Hé lộ vị trí căn cứ hạt nhân Nga khiến Mỹ lo sốt vó
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy hòn đảo của Venezuela được Nga cân nhắc thiết lập một căn cứ quân sự phục vụ các máy bay ném bom hạt nhân Tu-160.
Máy bay ném bom chiến lược “Thiên nga Trắng” Tu-160 hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Simón Bolívar, Venezuela sau hành trình dài 10.000km. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo truyền thông Nga, Tổng thống Vladimir Putin đang cân nhắc việc triển khai máy bay ném bom siêu thanh Tu-160, hay còn có biệt danh là “Thiên nga Trắng” tới một trong những hòn đảo của Venezuela tại Biển Caribbean. Nhiều chuyên gia quân sự Nga cho rằng đây rất có thể là động thái nhằm răn đe nước Mỹ, đồng thời bảo vệ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Theo tạp chí Nezavisimaya Gazeta của Nga, ông Maduro – người nhiều lần lên tiếng cáo buộc Washington đang cố phá hoại quốc gia Nam Mỹ – không hề phản đối đề xuất được Moscow đưa ra.
Hòn đảo La Orchila của Venezuela tại Biển Carribean. Ảnh: Google Maps.
Một trong những hòn đảo được truyền thông Nga nhắc đến là La Orchila, nằm cách thủ đô Caracas của Venezuela 200km về phía đông bắc. Nằm cách Florida 2.380km và cách Puerto Rico 715km, La Orchila có thể được dễ dàng quan sát bằng các bức ảnh vệ tinh Google Earth.
Theo Daily Star dẫn lời Evan Ellis – chuyên gia về vấn đề Mỹ Latinh thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược của trường Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ, vào hồi năm 2013, Nga đã từng có ý định thiết lập một căn cứ ở La Orchilla. Do đó, truyền thông Nga có thể đã dựa vào thông tin này để đưa ra phỏng đoán rằng Moscow sẽ chọn hòn đảo làm nơi trú ngụ cho “Thiên nga Trắng”.
Vị trí của Đảo La Orchila ở ngay sát nước Mỹ. Ảnh: Google Maps.
Tuy nhiên, cũng theo ông Ellis, trong chuyến thăm của Tu-160 tới Venezuela vào tháng 12.2018, các máy bay Nga đã không hề ghé thăm đảo. Điều này cho thấy 2 khả năng: truyền thông Nga đang “phao tin vô căn cứ” hoặc Moscow “chưa hề có công tác chuẩn bị cho kế hoạch này”.
Có cùng quan điểm này, Evgeny Buzhinsky, cựu Trung tướng Hồng quân Liên Xô cũ, nhận định rằng thiết lập căn cứ cho máy bay ném bom hạt nhân tại đảo La Orchila – nơi cơ sở quân sự của Venezuela đang hiện diện – chỉ là phỏng đoán của truyền thông.
Theo ảnh vệ tinh, trên Đảo La Orchila đã có sẵn một đường băng. Ảnh: Google Maps.
Theo Daily Star, chuyến thăm của Tu-160 tới Venezuela cũng như tin đồn về việc Moscow dự định thiết lập căn cứ ở quốc gia Nam Mỹ đã khiến Washington cực kỳ lo lắng. Lý do là sự tồn tại của một căn cứ máy bay ném bom hạt nhân tại khu vực Caribbean sẽ làm thay đổi cán cân răn đe, quan sát lẫn nhau giữa Nga và Mỹ. Không chỉ có vậy, việc này rất có thể sẽ tạo ra một Khủng hoảng Tên lửa Cuba mới, đe dọa sự tồn vong của nền văn minh nhân loại.
Hiện tại, Điện Kremlin vẫn chưa lên tiếng bình luận về thông tin được truyền thông Nga đăng tải.
Theo Danviet
Kỷ niệm thành lập không quân tầm xa, Nga công bố về cuộc diễn tập Tu-160 và Tu-95
Nhân kỷ niệm 104 năm ngày thành lập lực lượng không quân tầm xa, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga công bố một video, ghi lại cảnh quay từ các cuộc diễn tập máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 và Tu-95MS.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Nga Tu-160 Thiên nga trắng.
Video giới thiệu một số những cảnh quay chuyến công tác của Tu-160 đến sân bay vùng Bắc Cực Anadyr và những hoạt động của các phi công Nga ở Venezuela. Đoạn phim ghi lại quá trình cất cánh, hoạt động của phi công trong chuyến bay, tiếp dầu trên không và các máy bay ném bom chiến lược tầm xa hạ cánh.
