Hệ lụy nguy hiểm từ “hội chứng rút lui” khỏi các hiệp ước quốc tế của Tổng thống Trump
Việc tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trọng yếu ký từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Donald Trump đang gây bất ổn cho an ninh toàn cầu, dù mục tiêu của ông là đàm phán một thỏa thuận “tốt hơn” với các bên khác như Trung Quốc.
Các chuyên gia cảnh báo về “hội chứng rút lui” khỏi các hiệp ước quốc tế của Tổng thống Trump. Ảnh: RT.
“Mỹ muốn rút khỏi thỏa thuận này bởi Trung Quốc. Hiện họ không thể phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung mới để đối đầu với Trung Quốc dù Trung Quốc không phải là một bên ký kết thỏa thuận đó” – cựu quan chức Lầu Năm Góc Michael Maloof bình luận.
“Mỹ đang tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc ở Thái Bình Dương và Trung Quốc có một loạt các tên lửa không hề che giấu” – nhà khoa học chính trị Iran Kaveh Afrasiabi nói thêm. Ông cũng kêu gọi tuyên bố của Tổng thống Donald Trump là “một động thái bất ngờ lui về kỷ nguyên chiến tranh Lạnh”.
Ông Maloof cho rằng, Washington cáo buộc Mátxcơva vi phạm hiệp ước INF nhưng chưa đưa ra được lời lý giải xác đáng. Ông Afrasiabi chỉ ra các hệ thống tên lửa AEGIS có khả năng phóng các loại tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF của Mỹ đang được triển khai ở Châu Âu, sát sườn Nga.
Trong khi đó, Paul Heroux – chính trị gia người Mỹ, đồng thời là nhà phân tích về Trung Đông – cho rằng: “Nếu có một số bằng chứng cho thấy Nga đã vi phạm hiệp ước thì Mỹ phải công khai chúng một cách rõ ràng”.
Các chuyên gia cảnh báo, “hội chứng rút lui” của ông Donald Trump làm suy yếu INF cũng như các hiệp ước quốc tế khác, gây bất ổn cho an ninh toàn cầu.
Video đang HOT
Một số chuyên gia cáo buộc Mỹ từ chối ngồi lại và đàm phán với Kremlin để xóa bỏ những bất đồng có liên quan tới thỏa thuận 1987 – hiệp ước nhằm loại bỏ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn từ 500-5.500km.
“Trên thực tế, chỉ có một cuộc họp giữa Mỹ và Nga trong một số năm qua. Nếu thực sự nghiêm túc muốn cải thiện vấn đề, nếu thực tế có một, họ sẽ ngồi lại và đối thoại. Nhưng ông Bolton dường như không muốn thương lượng với Nga” – ông Maloof lưu ý.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, việc rút khỏi Hiệp ước INF phù hợp với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Donald Trump. Theo đó, ông Donald Trump có thể muốn tìm cách đàm phán một thỏa thuận tốt hơn trong vòng 6 tháng.
Ông Afrasiabi cũng cho rằng, có khả năng Mỹ đang tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện mới, có thể có sự tham gia của các bên khác như Trung Quốc, để thay thế INF và không bao gồm tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ biển và phóng từ trên không.
Nhà khoa học chính trị người Iran cảnh báo, phương pháp tiếp cận và “hội chứng rút lui” khỏi các hiệp ước của ông Donald Trump là cực kỳ “nguy hiểm”, “gây mất ổn định trật tự thế giới”.
HẠ ANH
Theo Laodong
Trùm tình báo Mỹ thân chinh đến Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vụ nhà báo Saudi Arabia bị sát hại
Giám đốc CIA Gina Haspel đã lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22.10 để làm việc về vụ sát hại nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi.
Trùm tình báo Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ điều tra vụ nhà báo Saudi Arabia bị sát hại. Ảnh: Sputnik.
Thông tin do Reuters dẫn một nguồn tin thông thuộc với vấn đề này.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump chia sẻ với báo giới rằng, Washington đã cử một nhóm "những người rất tài năng" đi Thổ Nhĩ Kỳ thu thập các dữ kiện về cái chết của Khashoggi.
Hôm 22.10, AP dẫn lời Tổng thống Donald Trump cho biết, ông không hài lòng với những lời giải thích về cái chết của nhà báo Saudi Jamal Khashoggi và đang chờ báo cáo từ cấp dưới trở về từ khu vực này.
"Tôi không hài lòng với những gì tôi đã nghe được" - ông Donald Trump nói.
"Chúng tôi sẽ tìm ra chân tướng của vụ việc. Hiện chúng tôi có người ở Saudi Arabia. Chúng tôi có những nhân viên tình báo hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Họ sẽ trở lại vào tối nay hoặc ngày mai" - ông Donald Trump nhấn mạnh.
"Chúng tôi sẽ biết rất nhiều điều trong hai ngày tới về tình hình Saudi" - nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm.
Cũng trong ngày 22.10, cố vấn cao cấp Nhà Trắng Jared Kushner cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, Mỹ vẫn đang thu thập các dữ kiện trong vụ sát hại nhà báo của tờ Washington Post.
Tuần trước, Saudi Arabia tuyên bố, ông Khashoggi đã thiệt mạng trong một vụ ẩu đả tại lãnh sự quán. Riyadh cam kết điều tra và trừng phạt những người chịu trách nhiệm về vụ giết người.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng, còn nhiều nghi vấn về cái chết của nhà báo này vẫn chưa được làm sáng tỏ, do đó, Washington cần có hành động rõ ràng để đáp lại.
Nhà báo Jamal Khashoggi mất tích ở Istanbul vào ngày 2.10 sau khi đi vào lãnh sự quán Saudi Arabia và không quay ra. Vụ việc đã gây ra một sự phản đối kịch liệt ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như nhiều nước phương Tây.
Truyền thông Mỹ cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã chia sẻ với Mỹ các bản ghi âm và video cho thấy nhà báo ngoài 60 tuổi đã bị tra tấn và bị sát hại dã man bên trong lãnh sự quán Saudi Arabia.
Sputnik cho hay, nhiều công ty và giới chức Mỹ đã rút khỏi các dự án hoặc sự kiện có liên quan đến Riyadh sau vụ mất tích bí ẩn của nhà báo Saudi Arabia.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, ông sẽ đưa ra tuyên bố về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi trong cuộc họp đảng AKP hôm nay (23.10).
HẢI ANH
Theo Laodong
Ông Trump: Mỹ thừa tiền tăng cường hạt nhân đến khi Nga-Trung "giác ngộ" Tổng thống Donald Trump dọa nâng cấp kho vũ khí hạt nhân cho đến khi Nga và Trung Quốc quay lại lối suy nghĩ hành động hợp lý. Tên lửa đạn đạo chiến lược di động tầm trung Pershing 1B của Mỹ. Ảnh: Wiki Ông Donald Trump cho biết, những lời lẽ của ông hướng trực tiếp đến Mátxcơva và Bắc Kinh khi...