Hé lộ “truyền thuyết” phố dân chơi ở Hà Thành
Nhiều chiêu lách luật, quản lý lỏng lẻo đã khiến cho không chỉ những khách hàng của tiệm cầm đồ mà ngay cả chủ tiệm cũng phải nếm “trái đắng”. Dường như mảnh đất màu mỡ cho tội phạm hiện vẫn đang bị “bỏ ngỏ”?
Phố cầm đồ cho “dân chơi”
Đặng Dung – con phố mà mới chỉ nhắc tên đã khiến rất nhiều người dân Hà Nội nghĩ ngay tới “mặt hàng” chủ lực của nó, đó là những tiệm chuyên cầm đồ “xịn” cho dân chơi với giá cả khá hữu nghị. Tuy vị thế của nó đã ít nhiều bị suy chuyển, song hiện tại nó vẫn đang là địa chỉ tin cậy của những ai cần vay nóng.
Một đêm tháng 4, chúng tôi có mặt tại con phố dân chơi được mệnh danh là đệ nhất Hà thành về khoản cầm đồ. So với vài năm trước đây, con phố này đã có chút đổi khác. Vẫn là những tiệm cầm đồ san sát, đèn đuốc sáng choang, nhưng đã có một quán cà phê và một nhà hàng khá sang trọng mọc lên giữa tuyến phố.
Khách chính của phố dân chơi là các “cầu thủ” (dân cá độ bóng đá) và chị em “dân chơi”. (Ảnh minh hoạ)
Tân – một chủ tiệm cầm đồ ở phố dân chơi này vừa mới nhượng lại cửa hàng cho một đại gia khác để chuẩn bị mở quán cà phê – kể: Cách đây hơn chục năm, có thể gọi Đặng Dung là… con phố chết.
Con phố dân chơi này nằm kẹp giữa hai tuyến đường một chiều là Phan Đình Phùng và Quán Thánh, con phố này sẽ vẫn mãi êm đềm, vắng lặng nếu như không có ngày, một nữ đại gia phố cổ tên Hiền ôm cả tỉ đồng đến… mở tiệm.
Nguyên tắc của các tiệm cầm đồ ở đây là cầm cao, sát giá, lãi suất thấp, bảo quản đồ tốt. Năm 1997 – 1998, Hà Nội đua xe “”rộ”" nhiều “”đội đua”" tìm đến đây cầm xe vì giá cầm cao ngất ngưởng: một con “”rim chiến”" (Dream II Thái Lan) cầm được 20 triệu đồng. Khách có thể yên tâm “”gửi”" vào kho mà không lo mất một con ốc, đừng nói chuyện đổi đồ.
Với khách lạ, các hiệu cầm đồ ở Đặng Dung cho cầm quá thời hạn 5-15 ngày; khách quen cho cầm… 1 năm, thích thì lên trả lãi theo tuần, theo tháng.
Vào khoảng 22h, tôi và Tân đang ngồi nhấm nháp chén trà nóng tại vỉa hè thì gặp một đội hình “ca sĩ” từ đâu “bay” đến. Ba cô gái trẻ, cô nào cô nấy áo hai dây trễ ngực, quần đùi ngắn tới chỗ không thể ngắn được nữa, đỗ xịch trước một tiệm cầm đồ. Một cô đứng ngoài trông xe, còn hai cô đi thẳng vào trong nhà.
“Bọn này chắc là thắng lô đến để “nhổ” đồ về đây mà”- Tân ghé tai tôi nói nhỏ. Lát sau, mấy cô gái đi ra mỗi cô cầm trên tay một chiếc điện thoại di động bấm loách choách.
Theo lời Tân, dù được mệnh danh là phố cầm đồ – phố dân chơi cho nhà giàu, song khách hàng chính của phố lại là các “cầu thủ” (dân cá độ bóng đá) và đám “hàng họ” (gái bán dâm, gái đú).
