Hệ lụy nếu các nhà băng bị Moody’s hạ bậc tín nhiệm
Mặc dù vẫn đang hoạt động rất ổn định và hiệu quả, song nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn có thể bị Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s hạ bậc tín nhiệm.
17 ngân hàng Việt Nam đang bị Moody’s xem xét hạ bậc tín nhiệm
Hạ bậc tín nhiệm dù vô can
Moody’s vừa thông báo sẽ xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm của 17 ngân hàng Việt, bao gồm: ABBank, ACB, HDBank, Vietcombank, BIDV, LiênVietPostBank, MB, NamA Bank, OCB, SHB, TPBank, Agribank, VIB, VietinBank, MSB, VPBank và Techcombank.
Không chỉ vậy, trong số 17 ngân hàng này, Moody’s cũng dự kiến xem xét hạ bậc Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) và BCA được điều chỉnh của 4 ngân hàng và Đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (Đánh giá CR) của 9 ngân hàng. Riêng xếp hạng, đánh giá và triển vọng của Sacombank lần lượt ở mức Caa1 ổn định, caa2 là không bị ảnh hưởng bởi hành động lần này.
Tuy nhiên, theo Moody’s, việc xem xét hạ bậc đối với 17 ngân hàng Việt Nam không phải do sức tình hình tài chính của các ngân hàng này yếu đi mà chủ yếu do xếp hạng nợ có chủ quyền của quốc gia.
Trước đó vào ngày 9/10/2019, Moody’s cũng thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam (hiện ở mức Ba3). Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.
Trong khi theo Moody’s, mức độ tín nhiệm quốc gia là yếu tố đầu vào quan trọng để tổ chức này xếp hạng các ngân hàng Việt Nam, bởi mức độ tín nhiệm quốc gia ảnh hưởng tới đánh giá của Moody’s về khả năng hỗ trợ của Chính phủ cho các ngân hàng trong thời kỳ khó khăn. Nếu tín nhiệm của quốc gia bị hạ, Chính phủ sẽ khó hỗ trợ các nhà băng hơn, từ đó khiến tín nhiệm một số ngân hàng thấp đi. Bên cạnh đó, trong trường hợp BCA và/hoặc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của các ngân hàng hiện bằng tín nhiệm quốc gia hoặc đã chạm trần, Moody’s cũng sẽ phải hạ các đánh giá này xuống để đảm bảo tính tương xứng.
Video đang HOT
Vì thế, tác động của tín nhiệm quốc gia với các nhà băng sẽ khác nhau. Trong đó, các ngân hàng quốc doanh, gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV sẽ bị đánh giá lại về xếp hạng tiền gửi bằng nội tệ dài hạn và nhà phát hành nợ nội-ngoại tệ hiện đang ở Ba3 cùng với mức tín nhiệm với quốc gia.
Với các ngân hàng tư nhân như ACB, MB và Techcombank, các xếp hạng bị xem xét lại là BCA, tín nhiệm tiền gửi bằng nội tệ dài hạn và nhà phát hành nợ bằng nội tệ/ngoại tệ, do hiện cùng hạng với tín nhiệm quốc gia. Trong khi đó, đánh giá với ABBank, OCB, TPBank, VIB và VPBank chỉ giới hạn tại xếp hạng tiền gửi bằng ngoại tệ…
Gọi vốn quốc tế sẽ khó hơn
Bộ Tài chính Việt Nam đã lên tiếng không đồng tình với động thái này của Moody’s. Bởi theo Bộ Tài chính, đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Trong khi Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của Bên cho vay.
