Hệ lụy từ việc tăng giá đất
Biểu giá các loại đất ở nhiều tỉnh dự kiến tăng khá cao từ năm 2020 khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ làm tăng giá bán nhà ở.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa chỉ đạo Bộ TNMT khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định số 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất, đảm bảo phù hợp với thực tế để UBND cấp tỉnh kịp thời xây dựng và công bố bảng giá đất vào ngày 1-1-2020 theo quy định của Luật Đất đai.
Dự kiến, bảng giá đất áp dụng cho năm 2020 – 2024 tại Hà Nội sẽ tăng bình quân 15 – 30%; tại Bình Dương tăng 45 – 95%; giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ… với các dự án bất động sản nhà ở, tiền đất thường chiếm 10 – 14% giá thành.
Riêng tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội mới đây đã có đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất sau khi lấy ý kiến góp ý vào tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng từ ngày 1.1.2020 đến 31.12.2024. Trong đó, giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất hơn 200 triệu đồng/m2 áp dụng cho một số địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ (giá áp dụng từ 1.1.2015 đến 31.12.2019 là 162 triệu đồng/m2).
Theo các chuyên gia, cùng với những vướng mắc về pháp lý, giá đất trong bảng giá đất tăng cao sẽ làm tăng giá bán nhà ở. Từ đó làm giảm quy mô tổng cầu có khả năng thanh toán do một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà. Do vậy, có thể dẫn đến sụt giảm lượng giao dịch trên thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Chí Thanh – Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam phân tích, hiện nay tại các địa phương, quy hoạch đất dành cho phát triển nông nghiệp, đất đô thị, đất công nghiệp… khá rõ ràng.
Theo đó, giá đất trong bảng giá đất (gọi chung là giá sàn) tăng cũng là bước minh bạch hoá về giá đất, sẽ khuyến khích người dân ở các thành phố lớn đồng thuận chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất đô thị…
Tuy nhiên, giá sàn tăng nhiều so với giá cũ cũng làm cho việc triển khai các dự án bất động sản khó khăn hơn, đồng thời chi phí xây dựng hạ tầng cũng tăng vì mức đền bù, giải phóng mặt bằng cao, chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh đều tăng lên.
“Trong khi tín dụng cho bất động sản ngày càng bị thắt chặt thì tăng giá đất sẽ khiến nhà đầu tư không mặn mà đầu tư vào hoạt động sản xuất do khó có hiệu quả. Việc chuyển đổi mô hình sử dụng đất, đô thị hóa tại các thành phố lớn cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, hiện giá nhà đã quá cao so với mức thu nhập bình quân của người dân” – ông Thanh cho biết.
Video đang HOT
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, bảng giá đất tăng kéo theo nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng.
Khi làm thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nếu nghĩa vụ tài chính tăng cao có thể dẫn đến một bộ phận người dân không làm thủ tục cấp “sổ đỏ”, giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng “thị trường ngầm”. Nhà nước vừa thất thu thuế, vừa khó quản lý, vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.
Với thị trường bất động sản, tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 30% giá thành nhà phố; trên dưới 50% giá thành biệt thự. Giá thành là căn cứ để chủ đầu tư quyết định giá bán sản phẩm nhà ở ra thị trường. Do vậy, bảng giá đất tăng, tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.
“Ngoài ra, mức giá đất quá cao sẽ đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI”, ông Lê Hoàng Châu bày tỏ.
Theo Ban Mai
Diễn đàn doanh nghiệp
Nhiều thách thức đang "bủa vây" thị trường bất động sản
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ và sôi động trong những năm qua, thị trường bất động sản cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn mới.
Giá nhà đất tăng nhanh khiến chủ đầu tư mới khó gia nhập thị trường
Đây là khó khăn mà không chỉ người mua nhà đang "gồng gành" mà bản thân những doanh nghiệp mới cũng "lao đao" vì khó gia nhập thị trường BĐS.
Theo tìm hiểu, trong ba năm qua, giá đất tăng thấp nhất 1,5-2 lần và cao nhất 3-4 lần, nếu lấy trung bình là tăng gấp đôi.
Trong vòng 10 năm qua, tức giai đoạn 2009-2019, giá trị mỗi m2 đất tăng trong ngưỡng 4-10 lần tùy vào từng khu vực.