Cứ tầm khoảng 5, 6 giờ chiều các cầu thủ lại đem xe cộ, điện thoại… ra cầm để lấy tiền úp đề, rải lô và bắt bóng. Với mức giá 2.000 đồng/ngày cho món hàng dưới 1 triệu đồng và 3.000 đồng/ngày cho món trên 1 triệu đồng, có thể nói bước giá như vậy là “ngon” nhất Hà Nội rồi. Đám hàng họ sau giờ sát phạt cũng cần ít tiền để rải con lô dăm ba chục điểm nhằm gỡ gạc.
Ở phố dân chơi này có cặp “vợ chồng” điển hình của mô-tip chồng cầu thủ – vợ ca sĩ hiện đang khá nổi trong giới “Hoàn Mỹ”. Thanh Tuấn sau vài chuyến đi buôn bán xuôi ngược kiếm được tí vốn liền về lại thủ đô làm ăn.
Cờ bạc đãi tay mới, Tuấn ăn một lúc bảy trận cả Ngoại hạng Anh, Series A của Italia và Champions League… Thế nhưng sau đó liền tù tì ba tuần, không hôm nào Tuấn thắng nổi một trận cho nên vốn liếng cũng… lặn luôn. Cũng qua bóng bánh mà Tuấn quen được Lan – một “ca sĩ” quán nhậu mà nghề chính là… buôn bán vốn tự có.
Chiều nào người ta cũng thấy cặp “vợ chồng” cưỡi SH mò lên phố dân chơi. Thường là cắm đồ để lấy tiền “quay vòng vốn”. Cũng có khi gặp may, cả hai lại tự thưởng cho mỗi người một chiếc điện thoại di động vào loại “cáu cạnh”.
Nhắc tới điện thoại di động, Tân kể tiếp. Thực ra, người ta cứ hay quan niệm điện thoại trên Đặng Dung là “hàng xịn”, là đồ thanh lý từ các tiệm cầm đồ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, điện thoại Trung Quốc ồ ạt tràn về, và không ít những ông bà chủ ở Đặng Dung nhập hàng, lợi dụng danh nghĩa hàng “cắm” để bán với giá cao.
Video đang HOT
Cũng chính vì lý do này, thương hiệu Đặng Dung đã ít nhiều bị phai nhạt. Bây giờ, đám dân chơi bắt đầu… chuyển dịch ra một số khu vực khác. Đó là khu Phùng Hưng, Láng, một số tiệm nhỏ lẻ ở Phó Đức Chính, Phạm Hồng Thái…
Sẽ là thiếu sót nếu nhắc tới những phố cầm đồ mà không đề cập tới các “họ nhà gia” (đại gia) của làng cầm đồ Hà thành. Có thể nói, họ mới là người chủ thực sự, đứng phía sau “sân khấu” để điều hành thị trường cầm đồ.
Công an quận Ba Đình kiểm tra định kỳ các tiệm cầm đồ trên địa bàn phố dân chơi.
Đại gia H. “liều” là chủ một dãy tiệm cầm đồ liên hoàn trên phố dân chơi khởi nghiệp từ một tiệm nhỏ tí xíu có 5-6m2 với số vốn vài ba trăm triệu, sau vài năm số tài sản của H. “liều” đã tăng gấp hàng chục lần. Và công việc hiện tại của H. “liều” bây giờ không phải là đứng quầy ghi sổ sách nữa. H. “liều” giao toàn bộ quyền điều hành cho một người khác, còn H. “liều” chỉ việc đi ăn, uống và… quan hệ. Rất ra dáng doanh nhân!
Những dạng như H. “liều” ở đất Hà thành này có cả trăm. Song nhắc tới T. “mo” thì những ai trong giới cầm đồ hầu như đều phải ngả nón. Không ai biết chính xác, song số vốn của của T. “mo” không dưới vài trăm tỉ đồng. Một dãy cửa hiệu cầm đồ trên phố Phùng Hưng, Láng Thượng… đều là do T. “mo” mở ra.
Một đàn em của T. “mo” tiết lộ, nghề gì cũng có cái mánh của nó. Trong nghề cầm đồ thì nhiều khi các chủ tiệm thích đồ… vô chủ hơn. Bởi vì thứ nhất, đồ này sẽ “dìm” được giá, và khả năng chủ quay lại “nhổ” là không cao. Do đó sẽ bán được giá hời.