Bộ Tài chính cũng khẳng định việc Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét để hạ bậc chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ mà bỏ qua các nỗ lực Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong duy trì bình ổn kinh tế vĩ mô là chưa thực sự thuyết phục, và việc Moody’s đưa ra thông tin báo chí trong khi chưa chắc chắn về quy trình và cơ chế thanh toán các khoản vay được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có đối với cộng đồng các nhà đầu tư về khả năng trả nợ của Chính phủ và có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có bất cứ phản hồi nào khác từ phía Moody’s. Trong khi trong thông báo hạ bậc tín nhiệm đối với 17 ngân hàng Việt Nam, Moody’s cho biết họ không thể nâng xếp hạng của 17 ngân hàng, vì xếp hạng của các nhà băng này đang được xem xét để hạ bậc tín nhiệm. Tuy nhiên, Moody’s sẽ xác nhận xếp hạng của các ngân hàng với triển vọng ổn định, nếu Moody’s xác nhận xếp hạng chủ quyền của Việt Nam tại Ba3 với triển vọng ổn định. Ngược lại, Moody’s sẽ hạ xếp hạng và đánh giá của các nhà băng này nếu tín nhiệm của Việt Nam đi xuống.
Theo một chuyên gia ngân hàng, mặc dù Moody’s tuyên bố việc hạ bậc tín nhiệm đối với 17 ngân hàng (nếu có) không phản ảnh tình hình tài chính của các ngân hàng, nhưng động thái này chắc chắn cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của các ngân hàng Việt trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Điều đó sẽ khiến cho việc gọi vốn quốc tế từ bán cổ phần hay phát hành trái phiếu quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, chứ chưa nói gì tới việc tìm kiếm đối tác lược nước ngoài.
Trong khi đó, hiện có khá nhiều nhà băng đang nuôi hy vọng gọi vốn từ quốc tế sau thành công của VPBank trong việc phát hành trái phiếu quốc tế hồi đầu tháng 7 vừa qua. Đơn cử như SHB vừa xin ý kiến cổ động về việc phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế, bao gồm 200 triệu USD trái phiếu quốc tế tăng vốn cấp 2 có kỳ hạn 10 năm và 300 triệu USD trái phiếu quốc tế cao cấp có kỳ hạn 3-5 năm…
Thế nhưng, các kế hoạch này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nếu xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc. Ngay cả VPBank dù rất thành công khi huy động được tới 300 triệu USD trái phiếu quốc tế vừa qua, nhưng đợt phát hành tiếp theo trong chương trình phát hành nhiều lần theo tiêu chuẩn quốc tế (Eurobond Medium Term Note – EMTN) của VPBank trong 12 tháng tới với giá trị tối đa 1 tỷ USD có thể sẽ không được thuận lợi như thế nếu xếp hạng tín nhiệm bị hạ.
“Nhà đầu tư luôn căn vào điểm tín nhiệm để ra quyết định đầu tư. Bởi vậy, tín nhiệm bị hạ thấp cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng Việt sẽ phải trả lãi suất cao hơn để có được vốn trên thị trường quốc tế”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Thương chiến Mỹ- Trung hạ nhiệt, giá vàng tuần từ 14-18/10 sẽ ra sao?
Dù chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã tạm thời hạ nhiệt, nhưng giá vàng sẽ khó giảm sâu trong ngắn hạn.
Giá vàng quốc tế đã giảm xuống 1.473USD/oz sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một phần thỏa thuận thương mại.
Giá vàng quốc tế đã giảm khá mạnh, có thời điểm xuống 1.473USD/oz sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một phần thỏa thuận thương mại.
Theo đó, Trung Quốc đã nhất trí mỗi năm mua 40- 50 tỷ USD nông sản Mỹ, trong khi Mỹ đồng ý không tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ vào ngày 15/10 tới. Đồng thời, hai bên đã đạt được một số bước tiến mới trong các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến Huawei không nằm trong thỏa thuận này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận nói trên, nhưng vòng đàm phán trong giai đoạn 2 giữa hai nước còn rất cam go, nhất là việc sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc, cũng như các vấn đề liên quan đến Huawei. Bởi nếu Chính quyền Trump nhượng bộ Trung Quốc về những vấn đề này sẽ khó được Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc vẫn đang tìm mọi cách tháo gỡ vấn đề về Huawei. Do đó, hai bên sẽ khó đạt được thỏa thuận toàn diện để kết thúc chiến tranh thương mại trong ngắn hạn.
