Hé lộ thêm thông tin vụ khởi tố hàng loạt cựu lãnh đạo ngân hàng MHB
Trong tài liệu do Kiểm toán Nhà nước vừa công bố hé lộ một phần thông tin về trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm trong việc cho khách hàng vay kinh doanh chứng khoán gây thiệt hại lớn cho Công ty chứng khoán MHBS.
Kiểm toán Nhà nước vừa có kiến nghị về xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan tới các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2015 đối với Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHBS).
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm trong việc cho khách hàng vay kinh doanh chứng khoán (cho khách hàng chậm tiền thanh toán mua chứng khoán; cho khách hàng vay tiền cầm cố bằng chứng khoán và cho vay tiền mua chứng khoán thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư) gây thiệt hại lớn cho Công ty.
Theo tài liệu từ Kiểm toán Nhà nước, MHBS dùng tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư để gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng. Khoản cho khách hàng nợ, vay để mua chứng khoán tại công ty không đúng quy định 406,28 tỷ đồng từ năm 2010.
Trách nhiệm được quy cho các lãnh đạo của MHBS, bao gồm: bà Lữ Thị Thanh Bình – Tổng Giám đốc MHBS có dấu hiệu làm sai quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho Công ty;
Ông Đồng Quang Huy – Phó Giám đốc môi giới giao dịch, ông Trần Thành Nam – Phó Giám đốc giao dịch và các cá nhân có liên quan có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mượn danh các cá nhân để kinh doanh chứng khoán gây thiệt hại cho MHBS;
Ông Huỳnh Nam Dũng – Chủ tịch Hội đồng quản trị MHBS trong việc ban hành Văn bản số 05/09/2011/HĐQT: “Yêu cầu Tổng Giám đốc chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tiến hành các thủ tục để chuyển toàn bộ tài sản đang ở trong 02 tài khoản cá nhân Nguyễn Quang Huy, Hoàng Xuân Tiến về tài khoản tư doanh của MHBS” để hợp thức hóa khoản nợ do kinh doanh thua lỗ của 02 cá nhân trên cho MHBS gánh chịu.
Video đang HOT
Ngoài ra, Sở Giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng MHB trong việc ký nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư mua Trái phiếu Chính phủ nhưng không mua được, đã để MHBS sử dụng sai mục đích và khó có khả năng trả nợ. Thông qua nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư có dấu hiệu của việc cấp vốn cho MHBS không đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Trước đó, ngày 29/1/2016, Bộ Công an đã ra tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành bắt tạm giam đối với ba người là cựu lãnh đạo của MHB và MHBS để điều tra về hành vi vi cố ý làm trái và lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ tại MHBS.
Ba người bị khởi tố, bắt giam là ông Huỳnh Nam Dũng (SN 1956) – nguyên chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Phước Hòa (SN 1956) – nguyên Tổng giám đốc ngân hàng MHB và bà Lữ Thị Thanh Bình – Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty MHBS. Ngoài ra, còn có 6 cán bộ của công ty MHBS cũng đã được cơ quan điều tra mời làm việc. Thời điểm khởi tố, bắt giam cũng như khám xét nơi ở, nơi làm việc của các bị can được xác định vào ngày 15/1 trước đó.
Theo thông tin ban đầu, vào tháng 6/2015 công ty MHBS đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ các hoạt động như tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Nguyên nhân được biết do công ty MHBS không đáp ứng được các điều kiện về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định.
Cụ thể, tại thời điểm 30/6/2015, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng ở mức âm 396%, thua lỗ lớn tới 259,5 tỷ đồng, nâng số lỗ lũy kế lên đến 345 tỷ đồng, gấp đôi vốn điều lệ hiện có (170 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu đã bị “hao hụt” nghiêm trọng, dẫn tới âm 173,87 tỷ đồng.
Đến hết quý III/2015, MHBS vẫn tiếp tục lỗ luỹ kế 258 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu bị âm 171 tỷ đồng. Điều này cho thấy suốt thời gian qua, công ty này chưa có giải pháp nào để khắc phục hay lành mạnh hoá tỷ lệ an toàn tài chính.
Theo báo cáo tài chính quý III/2015, MHBS có tổng nợ phải trả gần 329 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn lên tới 286 tỷ đồng, và 42,7 tỷ đồng nợ dài hạn.
Áp lực trả nợ ngắn hạn đến từ các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn là 272 tỷ đồng. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi âm tới 361 tỷ đồng.
Theo Dân Trí
Nhiều tỉnh tự ý chi tiền mua xe công sai quy định
Trong kế hoạch kiểm toán năm 2017, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sẽ thực hiện kiểm toán chuyên đề về quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, trong đó có việc sử dụng xe công.
Ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm toán nhà nước, sáng 14/7 cho hay, sang năm, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán việc sử dụng tài chính công, tài sản công, như mua sắm, sử dụng xe ôtô hoặc mua máy móc thiết bị y tế rồi không sử dụng, gây lãng phí. Đồng thời, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm toán việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản; kiểm toán liên quan đến sử dụng đất đai ở đô thị, đất đai của nhà nước trong quá trình các doanh nghiệp cổ phần hóa...
Theo kết quả kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước, nhiều địa phương chưa quán triệt, thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm trong mua sắm tài sản.
Tính đến hết 2015, tổng số xe công hiện là hơn 37.700 chiếc, số tiền ngân sách bỏ ra mua tổng cộng gần 23 nghìn tỷ (tương đương hơn 1 tỷ USD).
Cụ thể, TP Đà Nẵng đã tự ý bổ sung kinh phí mua sắm ô tô phục vụ công tác gần 3,6 tỷ đồng; Kho bạc Nhà nước tỉnh Cà Mau không tạm dừng thanh toán đối với các khoản mua sắm, sửa chữa, tổ chức lễ hội, đi công tác nước ngoài, còn nhiều khoản mua sắm, sửa chữa chưa triển khai thực hiện nhưng không được địa phương rà soát cắt giảm theo quy định; Khánh Hòa bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao đầu năm cho 4 đơn vị là hơn 3,3 tỷ đồng để mua ô tô; Trà Vinh mua mới 21 xe ôtô phục vụ công tác cho các sở, ban ngành; Quảng Nam cấp kinh phí mua xe mới cho một số đơn vị; Phú Yên mua 3 xe ô tô với giá trị 3 tỷ đồng và tạm ứng 4 tỷ đồng để xây dựng trụ sở làm việc,...
Ngoài ra, một số đơn vị mua sắm, sửa chữa tài sản cố định chưa tuân thủ các quy định hiện hành, một số địa phương còn xảy ra tình trạng mua xe ô tô vượt tiêu chuẩn như Lào Cai và Trà Vinh,... hoặc trang bị xe ô tô vượt mức quy định như TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam,...
Các địa phương chưa ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định; chưa hạch toán, theo dõi đầy đủ tài sản cố định; sử dụng tài sản không đúng mục đích, chưa hiệu quả; quản lý tài sản chưa chặt chẽ.
Tuy nhiên, việc kiểm toán việc mua sắm, sử dụng tài sản công là nằm trong chương trình kiểm toán chung về sử dụng tiền ngân sách, năm nay, nhận thấy việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công "có vấn đề" nên Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm toán thành chuyên đề riêng.
Cũng trong năm 2017, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán các tập đoàn nhà nước, tập trung vào kiểm toán việc tái cơ cấu và việc đầu tư phát triển. Ông Phớc lý giải, vừa rồi có nhiều tập đoàn kinh tế đầu tư dự án hàng chục nghìn tỷ không có hiệu quả, gây lãng phí và thất thoát vốn nhà nước.
Chẳng hạn như Đạm Ninh Bình, từ 1.300 công nhân nay chỉ còn 300 công nhân làm việc, thua lỗ tới 2.400 tỷ,... Một số dự án đầu tư như xăng sinh học, thép,... cũng chưa hiệu quả.
Theo Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, Kiểm toán Nhà nước được mở rộng phạm vi kiểm toán tới các DNNN mà Nhà nước không nắm giữ 100% vốn.
Trả lời PV VietNamNet, ông Phớc cho biết, hiện cơ quan này mới kiểm toán các DNNN trên 51% vốn Nhà nước vì Luật Kiểm toán mới có hiệu lực từ 1/1/2016.
Theo ông, việc kiểm toán các doanh nghiệp mà vốn Nhà nước dưới 51% sẽ khó khăn hơn vì chủ của DN cũng là tư nhân. Khi đó, kết quả hoạt động của DN không chỉ dựa trên vốn nhà nước nữa mà là cả vốn tư nhân nên việc kiểm toán toàn diện hoạt động của DN sẽ phức tạp.
"Tuy nhiên, qua quá trình kiểm toán cũng khẳng định nguồn vốn của Nhà nước trong các DN đó có bị thất thoát không, sử dụng có hiệu quả không và cơ bản là DN đó có thực hiện đúng luật pháp hay không, đặc biệt là vấn đề thuế, chuyển giá thì cần phải làm rõ", ông Phớc nói.
Theo_Zing News
Buộc các đơn vị phải thực hiện báo cáo kiểm toán nếu có sai phạm Không chỉ đơn giản là "kiến nghị" từ phía Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị được kiểm toán theo quy định sẽ "bắt buộc" phải thực hiện theo báo cáo của cơ quan chức năng. Buộc các đơn vị phải thực hiện báo cáo kiểm toán nếu có sai phạm Nói về một trong những điểm thay đổi trên trong Luật Kiểm...