Hệ lụy từ chứng thèm ngủ
Nếu không khắc phục được chứng thiếu ngủ, ngay cả ban ngày cũng ngáp lên ngáp xuống, không kiểm soát được, lúc này bạn phải cẩn thận.
Cơ thể đang dùng tín hiệu thèm ngủ để báo hiệu một loại bệnh nào đó ” đeo bám” rồi.
Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ, da nửa mặt trắng bệch
Trong thời đại của dinh dưỡng quá thừa, thiếu máu vẫn còn khá phổ biến vì cách chế biến, thói quen dinh dưỡng thay đổi theo hướng bất lợi…
Mệt mỏi, buồn ngủ là triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu, cũng có thể kèm theo chóng mặt, đau đầu, ù tai, hoa mắt, không tập trung vv. Những triệu chứng này là do thiếu máu làm cho cơ bắp hoặc hệ thống thần kinh thiếu ô xy gây ra.
Biện pháp cải thiện: bổ sung sắt
Xuất hiện các triệu chứng trên, có thể đi đến bệnh viện kiểm tra máu hoặc 4 hạng mục thiếu máu thì có thể chẩn đoán được rõ ràng. Lúc này cần bổ sung thêm sắt và ngăn chặn thiếu máu tái phát lại.
2. Não thiếu oxy trầm trọng
Dấu hiệu nguy hiểm: thèm ngủ và phản ứng chậm chạp
Não thiếu ô-xy trong thời gian dài, ngoài việc gây ra buồn ngủ, mệt mỏi, thờ ơ, còn có thể gây ra một loạt các chứng về tâm thần, thần kinh như trí nhớ kém, hành vi bất thường, tính cách thay đổi…, đôi lúc nhìn giống như “ngơ ngẩn, phản ứng chậm chạp”.
Bộ não là trung tâm chi phối toàn cơ thể con người, lượng tiêu hao dưỡng khí của bộ não chiếm 25% tổng lượng tiêu hao dưỡng khí toàn cơ thể. Hiện tại nhiều văn phòng thường ở trong các tòa nhà không thoáng khí, không khí không lưu thông, cũng dễ dẫn đến tình trạng não thiếu oxy mãn tính.
Biện pháp cải thiện: Hãy hít thở sâu
Não thiếu ôxy thì cần tích cực tìm lý do, nếu cơ thể có bệnh gì đó thì phải tích cực chữa trị. Ngoài ra, tích cực cải thiện môi trường làm việc, thông gió,thông khí, tích cực tham gia tập thể dục dưỡng khí như đi bộ, chạy bộ, hít thở sâu vv.
3. Gan có vấn đề
Video đang HOT
Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ và vàng da
Rất nhiều người vì công việc phải thường xuyên uống rượu hoặc thích uống rượu, nhưng lại không biết cơ thể đang dần dần mệt mỏi, kèm theo vàng da, da thô ráp, chán ăn, ngán dầu mỡ, buồn nôn vv.
Biện pháp cải thiện: ăn ít dầu mỡ
Gan là cơ quan quan trọng cần phải “dưỡng”, công việc của gan rất vất vả, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng hết sức giảm bớt gánh nặng cho gan. Rượu gây nguy hại rất lớn cho gan cho nên những người bị bệnh gan nhất định không được uống rượu. Thời gian dài ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ cũng gây ra mỡ gan vì vậy cần khống chế dung nạp chất béo.
Ngoài ra, thời gian dài cảm thấy mệt mỏi, mất sức, buồn ngủ thì nên lập tức đi khám bác sỹ để tránh gây ra bệnh gan.
4. Bệnh tiểu đường đang phát tác
Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ và khó tỉnh dậy
Não thiếu ôxy trong thời gian dài ngoài gây ra buồn ngủ, mệt mỏi, tham ngủ ra, còn có thể gây ra một loạt mệt mỏi về thể chất, cảm thấy không muốn tỉnh dậy. Trong thực tế, bệnh nhân tiểu đường buồn ngủ vào ban ngày gấp đôi những người khác, vì đây là bệnh trao đổi chất, cho nên biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng, thiếu tính đặc trưng. Ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi lâu dài cũng có thể là do bệnh tiểu đường đang phát tác.
Biện pháp cải thiện: kiểm tra đường huyết
Định kỳ kiểm tra đường huyết, nếu đường máu chạm mức giới hạn, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra thêm, chẳng hạn như kiểm tra lượng dung nạp glucose, chẩn đoán sớm và tích cực điều trị, làm cho đường huyết được khống chế ở mức độ bình thường là biện pháp quan trọng nhất.
5. Chướng ngại hô hấp giấc ngủ
Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ và ngáy to như sấm
Chướng ngại hô hấp giấc ngủ ngoài dấu hiệu ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi, đêm ngủ lại ngáy to như sấm.
Nguyên nhân xuất hiện buồn ngủ, mệt mỏi là do trong khi ngủ hô hấp tạm ngừng gây ra thiếu ôxy cho cơ thể, cơ thể thiếu ô xy sẽ làm cho các bộ phận cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên ngưng hô hấp làm cho giấc ngủ sâu liên tục bị gián đoạn, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.
Biện pháp cải thiện: thay đổi tư thế ngủ
Nếu bạn có thói quen nằm ngửa để ngủ thì nên đổi thành nắm nghiêng, triệu chứng ngáy sẽ giảm đi. khi cần thiết nhờ sự trợ giúp của bác sĩ.
