Hé lộ tình hình thiếu lương thực “căng thẳng” ở Triều Tiên
Giá nhiều mặt hàng kể cả thiết yếu hay không thiết yếu ở Triều Tiên có xu hướng tăng mạnh gần đây do tình trạng thiếu lương thực vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thừa nhận, tình hình lương thực ở Triều Tiên đang khá “căng thẳng” (Ảnh: EPA).
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 16/6 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết, kinh tế Triều Tiên đã có dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm 2021 nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn “căng thẳng”.
“Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo do thiệt hại từ trận bão năm ngoái”, ông Kim nói. Ông Kim cũng nhấn mạnh, đại dịch kéo dài đòi hỏi đảng Lao động Triều Tiên phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.
Video đang HOT
Ngành nông nghiệp Triều Tiên vẫn đang phục hồi sau đợt thiên tai năm ngoái. Việc thay thế nguồn cung thực phẩm nội địa bằng nguồn nhập khẩu lại khó khăn do Triều Tiên về cơ bản vẫn đóng cửa để phòng dịch Covid-19.
Tình trạng thiếu lương thực đã khiến nhiều mặt hàng ở Triều Tiên đội giá. Ở thủ đô Bình Nhưỡng, giá các hàng hóa thiết yếu được cho là tăng vọt. Theo các chuyên gia, giá gạo và nhiên liệu vẫn tương đối ổn định nhưng những mặt hàng nhập khẩu như đường, dầu đậu nành, bột mì tăng mạnh. Một số mặt hàng nội địa cũng tăng giá mạnh những tháng gần đây. Ví dụ, giá khoai tây tại chợ Tongil nổi tiếng ở Bình Nhưỡng tăng gấp 3 lần, người dân địa phương cho hay. Thậm chí, những mặt hàng không thiết yếu như trà đen có giá khoảng 70 USD/gói, cà phê hơn 100 USD/gói.
Một siêu thị ở Bình Nhưỡng (Ảnh: AFP).
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuy không tiết lộ quy mô thiếu lương thực, nhưng Tổ chức Nông lương Thế giới của Liên Hợp Quốc gần đây ước tính, Triều Tiên thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực, tương đương nguồn cung lương thực toàn quốc trong hai tháng.
Tại một hội nghị của Đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 4, ông Kim Jong-un bất ngờ gợi lại và kêu gọi các đảng viên tổ chức một chiến dịch “Tháng Ba gian khổ” để giảm bớt khó khăn cho người dân. “Tháng Ba gian khổ” là một thuật ngữ mà giới chức Triều Tiên dùng khi đề cập đến nạn đói những năm 1990 ở nước này nhằm kêu gọi nỗ lực trong công tác và lao động.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong-un đã cho thấy hình ảnh của một nhà lãnh đạo gần gũi với quần chúng hơn và nỗ lực để cải thiện đời sống hàng ngày của người dân. Một trong những mục tiêu ông tuyên bố khi lên lãnh đạo là cải thiện cuộc sống của hầu hết người dân Triều Tiên. Mặc dù vậy, lệnh trừng phạt quốc tế, thiên tai và ảnh hưởng của đại dịch khiến mục tiêu này càng trở nên thách thức.
Triều Tiên là một trong số ít quốc gia trên thế giới đến nay tuyên bố chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào mặc dù đã xét nghiệm và cách ly hàng chục nghìn người. Điều này là nhờ Triều Tiên đã nhanh chóng đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại ngay khi dịch bùng phát ở Trung Quốc – nước có chung biên giới và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, giao thương của Triều Tiên.
Kim Jong-un lo vấn đề lương thực của Triều Tiên
Kim Jong-un kêu gọi giải quyết tình hình lương thực "đáng lo ngại" của Triều Tiên do Covid-19 và các trận bão năm ngoái.
Trong cuộc họp ban chấp hành đảng Lao động Triều Tiên hôm 15/6, nhằm xem xét tiến độ những chính sách quan trọng và vạch biện pháp giải quyết vấn đề kinh tế, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết nền kinh tế nước này đã cải thiện trong nửa đầu năm, với tổng sản lượng công nghiệp tăng 25% so với một năm trước.
Bức ảnh công bố hôm 8/6 cho thấy lãnh đạo Kim Jong-un dự một cuộc họp ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
Tuy nhiên, ông cho biết "một loạt sai lầm" trong nỗ lực thực hiện các kế hoạch đã xuất hiện. "Tình hình lương thực của người dân đang trở nên đáng lo ngại, khi ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất ngũ cốc vì thiệt hại do bão năm ngoái", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời ông Kim nói.
Đảng Lao động Triều Tiên tuyên bố dồn toàn lực vào canh tác trong năm nay, đồng thời thảo luận những biện pháp ứng phó đại dịch Covid-19. Họ cũng đặt mục tiêu và nhiệm vụ nhằm đạt được kế hoạch kinh tế 5 năm mới, được vạch ra trong phiên họp hồi tháng 2, bao gồm tăng sản lượng lương thực và kim loại.
Hồi tháng 1, ông Kim thừa nhận kế hoạch kinh tế 5 năm trước đó đã thất bại trong hầu như mọi lĩnh vực, giữa bối cảnh tình trạng thiếu lương thực và thiếu điện ngày càng trầm trọng vì các lệnh trừng phạt, đại dịch và thiên tai. Lãnh đạo Triều Tiên cho biết Covid-19 kéo dài đòi hòi chính quyền tăng cường nỗ lực cung cấp lương thực, quần áo và nhà ở cho người dân.
Triều Tiên chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV nào, nhưng vẫn áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước. Covax, cơ chế phân phối vaccine Covid-19 toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết sẽ cung cấp gần 2 triệu liều cho Triều Tiên, nhưng lô hàng bị trì hoãn vì các cuộc tham vấn kéo dài.
Báo Triều Tiên nhấn mạnh kinh tế địa phương là 'nền tảng' phát triển quốc gia Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, ngày 28/3 đã kêu gọi phát triển kinh tế địa phương để đạt được sự tự chủ lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác đồng thời cho rằng các tỉnh, thành là "nền tảng" của nền kinh tế quốc gia. Nông dân trồng lúa trên cánh đồng ở...