Hé lộ thông tin về gia đình quyền lực của `tỷ phú` Hồ Hùng Anh ở Techcombank
Tỷ phú Hồ Hùng Anh cùng gia đình đều đang sở hữu cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank với giá trị quy đổi ra tiền mặt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Vào hồi tháng 7, dư luận từng một phen xôn xao khi bà Hồ Thủy Anh – sinh năm 2001, con gái ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank đã đăng ký mua 22.474.840 cổ phiếu TCB. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 12/7/2021 đến 4/8/2021 theo phương thức khớp lệnh trên sàn và giao dịch thỏa thuận.
Dựa trên mức thị giá ngày 7/7, cổ phiếu TCB phiên đóng cửa ở mức 56.600 đồng, ước tính bà Hồ Thủy Anh sẽ phải chi ra hơn 1.272 tỷ đồng để có được số cổ phiếu theo mong muốn.
Thật đáng ngạc nhiên khi người con gái mới 20 tuổi của vị chủ tịch Techcombank đã thực hiện một bước đi thần tốc để rồi góp mặt vào trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam vào hồi tháng 7.
Không chỉ “ái nữ” tiến hành những bước đầu tiên trên thị trường chứng khoán mà người con trai của ông Hồ Hùng Anh là ông Hồ Anh Minh trước đó vào năm 2018 cũng từng mua hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB. Hiện tại, người này vẫn nắm giữ gần 138 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ 3,95%.
Chân dung ông Hồ Hùng Anh. Ảnh: Techcombank.
Các thành viên khác của gia đình đại gia gốc Huế này cũng nắm giữ tỷ lệ sở hữu tại nhà băng có giá trị lên đến hàng tỷ đồng khi quy đổi ra tiền mặt.
Mẹ ông Hồ Hùng Anh, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm. Bà hiện sở hữu 174,1 triệu cổ phiếu TCB. Lượng cổ phiếu này có giá trị tương đương 9.855,9 tỷ đồng. Hiện bà Tâm sở hữu khoảng 4,98% cổ phần Techcombank.
Vợ ông Hồ Hùng Anh đang nắm trong mình hơn 10.000 tỷ đồng, chủ yếu từ sàn chứng khoán. Xét về giá trị tài sản, theo thông tin cập nhật tới sáng ngày 8/7, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ hiện sở hữu 9.855,9 tỷ đồng cổ phiếu TCB và 677,3 tỷ đồng cổ phiếu MSN của Masan. Qua đó, kuyx kế tổng tài sản trên sàn từ hai lượng cổ phiếu trên của bà Thủy vào khoảng 10.533 tỷ đồng. Bà Thuỷ hiện đang sở hữu 4,98% cổ phần Techcombank.
Người tiếp theo cũng sở hữu cổ phiếu ngân hàng là em dâu ông Hồ Hùng Anh, bà Nguyễn Hương Liên. Bà là vợ của ông Hồ Anh Ngọc (em trai của ông Hồ Hùng Anh, người đang nắm giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Techcombank).
Video đang HOT
Bà Liên nắm giữ khoảng 69,6 triệu cổ phiếu TCB, tương đương giá trị 3.941,1 tỷ đồng, khoảng gần 2% cổ phần. Đáng chú ý, bà cũng là một doanh nhân có tiếng và từng làm đại diện góp vốn tại 6 doanh nghiệp thành viên của Masterise Group, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Masterise Center, Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Masterise Hotels, Công ty TNHH Dịch vụ nghỉ dưỡng Masterise World, Công ty TNHH Môi giới Masterise, Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Bất động sản Masterise Services, Công ty TNHH Môi giới Masterise Agents.
Riêng ông Hồ Hùng Anh – hiện đang nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Techcombank thì đang có trực tiếp nắm trong tay khoảng 39,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,1% vốn cổ phần.
Ông nổi tiếng khi được tạp chí Forbes xếp thứ 1.349 trong danh sách tỷ phú thế giới bên cạnh tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Nguyễn Đăng Quang. Như vậy, ông Hùng Anh được coi như là tỷ phú đầu tiên của ngành ngân hàng Việt.
Để có được sự nghiệp trở thành tỷ phú tự thân như ngày hôm nay, ông Hồ Hùng Anh đã có một thời gian dài kinh doanh từ Đông Âu về tới Việt Nam. Vị chủ tịch đương thời của TCB được xem là cặp bài trùng với ông Nguyễn Đăng Quang cùng gây dựng nên cả 2 đế chế Masan và Techcombank. Gần đây, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng.
Ông Hồ Hùng Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại trường Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine) và sau đó khởi nghiệp tại Nga với lĩnh vực mì gói và tương ớt.
Hiện tại, Techcombank đều có những khách hàng rất lớn như Masan, Vietnam Airlines hay Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mảng dịch vụ và đầu tư cũng góp phần vào sự bứt phá của TCB.
Techcombank được cho là đối tác gần gũi của Vingroup của tỉ phú USD số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng, từng cho vay và phát hành trái phiếu VIC. Công tỉ chứng khoán TCBS cũng góp cả ngàn tỉ lợi nhuận cho ngân hàng mẹ.
6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Kỹ thương tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh khả quan. Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ CASA hàng đầu với 46,1%, chất lượng tài sản tốt và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 11,5 nghìn tỉ đồng (tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ năm trước).
Thu nhập từ mảng phí dịch vụ, lãi, và dịch vụ bảo hiểm đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh so với cùng thời điểm năm 2020.