Đó cũng là lý do khiến các nhà đầu tư ngừng bán tháo vàng, thậm chí mua vàng trở lại, đẩy giá vàng phục hồi 15USD mỗi ounce lên mức 1.488USD/oz vào cuối tuần này.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng đã giảm nhẹ trong ngày 12/10 từ mức 41,75- 42,1 triệu VND/lượng xuống mức 41,4- 41,9 triệu VND/lượng. Theo đại diện của một số doanh nghiệp, lượng giao dịch mua vàng đã chững lại vì các nhà đầu tư lo ngại Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm đạt được thòa thuận chấm dứt thương chiến.
Trong khi đó, các vấn đề bất ổn ở Syria; căng thẳng Mỹ- Iran; bất ổn Brexit; kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại và có nguy cơ suy thoái... vẫn đang tiếp tục khiến các nhà đầu tư lo ngại và tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn, như vàng...
Ông George Gero, Giám đốc điều hành của Tập đoàn quản lý tài sản RBC cho rằng, việc Mỹ và Trung Quốc đạt được một phần thỏa thuận thương mại sẽ không khiến giá vàng giảm quá sâu, mà sẽ tiếp tục điều chỉnh, củng cố trong biên độ nhất định vì các nhà đầu tư sẽ tiếp tục có tâm lý chờ đợi, theo dõi các động thái tiếp theo từ Mỹ và Trung Quốc.
"Giá vàng có thể sẽ còn tiếp tục xoay quanh mức 1.500USD/oz trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu bị đẩy xuống dưới 1.470USD/oz, thì giá vàng vẫn có thể sẽ xuống 1.443-1.450USD/oz", ông George Gero nhận định.
Trong tuần tới, Mỹ sẽ công bố những số liệu kinh tế quan trọng, như doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, số liệu thị trường nhà ở... Trong đó, doanh số bán lẻ tháng 9 dự kiến chỉ tăng 0,3%. Với diễn biến kinh tế Mỹ trong tháng 9, nhiều khả năng số liệu này sẽ khó đạt được mức tăng trưởng như dự kiến. Nếu số liệu này giảm mạnh hơn dự kiến, sẽ buộc FED phải tiếp tục cắt giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng, qua đó tác động tích cực đến giá vàng.
Theo phân tích kỹ thuật, giá vàng vẫn tiếp tục xu hướng điều chỉnh, tích lũy trong ngắn hạn. Dù giá vàng đã và đang điều chỉnh ngắn hạn, nhưng các chỉ số kỹ thuật trên biểu đồ tháng vẫn còn tích cực, cho thấy triển vọng tăng giá vàng dài hạn vẫn chưa thay đổi. Theo đó, trong tuần từ 14-18/10, nếu vượt qua 1.502USD/oz, giá vàng sẽ lên vùng 1.512- 1.525USD/oz. Ngược lại, giá vàng sẽ điều chỉnh về 1.468USD/oz, kế tiếp là 1.444- 1.448USD/oz.
Theo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 14-18/10, trong số 17 chuyên gia phân tích của phố Wall, có 5 người (29%) dự báo giá vàng sẽ tăng; 8 người (47%) dự báo giá vàng sẽ giảm; và 4 người (24%) dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Trong khi đó, trong số 954 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 566 người (59%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 221 người (23%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 167 người (18%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Ngọc Anh
Theo Enternews.vn
VPBank huy động thành công 300 triệu USD trái phiếu quốc tế trong khuôn khổ chương trình EMTN 1 tỷ USD Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - VPB) vừa huy động thành công 300 triệu USD (tương đương hơn 7.100 tỷ đồng) thông qua phát hành trái phiếu quốc tế kỳ hạn 3 năm dưới sự tư vấn của các tổ chức danh tiếng là BNP Paribas, JP Morgan và Standard Chartered. Trái phiếu có lãi suất danh...