Hé lộ về những quả cầu đen bí ẩn khiến Sydney đóng cửa các bãi biển
Hồi giữa tháng 10 vừa qua, những quả cầu đen bí ẩn trôi dạt vào bờ đã khiến 7 bãi biển ở Sydney, Australia phải đóng cửa.
Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, các nhà khoa học xác định đó là hỗn hợp phức tạp của nhiều chất thải khác nhau.
Hồi giữa tháng 10 vừa qua, những quả cầu đen bí ẩn trôi dạt vào bờ đã khiến 7 bãi biển ở Sydney, Australia phải đóng cửa. Ảnh: abc.net.au
Kết quả phân tích của các nhà khoa học Đại học New South Wales cho biết những quả cầu đen kích cỡ quả bóng tennis chứa hàng trăm thành phần khác nhau, trong đó có các phân tử từ dầu ăn, cặn xà phòng, thuố.c, m.a tú.y, thuố.c trừ sâu và “hóa chất vĩnh cửu” PFAS. Điều này khác với kết quả phân tích ban đầu của một hội đồng địa phương, cho rằng những quả cầu này là những cục hắc ín, hình thành khi dầu tiếp xúc với các mảnh vụn và nước, sau sự cố rò rỉ hoặc tràn dầu trên biển.
Theo đó, phân tích toàn diện mới chỉ ra các quả cầu này có thành phần chủ yếu là carbon có nguồn gốc từ thực vật và động vật chứ không phải carbon từ nhiên liệu hóa thạch.
Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này cũng phù hợp với tình trạng ô nhiễm từ nước thải và dòng chảy công nghiệp hiện nay. Theo đó, những quả cầu này có khả năng bắt nguồn từ một nguồn thải chất thải hỗn hợp. Do thành phần phức tạp của những quả cầu này và thời gian chúng ở trong nước, nên phải cần thêm thời gian để xác nhận nguồn gốc chính xác của chúng.
Giới chức bang trước đó tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc mọi đối tượng chịu trách nhiệm về tình trạng ô nhiễm này.
G20 khẳng định mạnh mẽ cam kết chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Kết thúc các cuộc thảo luận trong tuần này ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã tái khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
Khí thải bốc lên từ một nhà máy điện ở Winfield, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung được các bộ trưởng ngoại giao, tài chính, môi trường và khí hậu cùng các thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 đưa ra ngày 25/10, trong đó nêu bật tầm quan trọng của việc thực hiện các cam kết đã đề ra tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra hồi năm ngoái ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Theo tuyên bố, các nước G20 sẽ tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng "trong thập kỷ quan trọng này" để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 từ nay đến năm 2050. Quá trình chuyển đổi này sẽ được thực hiện một cách công bằng, có trật tự và đảm bảo không để lại bất kỳ quốc gia hay cộng đồng nào phía sau.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng bày tỏ hoan nghênh đối với kết quả đầy tham vọng đã đạt được tại COP28. Đây được xem là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh các lãnh đạo tài chính toàn cầu tụ hội tại Washington để tham gia Hội nghị thường niên của Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Hồi tháng 12 năm ngoái, các nước tham dự COP28 đã thông qua một thỏa thuận về khí hậu, trong đó lần đầu tiên từ trước đến nay kêu gọi thế giới tiến tới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Đây được xem là bước ngoặt đối với thế giới trong công cuộc cắt giảm khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Nhiên liệu hóa thạch hiện đang tạo ra khoảng 75% tổng lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra. Các nhóm phi chính phủ đang hối thúc Nhóm G20 đẩy nhanh các biện pháp nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.
Một máy bay của hãng Air New Zealand bị đ.e dọ.a đánh bom Truyền thông Australia đưa tin ngày 19/10 đã xuất hiện thông tin đ.e dọ.a đánh bom trên một máy bay của hãng hàng không Air New Zealand tại sân bay Sydney. Máy bay của hãng hàng không quốc gia Air New Zealand cất cánh từ sân bay ở Sydney, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo Sky News Australia, sự cố liên quan đến...