Hé lộ tình trạng sức khỏe của ông Bill Clinton
Một người phát ngôn cho biết, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sẽ tiếp tục nằm viện đến hết ngày 17/10 điều trị nhiễm trùng máu.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (Ảnh: AFP).
“ Sức khỏe của cựu Tổng thống Clinton tiếp tục có tiến triển trong vòng 24 giờ qua. Ông ấy vẫn phải nằm viện qua đêm tại Trung tâm y tế UC Irvine để tiếp tục điều trị bằng kháng sinh trước khi được xuất viện vào ngày mai (17/10)”, Sputnik dẫn lời bà Angel Urena, một phát ngôn viên của ông Clinton, cho biết hôm qua. Bà Urena nói: “Tất cả các chỉ số sức khỏe đang có xu hướng đi đúng hướng. Lượng bạch huyết của ông ấy đã giảm đáng kể”.
Người phát ngôn này cho biết thêm, hiện tinh thần của ông Clinton rất tốt, ông dành thời gian với gia đình, tiếp bạn bè, theo dõi các trận đấu bóng và hy vọng sớm được trở về nhà.
Video đang HOT
Hôm 16/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cho biết, bệnh tình của ông Clinton không nghiêm trọng và sẽ sớm được xuất viện.
Ông Clinton, 75 tuổi, nhập viện tối 12/10 sau khi cảm thấy không được khỏe khi tham dự một sự kiện của quỹ từ thiện. Ông được chẩn đoán nhiễm trùng máu, không liên quan đến Covid-19. Kể từ khi nhập viện, ông Clinton nằm ở khu vực chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, được truyền dịch cùng thuốc kháng sinh.
Từ lâu, ông Clinton đã gặp một số vấn đề về tim mạch. Năm 2004, ông từng phải mổ tim và đặt stent vào năm 2010. Kể từ đó, ông bắt đầu ăn chay để cải thiện sức khỏe.
Căn bệnh khiến Bill Clinton nhập viện nguy hiểm thế nào
Cựu tổng thống Bill Clinton nhập viện do chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, là bệnh phổ biến ước tính 8 triệu đến 10 triệu người mắc mỗi năm.
Ông Bill Clinton đã nhập viện và điều trị tại khu hồi sức tích cực của Trung tâm Y tế Irvine, Đại học California, hôm 12/10. Tiến sĩ Alpesh Amin, chủ nhiệm y khoa tại trung tâm và bác sĩ chính của ông Clinton, bà Lisa Bardack, cho biết ông đã được tiêm thuốc kháng sinh, truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Sau hai ngày điều trị, lượng bạch cầu của ông có xu hướng giảm, cơ thể đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh.
Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất phổ biến ở người lớn tuổi, có thể nhanh chóng lan vào máu. Đây là tình trạng nhiễm trùng các phần của đường tiết niệu, có liên quan đến niệu đạo, thận hoặc bàng quang.
Bệnh đặc trưng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn trong nước tiểu. Thông thường, nước tiểu chỉ là sản phẩm phụ của hệ thống lọc (thận), di chuyển qua hệ thống tiết niệu và không chứa vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống tiết niệu từ bên ngoài cơ thể, gây ra các vấn đề nhiễm trùng và viêm, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến. Mỗi năm, có từ 8 triệu đến 10 triệu người phải đến gặp bác sĩ vì tình trạng này. Bệnh rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, như trường hợp của cựu tổng thống Bill Clinton. Có đến 25% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết mà nguyên nhân ban đầu là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc trưng của bệnh là viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu trên và thận.
Thông thường, các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu được điều trị tích cực. Bác sĩ cần ổn định huyết động và phổi hoặc sử dụng kháng sinh trong vòng một giờ sau khi có chẩn đoán. Ở trường hợp của ông Clinton, bác sĩ đã tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch, sau đó sẽ chuyển dần sang kháng sinh đường uống. Các chỉ số quan trọng của ông đều đã ổn định.
Bill Clinton tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu Bloomberg tại New York, Mỹ, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters
Cựu tổng thống Clinton hiện 75 tuổi, đã phẫu thuật tim vào năm 2004, sau đó, ông được đặt hai stent mở động mạch vào năm 2010.
Ca phẫu thuật năm 2004 kéo dài 4 giờ tại Bệnh viện Lão khoa New York. Ông nhập viện trong tình trạng tức ngực và khó thở. Ban đầu, cựu tổng thống Mỹ cho rằng nguyên nhân là mùa vận động tranh cử căng thẳng, thói quen tập thể dục và tình trạng trào ngược dạ dày.
Đội ngũ y tế, dẫn đầu là bác sĩ Craig R. Smith, sau đó chẩn đoán ông Clinton mắc bệnh tim và bị tắc nghẽn ở một số động mạch. Các bác sĩ đã lấy hai động mạch ngực và một tĩnh mạch ở chân gắn vào động mạch ở tim, đồng thời loại bỏ phần tắc nghẽn.
Tiến sĩ W. Randolph Chitwood, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch tại Đại học East Carolina, cho biết tình trạng của ông Clinton khi đó đã ở ngưỡng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi hồi phục, ông vẫn có thể tiếp tục "lối sống năng động đặc trưng".
Đến năm 2010, ông một lần nữa nhập viện và phải đặt hai stent mở động mạch vành để hồi phục lưu lượng máu. Theo tiến sĩ Allan Schwartz, trưởng khoa tim mạch của Bệnh viện Lão khoa New York, sau ca phẫu thuật năm 2004, ông Clinton đã tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Stent là một ống kim loại hoặc ống nhựa được dùng để mở rộng những lòng mạch bị tắc nghẽn. Ví dụ, khi số lượng choresterol tích tụ làm tắc nghẽn động mạch, stent được sử dụng để giúp lưu thông máu trở lại và giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim. Đặt stent còn giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch trong não, mở thông các đường dẫn khác trong cơ thể, chẳng hạn ống mật, đường dẫn khí trong phổ, đường tiết niệu và động mạch chân.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhập viện Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải nhập viện và vào phòng chăm sóc tích cực vì bệnh nhiễm trùng, nhưng ông đang hồi phục và có tinh thần tốt. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (Ảnh: Reuters). ABC News dẫn thông báo ngày 14/10 từ phát ngôn viên của ông Clinton, Angel Urea, cho biết hôm 12/10 rằng ông Clinton đã được...