Ví dụ một chiếc xe SH vô chủ, cắm chỉ được tầm 9-10 triệu đồng. Tới khi phát mại tài sản thì bỏ rẻ các chủ tiệm cũng bán được 20-30 triệu. Và dĩ nhiên, những đồ vô chủ này sẽ không bao giờ được ghi vào sổ sách mà được lưu trong một “sổ chìm” khác. Đây chính là một nguy cơ lớn về việc tiếp tay cho các hành động phạm tội như trộm cắp, cướp giật…
Một “món” ưa thích của các chủ tiệm cầm đồ là giấy tờ nhà đất. Thường những ai đi cắm nhà, nhất là đoạn trên quận Ba Đình, Hoàn Kiếm… thì phải cần số tiền hàng tỉ đồng. Và với lãi suất 2.000-3.000đồng/triệu/ngày thì đây mới thực sự ra tấm ra món. Nhưng để được cho vay, thì người vay sẽ phải ra công chứng, viết giấy bán nhà cho chủ tiệm cầm đồ. Sau đó, người vay sẽ phải viết tiếp một giấy vay nợ, cam đoan sẽ trả đủ trong x (ngày), nếu không căn nhà đó sẽ có chủ mới.
Lắm lúc một chủ tiệm cầm đồ không kham nổi vì số tiền cho vay lên tới vài tỉ đồng thì sẽ phải liên kết với các chủ tiệm khác, đồng thời “cắt phế” khoảng 30% lãi suất.
Theo VTC
Đi tìm gà chín cựa trong truyền thuyết trên đất Tổ
Những tưởng món vật lễ hỏi cưới công chúa Mị Nương mà Sơn Tinh tìm được chỉ có trong truyền thuyết, thì nay, ngay giữa núi rừng Phú Thọ, ở nơi "thâm sơn cùng cốc" của xã Xuân Sơn, tại bản làng nguyên sơ của người Dao, tôi đã "tận mục" loài gà quý.
Nơi ở của "gà truyền thuyết"
Không phải riêng ai mà ngay bản thân tôi lâu nay cũng nghĩ rằng, gà chín cựa cùng với "voi chín ngà, ngựa chín hồng mao" chỉ là những loài vật mang màu sắc huyền thoại. Ấy vậy, sự thực lại hoàn toàn trái ngược, tại bản Cỏi, xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ đã và đang tồn tại thứ gà trong truyền thuyết ấy, mà người dân ở đây vẫn gọi với nhau bằng cái tên "Chúa gà".
Muốn tìm đến bản Cỏi không có con đường nào khác là phải leo đồi, băng rừng và vượt qua những con suối tràn bờ chảy chắn ngang đường. Đi đến được bản Cỏi cũng có nghĩa là đã đi đến nơi tận cùng của xã Xuân Sơn, quang cảnh bản rất hoang sơ, vắng lặng, chỉ vài ba nóc nhà nhấp nhô ẩn hiện trong làn sương mờ của núi rừng tây bắc.
Người dân ở bản và cũng là chủ nhân của loài gà chín cựa là những người dân tộc Dao, đã sinh sống từ hàng ngàn năm nay ở xứ "thâm sơn cùng cốc" này. Cuộc sống của họ chủ yếu tự cung, tự cấp, đồ ăn thức uống đều khai thác từ thiên nhiên mà ra, gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Đi dạo một vòng quanh bản, thấy một lão nông trạc 60 tuổi đang lúi húi đan chụp nhốt gà, nghĩ bụng chắc nhà có nuôi gà, tôi liền vào hỏi thăm và quả thật không ngoài dự đoán. Tôi được lão nông tên Nguyễn Văn Gương, cho biết: "Ở bản Cỏi này nhiều nhà nuôi gà chín cựa lắm, nhưng vì vừa rồi có trận đại dịch, chết nhiều quá, người dân bàn nhau đem hết số gà còn lại lên trên các ngọn đồi, dựng nhà sàn, chuồng trại để nuôi và trông nom luôn trên đó cho đỡ bị dịch bệnh tấn công.