6. Tín hiệu của bệnh tim
Dấu hiệu nguy hiểm: ngay cả khi tỉnh ngủ cũng rất mệt mỏi
Mệt mỏi, yếu, mất sức là một triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim có thể làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trao đổi chất cũ mới (chủ yếu là lactic acid) có thể tích lũy trong các mô, kích thích dây thần kinh, gây ra mệt mỏi. Mệt mỏi có thể nhẹ hoặc có thể nặng, nhẹ có thể không cần để ý, nhưng nặng lại gây trở ngại cho công việc. Tuy nhiên, mệt mỏi do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với các bệnh khác gây ra bởi sự mệt mỏi. Ngoài triệu chứng mệt mỏi ra, còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở vv.
Biện pháp cải thiện: duy trì trọng lượng ở mức chuẩn
Bệnh tim quan trọng ở khâu phòng chống, trong cuộc sống khống chế trọng lượng cơ thể, bỏ thuốc lá. Chế độ ăn uống hợp lý, nên làm được “ba thấp”, đó là nhiệt lượng thấp, chất béo thấp và cholesterol thấp. Thường xuyên tập thể dục: giúp tăng cường chức năng tim, thúc đẩy sự trao đổi chất bình thường của cơ thể, đặc biệt là thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa sự xuất hiện của xơ vữa động mạch.
Dấu hiệu nguy hiểm: buồn ngủ trong thời kỳ “đèn đỏ”
Đông y học cho rằng, buồn ngủ trong thời kỳ “đèn đỏ” là do tỳ hư, khí huyết không đủ, hoặc thận tinh bị tổn thương gây nên. Thời kỳ đèn đỏ buồn ngủ do khí huyết không đủ gây ra thường xuyên xuất hiện ở những phụ nữ có thể chất suy yếu, biểu hiện là ít khí, lười nói chuyện, khó chịu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng.
Biện pháp cải thiện: Phụ nữ buồn ngủ trong thời kỳ đèn đỏ, thường ngày phải chú ý tăng cường hoạt động thể chất, chẳng hạn như chạy chậm, chơi bóng, chơi thái cực quyền vv, chọn một hình thức tập luyện mà mình yêu thích, kiên trì lâu dài. Trong chế độ ăn uống chú ý ít ăn thức ăn ngọt và béo. Mùa hè có thể ăn nhiều dưa hấu, mùa đông nên ăn nhiều củ cải ngọt, thường ngày cũng nên ăn cháo đậu đỏ, cháo lúa mạch, cháo kê. Tóm lại phụ nữ hay buồn ngủ trong thời kỳ kinh nguyệt, chỉ cần lưu ý trong cuộc sống hàng ngày và uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Theo dân trí
4 cách trị tắc mũi hiệu quả
Mùa thu khí hậu thiên về hanh, chúng ta thường hay cảm thấy mũi khô, dễ tắc mũi do khí trong người không lưu thông. Theo Đông y, có thể dùng cách mát-xa, đấm lưng... để làm giảm tình trạng tắc mũi, thậm chí có thể trị viêm mũi, phòng cảm cúm.
Mát-xa yết hầu
Nửa thân trên giữ thẳng, ngồi hay đứng đều được. Ngẩng cao đầu, vươn thẳng cổ, dùng tay mát-xa dọc theo yết hầu xuống dưới cho tới vùng ngực. Hai tay thay nhau mát-xa 30 lần/lượt, làm 3 lượt. Chú ý dùng lực vừa phải.
Công hiệu: Cách này có lợi cho yết hầu, có tác dụng ngưng ho, giải đờm.
Mát-xa mũi
Dùng phía ngoài 2 ngón tay cái thay nhau mát-xa sống mũi, hai bên cánh mũi cho đến khi có cảm giác hơi nóng. Làm 60 lần, sau đó mát-xa huyệt nghênh hương 20 lần (huyệt này nằm ở chỗ giao giữa cánh mũi và vùng giữa mũi và miệng). Mỗi ngày làm 1-2 lượt như trên.
Công hiệu: Thực hiện động tác mát-xa này thường xuyên có thể làm giảm chứng dị ứng của mũi với không khí lạnh.
Đấm lưng
Ngồi khoanh chân, lưng và eo giữ thẳng tự nhiên, hai mắt hơi nhắm, hai tay nắm hờ. Dùng lực vừa phải đấm dọc sống lưng và hai bên 3-4 lượt. Khi đấm cần nhịn thở, đồng thời cắn răng 5-10 lần, và từ từ nuốt nước miếng nhiều lần.
Khi đấm lưng làm từ dưới lên trên, sau đó từ trên xuống dưới tính là 1 lượt. Đấm dọc sống lưng trước, sau đó làm sang hai bên.
Công hiệu: Cách này có thể giúp lưu thông khí vùng ngực, thông kinh mạch vùng lưng, phòng cảm cúm, đồng thời cũng có công dụng kiện tì dưỡng phổi.
Hít thở sâu
Mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi thức dậy, nằm thẳng trên giường hô hấp bằng bụng, hít sâu sau đó thở ra từ từ. Lặp lại 20-30 lần.
Công hiệu: Cách này có tác dụng rèn luyện chức năng sinh lý cho phổi.
Phạm Thúy
Theo dân trí
Bài tập 5 phút giúp thư giãn đốt sống cổ Bệnh đau đốt sống cổ khiến không ít người khó chịu. Giới thiệu với bạn bài tập thư giãn đốt sống cổ chỉ với 5 phút mỗi lần vừa đơn giản, lại hiệu quả. Chuyển động trái phải Hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát...