Hệ lụy từ những đám cưới giả
Có những nạn nhân mất tiền mà không trở thành công dân ở các nước phát triển và trở thành kẻ di dân lậu trên đất khách mặc dù đã chi hàng chục nghìn USD cho người môi giới. Những hôn thú giả để mong đổi đời ở xứ người và câu chuyện nhiều cảnh ngộ bi hài xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội.
Ảnh minh họa: PHÚ KHÁNH
Toan tính… nhầm
Chị Lê Thị Sâm Huyền ở phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM được người quen bên Mỹ giới thiệu, chỉ mất 25.000 USD sẽ lấy được một Việt kiều Mỹ, cộng các chi phí tổ chức cưới, phụ phí khác “tổng thiệt hại” gần 30.000 USD, rẻ hơn so với 300.000-500.000 USD để được làm công dân Mỹ. Sang đó nghề làm nail dễ kiếm sống, sau 5 năm, chị sẽ ly dị anh chồng Việt kiều và đón các con sang, bọn trẻ học hành sẽ không mất tiền…
Tính toán thế chị quyết định làm các thủ tục li dị người chồng Việt Nam, đợi cả năm sau mới tiến hành các thủ tục sang Mỹ dàn dựng các bộ ảnh gặp gỡ, hẹn hò, tình tứ với tay Việt kiều, rồi về cả TP.HCM ăn uống, du lịch… để đường dây làm hộ chiếu có đủ các thủ tục làm đăng ký kết hôn tại Mỹ. Sau khi tổ chức lễ cưới rất hoành tráng tại 1 nhà hàng lớn ở Tân Bình, chị Huyền theo “chồng” sang Mỹ, đến giờ sau 3 năm, cuộc sống khó khăn quá, ý định đón chồng con đoàn tụ chưa thực hiện được. “Đến tiền chuẩn bị về Việt Nam thăm con khoảng 2.000 USD mà còn chưa tích góp đủ nói gì đến chuyện đón chồng con sang” – Chị Huyền chua xót tâm sự.
Bà Vân ở quận 5 đưa cho anh Phí Văn Tần đường Lê Hồng Phong, quận 10 bản hợp đồng với nhiều nội dung hứa hẹn với thời hạn 18 tháng sẽ được xuất cảnh đi Đức theo diện lấy vợ Việt kiều. Theo dàn dựng, ngày giờ này, anh Tần phải tổ chức đám cưới hoành tráng ở nhà hàng, bà Vân sẽ chuyển các file ảnh của “cô dâu” về Việt Nam trước để anh Tần photoshop thành bộ ảnh cưới, trước giờ cử hành hôn lễ 10 tiếng, cô dâu sẽ có mặt tại Việt Nam. Để hoàn tất thủ tục, ngoài 3.000 USD đặt cọc làm thủ tục giấy tờ, anh Tần phải đưa thêm cho bà Vân 3.000 USD nữa để đón “cô dâu” về… Đúng ngày giờ tổ chức hôn lễ, đại diện nhà trai chờ mãi không thấy nhà gái xuất hiện, đành biến tiệc cưới thành mâm cơm gia đình. Sau nhiều ngày truy tìm, anh Tần té ngửa, bà Vân đã bay sang Mỹ, để lại một hợp đồng ma với thiệt hại gần 15.000 USD…
Video đang HOT
Bà Jena Truong người Long An cũng kể câu chuyện bà 2 lần làm đăng ký kết hôn giả, 1 lần tổ chức đám cưới với Việt kiều ở Mỹ nhưng khi sang đến nơi, mọi chuyện đổ bể, thẻ xanh không có được vì tay Việt kiều không thèm làm giấy tờ, hồ sơ nộp ở INS (Sở Di trú) cũng không có, số tiền 30.000 USD đứng tên chung trong ngân hàng, chiếc xe Lexus mua chung trị giá 10.000 USD cũng theo anh ta biến mất. Qua nhiều bạn bè, bà Truong biết tay này từng kết hôn giả nhiều lần, lừa tiền nhiều người và một số người đành cam chịu mất tiền, làm việc không ăn lương, trốn chui lủi trong nhiều tiệm sửa xe, làm tóc ở bang Pennsylvania, trở thành kẻ sống bất hợp pháp ở Mỹ.
Khó ngăn chặn tình trạng cưới giả
Điều 4 Luật Hôn nhân & Gia đình quy định: “…Cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi…”. Điều 13 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 2-8-2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, các hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn trong đó có các hành vi gian dối khi đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng.
Với mức xử phạt quá nhẹ như vậy, chuyện lợi dụng tiệc cưới để đạt mục đích khác vẫn tiếp tục diễn ra mà không có tác dụng răn đe cũng như phòng ngừa. Đây là kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng đưa người sang lao động ở nước ngoài bất hợp pháp, như vụ 174 phụ nữ tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ra nước ngoài lao động thông qua hình thức kết hôn với người Hàn Quốc, Đài Loan. Người sang được thì lao động vất vả, làm những công việc như giúp việc nhà, làm tóc, nail thu nhập thấp, người không sang được thì lấy chồng mới mà không có đăng ký kết hôn, sinh con không có giấy khai sinh nhiều người vẫn còn trẻ nhưng thủ tục đã có đăng ký kết hôn dù chưa một lần biết mặt người chồng ngoại quốc.
TP.HCM vừa có quy định tổ chức tiệc cưới phải trình giấy đăng ký kết hôn, theo đại diện Sở VH-TT&DL là nhằm hạn chế những chiêu trò kết hôn giả tốn kém gây bức xúc trong xã hội. Đúng là TP.HCM quá nhiều đám cưới “chóng vánh” kiểu các cô gái miền Tây thông qua môi giới lấy chồng ngoại quốc… song đòi hỏi các nhà hàng phải kiêm thêm công tác “quản lý” như vậy, không khả thi và gây nhiều phiền toái. Luật sư Nguyễn Thạch Thảo – Công ty Lawsoft cho rằng, UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người tổ chức cưới phải có trách nhiệm xác định tính pháp lý khi cấp giấy đăng ký kết hôn để bảo vệ quyền lợi hai bên nam nữ. Vì thế biện pháp để ngăn ngừa đám cưới giả bằng quy định tổ chức cưới phải có giấy kết hôn là thiếu thực tế, không thể coi là biện pháp để hạn chế tiêu cực.
Theo ANTD
Thị trưởng gốc Việt ở Mỹ: Hãy ước mơ!
Ông Tạ Đức Trí (Tri Ta), 39 tuổi, trở thành Thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại thành phố Westminster, California (Mỹ) đánh dấu một bước tiến xa hơn nữa trong việc hội nhập chính trị của người Mỹ gốc Việt.
"Đòn bẩy" của giới trẻ
Ông đến với chính trường Westminster nhờ sự giúp đỡ của Thị trưởng lâu năm Margie Rice. Nhậm chức Thị trưởng, từ tháng 12 năm nay, Tri Ta sẽ nhận được mức lương khiêm tốn 900 USD/tháng, cho trách nhiệm nặng nề đối với cộng đồng.
Mặc dù quyền lực của một thị trưởng thành phố cũng có nhiều hạn chế nhưng tại cộng đồng người Việt lớn nhất nước Mỹ, nơi được mệnh danh là thủ phủ của kiều bào ở nước ngoài, Tri Ta là thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng lớn. Có một người gốc Việt đứng đầu, kiều bào cũng cảm thấy yên tâm phần nào, ngoài sự tự hào, niềm vinh dự ra thì họ cảm thấy tự tin để vượt qua những khó khăn trước mắt.
Ông Tri Ta tên thật là Tạ Đức Trí, sinh ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông đến Mỹ năm 1992, lúc đó 19 tuổi và theo học tại Cal State Los Angeles về máy tính. Sau khi nộp bài tập đầu tiên cho môn học khoa học chính trị. Ông Tri Ta kể rằng, thầy giáo đã đến cạnh ông và nói rằng, ông có khả năng về lĩnh vực này và ông Tri Ta đã chuyển ngành học.