Một chú gà chín cựa ở trang trại gà của bác Nguyễn Văn Gương, bản Cỏi, Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ
Khi tôi bày tỏ ý định muốn lên thăm trại gà chín cựa một lần, lão nông Gương ra vẻ ái ngại, tôi hỏi lý do thì lão nói: "Trại gà gần đỉnh đồi, đường xa và dốc lắm, cậu có đi được không?".
Đã mất công đi đến tận đây, lại sẵn cái tính hiếu thắng của tay viết báo trẻ đang muốn được khám phá những điều mới lạ, tôi nói quả quyết: "Được chứ bác, bác cứ cho cháu đi theo lên trại gà, để xem gà chín cựa một lần cho biết". Thấy tôi như vậy, lão nông liền đồng ý, bảo tôi đợi lão lấy ít dụng cụ để mang lên chỗ ở của &'chúa gà".
Len lỏi theo ngay một con đường nhỏ sau vách nhà sàn của lão nông Nguyễn Văn Gương, tôi bắt đầu cuộc hành trình đi lên trại gà để được mục sở thị thứ lễ vật đã góp phần giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và cưới được con gái của Vua Hùng.
Đường đi lên đồi, chỉ có dốc chứ chả có lấy một chút đường bằng để nghỉ ngơi, đi được hơn nửa tiếng, bước chân tôi đã rã rời.
Thấy vậy, ông Gương chỉ tôi một phiến đá bảo tôi ngồi nghỉ chút lấy sức, trong lúc tôi thở không ra hơi lão nông nói với tôi "không phải mình cậu đòi lên đây đâu, nhiều người cũng xin đi, nhưng toàn đang đi mệt quá rồi xin quay xuống".
Gà chín cựa không chỉ có gà trống mà có cả ở gà mái
Những lời đó của lão nông lại càng khiến tôi quyết tâm phải leo đến nơi cho bằng được, quãng đường còn lại, tôi gần như đi theo kiểu bò lết trên mặt đất vì dốc cao quá, phải mất gần 2 tiếng, tôi mới đặt chân được đến khu trại gà chín cựa.
Mỗi khu trại gà của các gia đình ở đây đều phải nuôi cách xa nhau, để lỡ nhỡ trại này bị dịch không lây lan sang trại nhà khác, lão Gương nói.
Nói rồi không để tôi phải đợi lâu, lão nông Gương đi tìm bắt gà chín cựa trong khi tay tôi đang lăm lăm chiếc máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc "nghìn năm có một" này.
Gà chín cựa ngay từ lúc còn bé đã có thể dễ dàng phát hiện
Cầm trên tay một chú gà thuộc giống chín cựa, lão nông cho biết: "Gà chín cựa nghĩa là phải tính cả ngón chân và cộng thêm cựa mọc ra trên khuỷu chân gà, không phải chỉ có gà chín cựa mà còn có gà 10, thậm chí là 11 hay 12 cựa. Nhưng theo truyền thuyết thì những con có vừa tròn 9 cựa mới là những con hoàn hảo nhất, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua. Bởi vậy, nên cách gọi gà chín cựa là để chỉ giống gà nhiều cựa đặc biệt nơi đây".
Trong cùng một lứa, cùng một mẹ đẻ ra vẫn có những con gà thuộc loại gà chín cựa và có con không có cựa nào. Nếu là gà nhiều cựa, từ khi còn bé đã có thể nhận thấy rõ ở khuỷu chân. Gà nhiều cựa thân hình mảnh dẻ, bình thường hay chạy lên đồi nứa, nương rẫy đào giun, bắt dế, thỉnh thoảng mới nhận được nắm ngô, nắm gạo của chủ nuôi.
Giống gà chín cựa đi ăn từ 4 giờ sáng đến tối thì tự động về chiếc chuồng quây bằng phên nứa, lợp lá cọ, chẳng phải bắt nhốt gì cả. Được 5 - 6 tháng tuổi, gà trống nặng chừng 7 - 8 lạng, bắt đầu trổ mã, tập gáy. Gà mái nặng chừng 5 - 6 lạng thì đã đòi nhảy ổ và thịt được rồi.
