Hé lộ tên lửa đạn đạo mới trên máy bay ném bom H-6N của Trung Quốc
Một tạp chí quân sự nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã đăng tải bức ảnh hé lộ tên lửa đạn đạo được lắp đặt trên máy bay ném bom H-6N.
Bìa tạp chí Modern Ships của Trung Quốc đã cho thấy một loại tên lửa đạn đạo mới được lắp dưới bụng máy bay ném bom H-6N.
Điều này trùng khớp với một vùng bán lõm từng được nhìn thấy bên dưới máy bay H-6N, qua đó nhiều nhà quan sát phán đoán rằng, nó sẽ sử dụng cho lắp đặt một loại tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM) mới.
Dựa vào kích thước, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, loại tên lửa trên chỉ tương đương với tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 đang có mặt trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc.
Loại tên lửa đạn đạo phóng từ trên không của Trung Quốc lắp dưới bụng máy bay H-6N
Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng vùng bán lõm trên máy bay H-6N còn có thể được dùng cho trang bị nhiều loại tên lửa khác như tên lửa siêu thanh DF-17 mà Trung Quốc từng công bố trong lễ duyệt binh kỉ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh.
Trong nghiên cứu mới nhất của Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã chỉ ra Bắc Kinh đang nghiên cứu và phát triển 2 loại ALBM, trong đó một loại trang bị đầu đạn hạt nhân và một loại sử dụng đầu đạn thông thường. Ngoài ra, 2 loại tên lửa đạn đạo DF-15 và DF-21 cũng được biến đổi để có thể phóng từ trên bộ thành trên không.
ALBM duy nhất đang được Trung Quốc sử dụng là Kh-47 Kinzhal của Nga và được phóng từ tiêm kích đánh chặn MiG-31.
Mỹ đã hủy bỏ chương trình ALBM sau hàng loạt thử nghiệm thất bại. Mặt khác, nước này cũng đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa vì nó đã trở thành phương án khả thi hơn để đáp trả hạt nhân trong xung đột.
Video đang HOT
Theo anninhthudo
Báo Nga nói về nước có vũ khí hạt nhân nhiều và mạnh thứ ba thế giới
55 năm trước, vào tháng 10/1964, Trung Quốc đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, công suất 22 kiloton.
Theo các chuyên gia, ngày nay Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân: kho vũ khí mạnh thứ ba sau Nga và Mỹ. Về tiềm năng chiến lược và triển vọng của Bắc Kinh, báo Sputnik đã có một bài viết đáng chú ý.
Liên Xô đã giúp Trung Quốc
Không có gì bí mật về việc các chuyên gia Liên Xô đã giúp Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, sau năm 1960, quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi và Liên Xô đã đình chỉ chương trình viện trợ.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng tìm hiểu và tự mình chế tạo bom nguyên tử. Một năm sau cuộc thử nghiệm trên mặt đất lần đầu tiên, Trung Quốc đã thả bom từ máy bay, và vào tháng 6 năm 1967, kích nổ một quả bom nhiệt hạch (hydro) 3,3 megaton.
Từ đó Trung Quốc là thành viên thứ tư của câu lạc bộ hạt nhân, sau Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Anh, trước Pháp (Paris gia nhập câu lạc bộ một năm sau đó, sau khi thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên của mình).
Ngày nay Bắc Kinh đã sở hữu "bộ ba hạt nhân" được triển khai trên không, đất liền và trên biển. Vào tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo về tiềm năng chiến lược và phát triển quân sự Trung Quốc cho năm 2019 trong đó đánh giá rằng:
Tên lửa Đông Phong -17 có khả năng bắn đầu đạn lượn siêu thanh.
Trung Quốc có khoảng 90 tên lửa đạn đạo liên lục địa - Dongfeng-4 và Dongfeng-5A bố trí trong các giếng phóng cố định, cũng như trên khung gầm di động trên mặt đất - Dongfeng-31, Dongfeng-31A và Dongfeng-41 mới nhất (lần đầu tiên được trình diễn tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 1/10).
DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn có khả năng mang theo 10-12 đầu đạn tự dẫn ở cự ly khoảng 14 nghìn km. Do đó DF-41 có thể được gọi là một trong những ICBM tầm xa nhất trên thế giới, có khả năng phóng từ lãnh thổ Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên khắp lục địa Hoa Kỳ.
Theo ấn bản Military Watch của Mỹ, sự leo thang căng thẳng trong quan hệ với Washington đang thúc đẩy Bắc Kinh tạo ra các hệ thống mang phóng vũ khí hạt nhân hiệu quả hơn.
Trên không và trên biển
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), lực lượng răn đe hạt nhân Trung Quốc trên biển gồm có 4 tàu ngầm nguyên tử lớp "Hình" (Type-094). Mỗi chiếc có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo Jiuilan-2 với tầm bay 8000 - 9000 km, chế tạo dựa trên bản DF-3.
Thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nói về việc đặt kỵ đóng tàu ngầm năng lượng hạt nhân thứ năm và thứ sáu Type-094. Ngoài ra Trung Quốc đang phát triển thế hệ tàu ngầm chiến lược mới Type-096, trang bị tên lửa đạn đạo Juilan-3, với tầm bắn tới 12000 km và đầu đạn tự dẫn.
Tháng 6 năm nay, tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm thành công vũ khí mới ở phía Tây Bắc Hoàng Hải.
Vào tháng 9/2016, Bắc Kinh đã chính thức xác nhận sự phát triển của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới Xian H-20. Máy bay tàng hình cận âm sẽ được chế tạo theo sơ đồ cánh bay như B-2 của Mỹ. Phạm vi bay tối thiểu 8000 km, tải trọng trong các khoang bên trong lên tới 10 tấn.
Dàn máy bay ném bom tầm xa H-6 của Không quân Trung Quốc.
Người ta cho rằng H-20 sẽ thay thế phi đội máy bay ném bom chiến lược H-6 (bản sao được cấp phép từ Tu-16 Liên Xô) - không quân và hải quân Trung Quốc biên chế 170 máy bay loại này.
Phiên bản mới nhất máy bay ném bom - H-6K - có tầm bay 3000 km và tải trọng chiến đấu lên tới 12 tấn, trang bị tên lửa hành trình mới, đạt tốc độ lên tới 1000 km giờ và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1500 km. Do đó H-6K đóng quân ở vùng lân cận Quảng Châu, có thể thực hiện các cuộc oanh tạc căn cứ Mỹ trên đảo Guam nếu cần thiết.
Tên lửa đạn đạo
Tên lửa đạn đạo Đông Phong - 26.
Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có 80 tên lửa đạn đạo tầm trung Dongfeng -26, có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân xa 3000 - 5500 km, và với đầu đạn thông thường, có thể phá hủy các tàu mặt nước cỡ lớn.
Nhiều nhất trong kho vũ khí Trung Quốc là các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Bao gồm bốn phiên bản tên lửa DF-21 (khoảng 150 bệ phóng), và vài trăm tên lửa tầm ngắn (DF-11/15/16), nhưng chúng không thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh, lần đầu tiên đã giới thiệu tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17. Đây là một phương tiện mang theo đầu đạn siêu âm hạt nhân hoặc thông thường.
Theo mục đích của nó, tương tự như Vanguard của Nga, vũ khí siêu âm Trung Quốc có khả năng tăng tốc lên 5 Mach (5967 km / h) và bay cơ động theo quỹ đạo, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn.
Hòa Bình (theo Sputnik/Sina)
Theo baogiaothong
Mỹ đóng mới phiên bản nâng cấp cực mạnh của khu trục hạm Arleigh Burke Phiên bản hiện đại hóa Arleigh Burke Flight III sẽ giúp cho lớp khu trục hạm này đáp ứng tốt yêu cầu chiến tranh hiện đại thêm một thời gian dài nữa. Lễ đặt ky (Keel - sống chính) đóng mới tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke Flight III đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ (USN) đã...