức theo dõi thông tin điện tử ngày nay của NSA. Vẫn theo Les Echos, đầu tuần này có thông tin cho rằng, đường cáp viễn thông dưới biển, cửa ra từ thành phố Marseille của Pháp để truyền dữ liệu từ Châu Âu qua Bắc Phi và Trung Đông đến Đông Nam Á cũng là mục tiêu đánh cắp thông tin của NSA.
Về phần mình, NSA ngày 1/1 đã đưa ra một tuyên bố mập mờ: "NSA quan tâm đến tất cả các công nghệ có thể được các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng. Mỹ tiếp tục nhiệm vụ giám sát một cách thận trọng không làm ảnh hưởng đến người sử dụng một các công nghệ đó".
Theo ĐSPL