Lực lượng không quân tầm xa Nga được thành lập sau khi máy bay ném bom Ilya Muromets được đưa vào khai thác sử dụng trong quân đội Sa Hoàng. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, không quân tầm xa xuất kích 400 lần. Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa xuất kích 220.000 lần vào sâu trong vùng hậu phương phát xít, thả hơn 2 triệu quả bom các loại.
Theo Bộ quốc phòng Nga, ngày nay lực lượng không quân chiến lược tầm xa được trang bị máy bay ném bom chiếc lược chống tàu sân bay Tu-22M3 hiện đại hóa sâu, máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160, Tu-95MS, máy bay tiếp dầu Il-78 và những phương tiện bay đường không hiện đại khác. Lực lượng không quân tầm xa cũng không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trong năm 2018, không quân tầm xa Nga thực hiện hơn 20.000 giờ bay.
Trong những năm tới, lực lượng không quân chiến lược tầm xa sẽ được biên chế máy bay chiến lược Tu-160M2 phiên bản nâng cấp hiện đại hóa sâu. Tư lệnh trưởng lực lượng không quân chiến lược tầm xa, trung tướng Sergey Kobylash cho biết, đối phương và kẻ thủ tiềm năng sẽ không thể tin được khả năng chiến đấu của máy bay có thiết kế từ thời Xô Viết đến nay.
Trong cuộc phỏng vấn với báo "Sao Đỏ", tướng Sergey Kobylash kể về nhiệm vụ khó khăn mà các máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160 phải đối mặt trong chuyến thăm Venezuela. Đặc điểm quan trọng nhất của sứ mệnh là thời gian bay rất dài qua Đại Tây Dương và vượt qua các khu vực giông bão. Các phi công thể hiện tính chuyên nghiệp và trình độ kinh nghiệm cao, lựa chọn đường bay tốt nhất, vòng tránh các khu vực giông bão, kiểm soát mức tiêu hao dầu để đảm bảo bay đến đích.
Nhận xét về tuyên bố của đại sứ Mỹ tại Colombia Kevin Whitaker, gọi Tu-160 là "máy bay bảo tàng". Tư lệnh trưởng không quân tầm xa Nga, tướng Serge Kobylash trả lời:
- Tuyên bố của đại sứ là người không chuyên nghiệp và xuất phát từ từ duy bài Nga thiếu suy nghĩ. Trong toàn bộ lịch sử hàng không, máy bay chiến lược siêu thanh Tu-160, nếu nói về tốc độ, trần bay và tầm bay tối đa thì không có máy bay nào có được trên toàn thế giới. Tốc độ cực đại của máy bay ném bom khi chưa cải tiến, sử dụng động cơ Ukraine đã là 2.230km/h. Theo ông, đây là một tốc độ mà các máy bay chiến đấu đang phục vụ tại NATO không đạt được.
Hiện nay máy bay ném bom chiến lược Tu-160 mang tên lửa không được sử dụng để ném bom thông thường mà sẽ là bom lượn có điều khiển và tên lửa hành trình tầm xa. Với tốc độ và độ cao cho phép, máy bay tấn công hiệu quả từ xa mà không cần bay vào vùng phòng không của kẻ thù tiềm năng.
Tư lệnh trưởng lực lượng phòng không tầm xa cho biết, tính năng kỹ chiến thuật của Tu-160 không bị giới hạn. Các máy bay nâng cấp sẽ có hiệu suất tác chiến cao hơn nữa.
Công nghiệp hàng không kéo dài tuổi thọ của máy bay đến 45-50 năm. Máy bay được trang bị khoang lái, cabin hoàn toàn mới. Trong hệ thống lớn điều khiển máy bay là những hệ thống thứ cấp điện tử, máy tính và trí tuệ nhân tạo hoàn toàn mới, tích hợp với hệ thống thông tin môi trường tác chiến. Trong đó có hệ thống dẫn đường quán tính, thiên văn quán tính, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống điều chỉnh hướng bay vô tuyến từ các đài phát tầm gần. Hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không, tác chiến điện tử hoàn toàn mới, cho phép máy bay có thể tàng hình trước radar, chế áp được hầu hết các phương tiện phòng không hiện có và trong tương lai.
Theo Viettimes
Tuyên bố sốc: Ukraine sẽ không tồn tại nếu chiến tranh với Nga Ukraine sẽ không tồn tại nữa nếu xảy ra chiến tranh với Nga, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine Igor Smeshko tuyên bố trên kênh truyền hình "112 Ukraine". Binh sĩ Ukraine. "Chúng ta không thể cho thấy bất kỳ thành công nào, cả trong kinh tế lẫn về phát triển lực lượng vũ trang. Đúng, giờ đây chúng ta có...