Giao dịch hé lộ tài sản "khủng" của con tỷ phú ngân hàng
Thị trường chứng khoán nhiều biến động gây ảnh hưởng tới tài sản các tỷ phú là thông tin đáng chú ý về đời sống doanh nhân tuần qua.
Khối tài sản của con tỷ phú Hồ Hùng Anh
Tuần qua, bà Hồ Thủy Anh (con gái tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank) vừa hoàn tất giao dịch mua vào hơn 22,4 triệu cổ phiếu TCB. Do mua vào lúc TCB đang nằm trong vùng đỉnh giá, bà Thủy Anh đã phải bỏ ra số tiền lên tới 1.100 tỷ đồng cho thương vụ này.
Ông Hồ Hùng Anh (Ảnh: TCB).
Ngoài bà Thủy Anh, ông Hồ Anh Minh (con trai ông Hồ Hùng Anh) cũng đang sở hữu một lượng lớn cổ phiếu TCB, gần 138 triệu cổ phiếu. Thiếu gia nhà họ Hồ hiện đang nắm giữ lượng cổ phiếu chiếm 3,94% vốn điều lệ Techcombank.
Việc nắm giữ cổ phiếu trong gia đình tỷ phú ngân hàng cũng được chia đều cho các thành viên. Theo đó, hiện nay, mẹ ruột và vợ ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ lượng cổ phần tương đương nhau (hơn 174 triệu cổ phiếu), tương đương 4.97% vốn điều lệ.
Theo thống kê của Forbes, tổng giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh hiện vào khoảng 2,1 tỷ USD, xếp vị trí 1.584 trong danh sách người giàu thế giới.
Bước ngoặt mới trong thương vụ "bầu Đức"
Mới đây, HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) của "bầu" Đức vừa thông báo dừng thực hiện phương án phát hành 550 triệu cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ 5.500 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico).
HAGL Agrico cũng dừng việc chào bán 191 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Thagrico. Tại đại hội cổ đông tiếp theo, HĐQT sẽ trình danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được chào bán cổ phiếu riêng lẻ thay thế cho Thagrico hoặc phương án dừng thực hiện tùy điều kiện thực tế.
Trước đó, đại hội cổ đông thường niên của HAGL Agrico tổ chức ngày 4/6 đã thông qua việc Thagrico sẽ đầu tư sở hữu 550 triệu cổ phiếu phát hành hoán đổi nợ và 191 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ. HAGL Agrico dự kiến dùng nguồn tiền thu được để thanh toán các khoản phải trả ngắn hạn, dài hạn.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc Thagrico quyết định dừng việc đầu tư sở hữu cổ phiếu của HAGL Agrico với nhiều nguyên nhân.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bỏ túi" 1.900 tỷ đồng
Trên thị trường chứng khoán tuần qua, ngược với việc giảm điểm của nhiều mã cổ phiếu, nhóm cổ phiếu họ Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại bất ngờ tăng điểm.
Với diễn biến đó, trong phiên giao dịch ngày 21/7, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - tăng thêm 1.916,4 tỷ đồng. Ông Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam.
Giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - tăng thêm 1.916,4 tỷ đồng.
Cổ phiếu họ Vingroup diễn biến tích cực trong bối cảnh Forbes vừa thông tin việc VinFast sẽ tung ra các mẫu xe điện mới nhất tại những showroom ở Bắc Mỹ và châu Âu vào tháng 3 năm sau, qua đó tạo ra sự cạnh tranh với Tesla trên toàn cầu.
Để theo đuổi mục tiêu, hãng xe Việt Nam đã tuyển dụng các Giám đốc điều hành cấp cao từ nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Tesla, BMW, Porsche, Toyota và Nissan.
Công ty "vua hàng hiệu" lần đầu báo lỗ khi có Covid-19
Trong công bố mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đã công bố doanh thu thuần quý II đạt 94 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế, phòng chờ sân bay của Sasco đều tăng so với cùng kỳ - giai đoạn thấp điểm nhất của ngành hàng không trong lịch sử khi cả nước cách ly xã hội vào tháng 4/2020.
Thế nhưng, nguồn thu từ hoạt động tài chính của Sasco sụt giảm nghiêm trọng từ 122 tỷ đồng xuống còn 23 tỷ đồng. Nguyên nhân do các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty liên quan giảm mạnh.
Sasco lỗ sau thuế 14 tỷ đồng trong quý II vì tổng thu nhập không đủ bù đắp chi phí lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp, mặc dù các khoản chi cho hoạt động vận hành đã được tiết giảm.
Đáng chú ý, Sasco ghi nhận lần báo lỗ đầu tiên kể từ năm 2016. Thậm chí, trong mùa dịch năm ngoái, công ty của "vua hàng hiệu" vẫn có lãi cả năm nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính. Trong khi, đa phần các doanh nghiệp liên quan đến ngành hàng không đều thua lỗ nghiêm trọng.
Diễn biến trái chiều của giá cổ phiếu TCB và BID Trong khi giá cổ phiếu TCB tăng mạnh, giá cổ phiếu BID lại giảm liên tục trong mấy tháng qua, khiến vốn hóa Techcombank vượt BIDV. Thị trường chứng khoán ngày 7/5 giao dịch với xu hướng bán áp đảo trong phần lớn thời gian của phiên. Sau phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,7% còn 1.241,81 điểm. Chỉ số VN30 giảm 0,29% còn...