Hé mở công ty mua bán nợ của nhà Tân Hiệp Phát
Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của nhà chủ Tân Hiệp Phát chưa phát sinh doanh thu, cùng đó mỗi năm báo lỗ vài triệu đồng.
Chủ tịch Trần Quí Thanh và 2 cô con gái (Nguồn: Internet)
Không chỉ sử dụng “núi tiền” trong tay để lấn sân sang bất động sản hay truyền thông, công nghệ, nhà chủ đế chế đồ uống Tân Hiệp Phát còn thể hiện tham vọng lớn với một lĩnh vực rất mới, đó là mua bán nợ.
Thành lập tháng 3/2018, Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC (VNAMC) thể hiện sự nhạy bén chính sách và tiên liệu thị trường của giới chủ Tân Hiệp Phát sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Với lượng tiền mặt khổng lồ và không ngừng lớn thêm, nhà Tân Hiệp Phát sở hữu một lợi thế đáng kể về nguồn lực để tham gia các thương vụ xử lý nợ xấu cho các nhà băng, qua đó nhận về các tài sản bảo đảm mà phổ biến hơn cả là các bất động sản – thứ mà mà gia đình ông Trần Quí Thanh (SN 1953) đang rất quan tâm tích luỹ.
Đặt trụ sở chính đặt tại số 194 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP. HCM, VNAMC có vốn điều lệ ban đầu 100 tỉ đồng, chia đều cho 2 nữ cổ đông sáng lập là hai ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát: bà Trần Ngọc Bích (SN 1984) và bà Trần Uyên Phương (SN 1981).
Trong đó, bà Trần Ngọc Bích đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc tại VNAMC.
Video đang HOT
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, VNAMC vẫn chưa phát sinh doanh thu, cùng đó báo lỗ vài triệu đồng mỗi năm do các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Cụ thể, năm 2019, VNAMC báo lỗ thuần ở mức 11,4 triệu đồng, trong khi năm 2018 lỗ 3,6 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VNAMC đều là 99,9 tỉ đồng. Có nghĩa, tài sản của công ty này vẫn hoàn toàn là vốn góp của chủ sở hữu (đã bị hao đi một phần nhỏ, bởi chi phí duy trì), chứ công ty gần như chưa có hoạt động nào đáng kể.
Được biết, sau Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội, bên cạnh VNAMC, hàng chục công ty mua bán nợ khác cũng được thành lập.
Một số chuyên gia cho rằng, việc các công ty xử lý nợ “nở rộ” do nguồn cung về nợ xấu khá lớn, nhưng số lượng công ty chuyên về mua bán nợ lại không nhiều. Các ngân hàng liên tục rao bán, thanh lý tài sản đảm bảo của những khoản nợ xấu tồn động như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị và đặc biệt là bất động sản, là cơ hội để thúc đẩy thị trường mua bán nợ.
Đối với Tân Hiệp Phát, sau khi thành lập VNAMC, tháng 4/2019, gia đình ông Trần Quí Thanh thành lập liên tiếp hơn chục công ty có đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản, với tổng vốn điều lệ gần 19.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên đến nay, hầu hết các pháp nhân bất động sản kể trên đều đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế.
Họ rất giàu!
Như đã đề cập, gia đình nhà chủ Tân Hiệp Phát đang sở hữu một lượng tiền mặt khổng lồ.
Một đại gia hàng đầu trong giới bất động sản Sài Gòn thừa nhận với VietTimes rằng ông không có cửa nếu so sánh với nhà Tân Hiệp Phát về “tiền tươi”. Một vị khác, từng tiếp xúc với nhà Tân Hiệp Phát để tìm hiểu cơ hội hợp tác, thì nói ngắn gọn: “Họ rất giàu”.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, các thành viên trong gia đình ông Trần Quí Thanh sở hữu rất nhiều sổ tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi với giá trị lớn tại hàng loạt nhà băng; cũng như lượng “sổ đỏ” đáng kể với các khu đất lớn và đắc địa.
Với “núi tiền mặt” của mình, nếu muốn, nhà Tân Hiệp Phát cũng có thể trở một địa chỉ “vay nóng” tiềm năng, bên cạnh cách làm truyền thống là gửi tiết kiệm ở ngân hàng – an toàn, hợp pháp nhưng lãi suất lại hạn chế.
Trong quá khứ, hoạt động điều tra xét xử đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) từng phát lộ chuyện đại gia Phạm Công Danh, trong quá trình thu xếp vốn để thâu tóm VNCB, cũng đã phải tìm đến ông Trần Quí Thanh để vay tiền.
Liệu ông Danh có phải trường hợp cá biệt?
Câu chuyện đang xôn xao truyền thông mấy ngày qua cáo buộc rằng, bà Trần Uyên Phương và một số thành viên nhà chủ Tân Hiệp Phát đã thực hiện cho “vay nóng” nhiều chủ địa ốc.
Song vẫn phải chờ thêm sự xác minh của nhà chức trách mới có có thể kết luận.
Ngày 9/11/2020, Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động liên quan tới CTCP Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án Khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành để phục vụ điều tra.
Theo đó, Cơ quan này cho biết đã nhận được đơn tố cáo của Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai, tố cáo các ông, bà Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và Trần Quí Thanh có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng dự án và “trốn thuế”, xảy ra tại Minh Thành Đồng Nai và CTCP Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành./.
Các ngân hàng '0 đồng' vẫn đang thua lỗ nặng
Tình hình tài chính của Ngân hàng Xây Dựng (CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Từ tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đối với các ngân hàng gồm Ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Đến nay, các hoạt động nói chung của 3 ngân hàng trên đều đã ổn định. Nợ xấu, tài sản không sinh lời của những ngân hàng này bước đầu được xử lý và thu hồi, tiền gửi mới được gia tăng, tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt chấm dứt, quản trị điều hành được củng cố lại.
3 ngân hàng "0 đồng" đang thua lỗ hà ng chục ngàn tỷ đồng, sau 5 năm tái cơ cấu.
Dù được nới lỏng, song các ngân hàng trên vẫn có sự tham gia trực tiếp trong quản trị, điều hành, cũng như chia sẻ và hỗ trợ trong kinh doanh của Vietcombank, VietinBank cùng sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu.
Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV nêu, chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng nhà nước mua bắt buộc trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng này ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.
Cụ thể, năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu là 13.380 tỷ đồng. Năm 2019, lỗ lũy kế của các ngân hàng trên lần lượt là 17.971 tỷ đồng, 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.
KTNN cũng chỉ ra, hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn hạn chế. Đến 31/12/2019 tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.
KTNN cũng nêu, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước. Điển hình, Ngân hàng TMCP Đại chúng 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan chi nhánh TPHCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga 69 tỷ đồng.
Ngân hàng Xây dựng (CBBank) 'lấn sân' bảo hiểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định số 1577/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép hoạt động của Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên (MTV) Xây dựng Việt Nam (CBBank). Ngân hàng Xây dựng (CBBank) 'lấn sân' bảo hiểm. (Ảnh minh hoạ) Theo đó, Thống đốc chấp thuận bổ sung nội dung...