Tốc độ tăng giá 4-10 lần trong một thập niên bị khuyến cáo là thiếu bền vững và tích tụ bong bóng giá. Tuy nhiên, mặt bằng giá mới vẫn cao ngất ngưởng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong đó, năm 2016-2018 được xem là giai đoạn sốt đất mạnh nhất trong một thập niên gần đây. Các điểm nóng xuất phát từ Tp.HCM rồi lan ra các tỉnh lân cận. Hiện tại dường như đã thiết lập mặt bằng mới ở hầu hết các khu vực trên cả nước, trong đó trọng tâm vẫn là thị trường các TP lớn và khu vực giáp ranh TP.
Dự kiến, bảng giá đất áp dụng cho năm 2020 - 2024 tại Hà Nội sẽ tăng bình quân 15 - 30%; tại Bình Dương tăng 45 - 95%; giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ. Theo các doanh nghiệp, với các dự án BĐS nhà ở, tiền đất thường chiếm 10-14% giá thành.
Khi giá đất tăng gấp rưỡi, con số này sẽ lên đến 25% nên giá bán chắc chắc phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch, thép... cũng sẽ tăng giá theo. Từ đó đẩy giá thành nhà ở lên cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà bản thân các doanh nghiệp mới cũng khó gia nhập thị trường.
Chi phí đầu vào tăng, việc tìm kiếm quỹ đất để phát triển dự án trở thành một rào cản không nhỏ đối với những doanh nghiệp mới. Bản thân những doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, bài toán về quỹ đất cũng đã khiến họ khá đau đầu. Giá biến động tăng đều theo các năm, thậm chí có những đợt tăng đột biến khiến việc sở hữu quỹ đất trở nên khó khăn. Chưa kể, tính toán chi phí đầu ra sản phẩm, giá bị đội lên thì việc tiếp cận người mua sản phẩm với giá cao cũng là điều rất khó khăn với các CĐT.
C ác vấn đề hạ tầng ngày càng nghiêm trọng
Kẹt xe, ngập lụt, hạ tầng chậm tiến độ....là những rào cản không nhỏ đến sự phát triển của thị trường BĐS.
Thực tế cho thấy, nhiều người dân Tp.HCM và các đô thị lớn đã và đang trực tiếp trải nghiệm hằng ngày sự quá tải về hạ tầng giao thông ở trung tâm TP.
Các chuyên gia cho rằng, khi có các công trình nhà cao tầng mọc lên, vấn đề giao thông khu vực xung quanh công trình nói riêng và ở khu vực trung tâm TP nói chung ngày càng trở nên nhức nhối. Nếu tiếp tục cho xây thêm nhà ở, công trình cao tầng mới ở khu trung tâm thì vấn đề sẽ càng nghiêm trọng.
Chưa kể, những tồn tại này còn ảnh hưởng đến tâm lý của người mua nhà. Những khu vực thường xuyên kẹt xe, ngập lụt thì thanh khoản dự án ở khu vực đó chắc chắn bị ảnh hưởng.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị BĐS thì yếu tố về hạ tầng giao thông có tác động khá nhiều. Theo các chuyên gia, nếu vấn đề này không được giải quyết thì sẽ trở thành rào cản không hề nhỏ đến sự phát triển dự án cũng như tâm lý lâu dài của người mua BĐS.
Nhiều thách thức mới ngày càng "lộ diện"
Đó là nhiều dự án "ma" lộng hành trên thị trường, tiến độ các công trình trọng điểm bị trễ tiến độ hay thiếu nhà cho người thu nhập thấp, ô nhiễm môi trường gia tăng cũng tác động rất nhiều đến sự phát triển nói chung của thị trường nhà đất.
Tâm lý mua bán đất nền thời gian gần đây bị tác động không nhỏ từ thông tin hàng loạt dự án "ma" hoành hành, nhiều người bị lừa khi mua phải dự án không đầy đủ pháp lý, thậm chí mất trắng nhiều nền vì dính phải dự án không có thật.
Chính những điều này đã và đang ảnh hưởng đến sức cầu của thị trường ở một số phân khúc. Mà theo các chuyên gia, phải cần một khoảng thời gian nữa để thị trường ổn định trở lại.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
TPHCM cuối năm cạn kiệt nguồn cung, ông lớn BĐS nào "chớp cơ hội" khuấy động thị trường? Thị trường BĐS 9 tháng đầu năm 2019 thiếu trầm trọng nguồn cung dự án và sản phẩm, chỉ có duy nhất 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong bối cảnh đó, nhiều ông lớn BĐS hiếm hoi còn hàng mở bán đã tranh thủ ra hàng, tạo nên những khu vực sôi động trên thị trường. Theo số...