Nói về chiến thắng của mình, ông Tri Ta cho rằng, cử tri Westminster cũng như các đồng hương trong cộng đồng người Việt đã viết nên một trang sử mới cho thành phố. Ông Tri Ta nói rằng, cộng đồng người Việt ở Mỹ có rất nhiều bác sĩ, kỹ sư, chuyên gia, nhưng cũng rất cần thêm người trẻ tham gia vào chính quyền. Khi có đại diện trong chính quyền các cấp, từ cấp địa phương cho tới cấp quận, cấp bang lên tới cấp liên bang thì người Mỹ gốc Việt mới có thể thể hiện nguyện vọng của mình.
Chính vì vậy, ông Tri Ta khuyến khích các bạn trẻ trong cộng đồng gốc Việt "dấn thân, ra tranh cử vào các chức vụ trong dòng chính bởi vì tôi tin tưởng rằng chúng ta phải có tiếng nói". Ông nói: "Chúng tôi sẽ là người nâng đỡ các bạn và chúng tôi tin chắc rằng các bạn sẽ làm hay hơn tôi, các bạn sẽ làm hãnh diện cho cộng đồng Việt của chúng ta trong tương lai".
Ngay cả trước khi trở thành thị trưởng, Tri Ta cũng đã từng tìm kiếm nhiều cơ hội để đến các trường đại học ở Mỹ thuyết trình. Mục đích chủ yếu của các bài thuyết trình của Tri Ta đều gửi thông điệp đến những người trẻ: "Hãy ước mơ cho đến hơi thở cuối cùng!".
Hạnh phúc giản dị
Vợ của ông Tri Ta cũng là một phụ nữ gốc Việt tên Que Anh Doan. Mối tình của họ được truyền thông Mỹ giới thiệu rất ngắn gọn nhưng đầy ấn tượng: "sự sắp đặt của số phận". Kết quả cho tình yêu mãnh liệt này là 2 cô con gái xinh xắn ở độ tuổi lên 8 và 12. Trước khi trở thành thị trưởng, ông Tri Ta là Giám đốc điều hành một tạp chí chuyên về công nghiệp làm móng ở thành phố Westminster, bang California.
Ông Tri Ta cùng vợ và hai con gái trong một lễ diễu hành mừng Tết Nguyên đán ở Mỹ
Ngành công nghiệp làm móng là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất của những người gốc Việt sống và định cư tại Mỹ. Ông Tri Ta cũng thực sự nỗ lực trong việc tạo dựng tiếng nói và chỗ đứng của ngành công nghiệp này tại Mỹ. Nhiều người gốc Việt đã thành công với công việc này, mặc dù với nền kinh tế hiện tại thì ngành công nghiệp làm móng cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhiều cửa tiệm đã phải đóng cửa bởi kinh doanh thua lỗ, nhiều nhân viên thất nghiệp.
Nắm bắt rất rõ những khó khăn mà tất cả mọi người đang phải đối mặt, ông Tri Ta đã đưa những suy nghĩ cũng như những phương án kinh doanh chuyên về ngành công nghiệp làm móng với hy vọng sẽ khôi phục lại vị thế cũng như chỗ đứng cho ngành công nghiệp này. Ngoài ra, ông Tri Ta còn tham gia các hoạt động cộng đồng, như hỗ trợ y tế, trẻ em, hỗ trợ nhà ở... mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân ở Westminster.
Sau những giờ làm việc, ông Tri Ta lại trở về ngôi nhà bình yên và là tổ ấm của ông cùng vợ và các con ở ngoại ô thành phố Westminster, bang California. Nhiều người đã không tin rằng thị trưởng một thành phố lại có cuộc sống bình dị đến như vậy, thậm chí họ còn nhầm lẫn số O ở mức lương 900 USD/ tháng của ông thành 9.000 USD. Họ cho rằng những người có quyền lực trong tay thì chắc chắn cuộc sống của họ sẽ xa hoa, giàu có nhưng thực tế thì Tri Ta cùng gia đình có một mức sống trung bình.
Theo TNO
Gặp 'người lao động tình dục' ở Sài Gòn Thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài "Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam", Kimberly Kay Hoàng (người Mỹ gốc Việt) đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 15 tháng trên 54 gái mại dâm và 26 khách làng chơi. Những câu chuyện cô kể về gái mại dâm cấp thấp, có thể nói...