Gà chín cựa rất khỏe, đặc biệt là đôi chân của chúng rất linh hoạt, muốn bắt một con gà chín cựa cũng không phải chuyện dễ, nều như không nhốt trong chuồng mà muốn bắt chỉ có cách quăng lưới hoặc dùng nỏ ngắm bắn.
Những con gà thuộc loài chín cựa thường rất hiếu chiến, lão nông Gương thường phải nhốt riêng chúng ra một chuồng khác, nếu không rất dễ nảy sinh "hỗn chiến", đàn gà sẽ hoảng loạn khó nuôi.
Một điều đặc biệt mà ông Gương kể đó là gà chín cựa chỉ thích hợp sống ở khí hậu của vùng bản Cỏi này mà thôi, cứ hễ mang đi đâu đó là "10 con chết chín, 1 con gật gù", họa lắm mới có được con sống sót. Nhưng dù có sống đi chăng nữa thì cũng không thể có được thể chất và sức khỏe giống như gà chín cựa ở đất Xuân Sơn này.
Nguy cơ diệt chủng gà chín cựa
"Hữu xạ tự nhiên hương", tiếng đồn về việc xuất hiện gà chín cựa ở Xuân Sơn đã khiến nhiều cánh thương gia đến lùng mua gà chín cựa đem về dưới xuôi kiếm lời.
Trung bình nếu mua tận gốc ở bản Cỏi gà chín cựa có giá khoảng 350.000/kg, nhưng khi đem về bán, các thương lái thường đưa ra những giá cao ngất ngưởng từ 1tr - 2tr/1kg. Tuy nhiên, hầu hết người tìm mua gà chín cựa dưới đồng bằng đều thuộc tầng lớp khá giả, muốn thưởng thức "của ngon vật lạ" nên dù giá cao, họ vẫn mua cho bằng được.
Gà chín cựa đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Xuân Sơn
Điều đáng nói là từ khi gà chín cựa bị đem đi tiêu thụ, lại thêm các trận đại dịch hoành hành, số lượng gà chín cựa ở Xuân Sơn đã giảm một cách đáng kể. Ở bản Cỏi đã xuất hiện các cửa hàng chuyên săn lùng để thu mua gà chín cựa, nhiều quán đặc sản núi rừng đã bắt đầu mọc lên nhan nhản ở quanh khu vực xã Xuân Sơn mà đặc sản chính là gà chín cựa, thứ báu vật trong truyền thuyết.
Trưởng bản cỏi Đặng Vĩnh Phúc cho biết "Sở dĩ người Dao tôn sùng và coi trọng gà 9 cựa bởi nó là con của thần rừng, thần núi.... Cũng chính vì lý do đó mà gà 9 cựa trong bản đã bị nhiều lái buôn và không ít khách du lịch ráo riết săn lùng mua bằng được với giá cao "ngất trời" để đưa về xuôi làm "quà".
Cứ cái đà này, chẳng mấy chốc bóng dáng các "chúa gà" sẽ biến mất khỏi cộng đồng người Dao chúng tôi. Bởi thế, hiện nay, trong bản luôn phải tuyên truyền cho người dân phải biết giữ gìn cẩn thận thứ "bảo bối" hiếm hoi này.
Trước nguy cơ mai một giống gà quý hiếm có trong truyền thuyết của dân tộc, đã đến lúc chúng ta cần đưa gà 9 cựa vào danh mục động vật cần được bảo tồn khẩn cấp. Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán trái phép để bảo tồn thứ báu vật trong truyền thuyết của mảnh đất các Vua Hùng.
Kinh Vân
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đi tìm gà 9 cựa trên đất Tổ Không chỉ có trong truyền thuyết, gà 9 cựa mà vua Hùng thứ 18 đòi Sơn Tinh và Thủy Tinh phải dâng nộp cùng các lễ vật voi 9 ngà, ngựa 9 hồng mao nếu muốn cưới công chúa Mỵ Nương, đã tồn tại bao đời nay ở ngay vùng đất Tổ. Đến đất Tổ Phú Thọ, khi tôi hỏi về gà 9...