“Hệ sinh thái” đồ sộ của BH Media bị dân mạng tấn công kịch liệt, yêu cầu tẩy chay sau vụ “khiếu nại bản quyền” kênh YouTube của VTV
Fanpage của BH Media có tên là BH Media Network cũng bị dân mạng tấn công. Nhiều bình luận yêu cầu tẩy chay công ty này cũng nhận được nhiều sự đồng tình.
Sau khi “khiếu nại bản quyền audio” bài Tiến Quân Ca – Quốc ca do VTV phát trong tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và xuất hiện trong loạt phóng sự của VTV, website của công ty BH Media trên Google đã nhận phải làn sóng tẩy chay từ cộng đồng mạng; và không có gì khó hiểu khi cái tên của đơn vị này bất ngờ lot top tìm kiếm phổ biến trên cả Facebook và Google Việt Nam.
Làn sóng tẩy chay kịch liệt
Fanpage của BH Media có tên là BHMedia Network cũng bị dân mạng tấn công tương tự.
Động thái đầu tiên của đơn vị này chính là giới hạn bình luận kêu gọi tẩy chay.
“Hệ sinh thái” đồ sộ của BH Media
BH Media (Bihaco) là công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông chuyên về nội dung số tại Việt Nam. “Công ty đa kênh” này nhờ hệ thống Content ID trong suốt thời gian qua đã “huyên náo” bản quyền cả cõi YouTube Việt Nam.
Video đang HOT
BH Media sở hữu hàng loạt ứng dụng, trang web, Fanpage, trang thương mại điện tử, phần mềm… Hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực từ SEO – SEM Marketing, Social Media Marketing đến Digital Marketing.
Đại diện BH Media tổ chức họp báo trước đó
Một trong những kênh YouTube nổi bật nằm trong network của BH Media
“Hệ sinh thái” mà BH Media gắn trong network của họ
Đơn vị này sở hữu hàng trăm ứng dụng, game
Trước đó, theo VTV, BH Media đã âm thầm khai thác trái phép các sản phẩm không thuộc quyền sở hữu của mình. Nhờ Content ID (một hệ thống quét bản quyền) của YouTube mà trên nền tảng này BH Media đã báo cáo vi phạm các bên sử dụng nhạc mà họ đã đăng ký bản quyền với YouTube.
Trước khi khiếu nại ca khúc Quốc Ca mà VTV sử dụng trong đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “thuộc quyền sở hữu của mình”, BH Media đã đánh gậy bản quyền ca khúc Giấc mơ trưa với nhạc sĩ Giáng Son trong khi đây chính là bài hát do nhạc sĩ này sáng tác.
Chưa dừng lại ở đó, đơn vị còn bị nhiều đơn vị khác tố là tự ý “đăng ký bản quyền âm thanh” với tác phẩm không phải là của mình sau đó nhờ Content ID của YouTube quét rồi gửi “khiếu nại bản quyền” các kênh khác trong khi họ mới chính là kênh sở hữu tác phẩm đó.
BH Media “claim audio” với VTV1
Bị VTV lên án nhận vơ bản quyền Quốc ca cùng loạt sản phẩm, BH Media nói gì?
Phía BH Media đã có những phản hồi sau khi VTV lên án sử dụng bản quyền trái phép.
Ồn ào về việc VTV lên án và phản ánh BH Media nắm giữ bản quyền sở hữu các ca khúc như Tiến Quân Ca, phần âm thanh trong video Quốc tang hay loạt các sản phẩm âm nhạc khác nhận được rất nhiều chú ý. Sự việc cũng khiến nhiều nghệ sĩ và dư luận bức xúc khi sản phẩm trí tuệ cá nhân lại bị một đơn vị khác ngang nhiên thông báo sở hữu bản quyền, báo claim một cách vô lý.
Ca khúc Tiến Quân Ca bị thông báo bản quyền được VTV đưa tin lên án
Trước sự việc này, BH Media đã thông tin đến truyền thông để giải thích rõ sự việc. Đơn vị này khẳng định, không có chuyện BH Media "đánh gậy bản quyền" mà những hình ảnh được chia sẻ đều là thư thông báo xác nhận tự động của YouTube khi phát hiện sự trùng khớp của "bản ghi".
Về bản ghi Tiến Quân Ca hiện đang được đơn vị Hồ Gươm Audio sở hữu, BH Media cho biết: "Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, là tác giả của Tiến Quân Ca, cố nhạc sĩ Văn Cao luôn có quyền tác giả với tác phẩm này. Bất kỳ ai muốn sử dụng tác phẩm, phải thanh toán tiền tác quyền cho nhạc sĩ Văn Cao.
Năm 2016, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc, kể từ thời điểm hiến tặng trở đi, bất cứ một cá nhân, tổ chức nào ở Việt Nam sử dụng tác phẩm Tiến Quân Ca sẽ không phải thanh toán tác quyền cho gia đình nhạc sĩ Văn Cao nữa.
Tuy nhiên, nếu một cá nhân, tổ chức nào đó bỏ thời gian, công sức, kĩ thuật, tiền bạc ra làm một bản ghi Tiến Quân Ca, theo Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức đó là nhà sản xuất, là chủ sở hữu của bản ghi này (quyền liên quan). Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này, đều phải xin phép chủ sở hữu".
BH Media cho hay, nếu như cá nhân, tổ chức làm một bản ghi Tiến Quân Ca và là chủ sở hữu của bản ghi này, bất kỳ ai muốn sử dụng đều phải xin phép
BH Media cũng nêu rõ: "Bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất, tức Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi. Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này phải xin phép Hồ Gươm Audio. BH Media chỉ là đơn vị được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý, khai thác tác phẩm trên YouTube.
Do đó, khi BH Media đưa bản ghi Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio lên YouTube, nếu có ai đó upload video sử dụng chính xác bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất thì YouTube mới gửi thư thông báo xác nhận bản quyền. Còn nếu người dùng đăng tải bản ghi Tiến Quân Ca, do họ tự đầu tư sản xuất khác với bản của Hồ Gươm Audio, thì YouTube sẽ không nhận diện bản quyền".
BH Media khẳng định đơn vị nắm giữ bản ghi là Hồ Gươm Audio, nếu người dùng đăng tải video có chứa bản ghi do đơn vị này sở hữu thì YouTube sẽ gửi thư thông báo xác nhận bản quyền
Ngoài ra, về vấn đề bị lên án nắm quyền sở hữu đoạn âm thanh trong video Lễ Quốc Tang do VTV1 phát sóng, BH Media cho biết qua hệ thống, đây là video giả danh VTV1, sử dụng bản Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio mà không xin phép.
BH Media cho biết qua hệ thống đã phát hiện kênh đăng tải đoạn video có chứa âm thanh do Hồ Gươm Audio sở hữu là kênh giả danh VTV1
Ảnh: Tổng hợp
BH Media là ai mà 'đánh gậy' bản quyền 'Tiến quân ca', 'Giấc mơ trưa'? BH Media là doanh nghiệp hoạt động khá lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, nội dung số tại Việt Nam, với nhiều sản phẩm như ứng dụng di động, website, quản lý YouTube,... Mới đây, những lùm xùm xung quanh việc BH Media nhận vơ, sở hữu trái phép bản quyền một loạt các tác phẩm như ca khúc "Tiến quân ca",...