Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ
Các mảnh vi nhựa được cho là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi, ung thư đại tràng và các bệnh nguy hiểm khác.
Một nghiên cứu khoa học quy mô lớn được công bố vào đầu tháng này trên tạp chí ACS Publications Environmental Science & Technology đã làm sáng tỏ nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều trường hợp ung thư tại Mỹ mà các yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và lối sống không thể lý giải được.
Sau khi phân tích hơn 3.000 nghiên cứu liên quan đến vi nhựa, các nhà khoa học nhận thấy các hạt độc siêu nhỏ này có thể là nguy cơ gây ra căn bệnh ung thư phổi, ung thư đại tràng, các bệnh về phổi khác, và tình trạng vô sinh.
Các mảnh vi nhựa được cho là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Ảnh: Safety Stratus
Phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng, bởi trái ngược với xu hướng giảm của hàng chục loại ung thư khác, ung thư đại tràng lại đang gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi – nhóm vốn không thuộc diện nguy cơ cao.
Video đang HOT
Vi nhựa, các mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm, phát sinh từ các sản phẩm tiêu dùng như hộp đựng thực phẩm, quần áo, đồ chơi, bao bì, đầu lọc thuốc lá và lốp xe. Những hạt vi nhựa này gây ô nhiễm không khí, thực phẩm, và nguồn nước, đồng thời tích tụ trong hầu hết các cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Tại đây, chúng gây viêm nhiễm lan rộng do hệ miễn dịch nhận diện chúng là tác nhân ngoại lai, dẫn đến tổn thương mô, viêm gan, và viêm tim. Về lâu dài, sự tích tụ này có thể gây tổn thương không thể phục hồi.
Các nghiên cứu cho thấy vi nhựa có mối liên hệ chặt chẽ với những biến đổi trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng. Những hạt vi nhựa này có khả năng làm gián đoạn lớp chất nhầy bảo vệ trong đại tràng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các khối u. Đồng thời, vi nhựa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, gây rối loạn hormone, giảm chất lượng tinh trùng, và ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng và nhau thai.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra vi nhựa có thể gây tổn thương phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và gây viêm phổi mãn tính, từ đó tăng nguy cơ ung thư phổi. Qua các kết quả, nhóm nghiên cứu kết luận vi nhựa là mối nguy hại nghiêm trọng đối với hệ hô hấp của con người.
Bình luận về các phát hiện, tác giả chính Tracey J. Woodruff, giáo sư sản phụ khoa và khoa học sinh sản tại Đại học California, San Francisco (UCSF), cho biết: “Vi nhựa về cơ bản là một dạng ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất, và chúng ta đã biết rằng loại ô nhiễm này gây hại cho sức khỏe.”
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Vi nhựa hiện diện rộng rãi và có tính di động cao trong môi trường, được tìm thấy trong không khí, nước bề mặt, các bãi ven biển, trầm tích, và thực phẩm.
Chúng đã xuất hiện ở những nơi xa xôi và nguyên sơ nhất trên Trái Đất, bao gồm Nam Cực, các rãnh đại dương sâu, và băng biển Bắc Cực”.
“Do kích thước siêu nhỏ, vi nhựa có khả năng xâm nhập và phân bố trong cơ thể con người dễ dàng hơn các hạt lớn. Thực tế, vi nhựa đã được phát hiện trong nhau thai, sữa mẹ, và gan của con người.” – họ lý giải.
Mỗi năm, các công ty trên thế giới sản xuất gần 460 triệu tấn nhựa, và con số này được dự báo sẽ đạt 1,1 tỷ tấn vào năm 2050.
Tiến sĩ Nicholas Chartres kêu gọi các nhà hoạch định chính sách hành động ngay lập tức để giảm thiểu vi nhựa.
“Chúng tôi kêu gọi cơ quan quản lý và các nhà lãnh đạo chính sách xem xét bằng chứng ngày càng rõ ràng về tác hại sức khỏe từ vi nhựa, bao gồm cả ung thư đại tràng và ung thư phổi” – ông cho biết.
Chartres, tác giả chính của nghiên cứu, từng dẫn dắt nhóm khoa học và chính sách tại Chương trình về sức khỏe sinh sản và môi trường (PRHE) và hiện đang làm việc tại Đại học Sydney, bổ sung: “Chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo bang sẽ hành động ngay lập tức để ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm cao.”
Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể giúp chiến đấu với ung thư
Salmonella thường gắn liền với ngộ độc thực phẩm, nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra công dụng đặc biệt của vi khuẩn này, đó là giúp chống lại ung thư đại tràng.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng salmonella có thể được cải biến để giúp tế bào T - một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật - tiêu diệt các tế bào ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy rằng có thể cải biến salmonella để làm việc cùng hệ miễn dịch của con người giúp tế bào T tấn công tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí EMBO Molecular Medicine ngày 19/11. Những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
Từ lâu, các chuyên gia đã nắm được khả năng chiến đấu với ung thư của salmonella. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nó đã không đạt hiệu quả như mong đợi. Điều trị bằng vi khuẩn mặc dù có thể hạn chế tế bào ung thư phát triển qua việc ngăn chúng hấp thụ các dưỡng chất quan trọng nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vốn đóng vai trò then chốt trong chiến đấu với các khối u.
Đội ngũ nghiên cứu khi thử nghiệm trên chuột đã nhận thấy salmonella ngăn tế bào T chống lại tế bào ung thư vì nó làm cạn kiệt một loại axit amin có tên là asparagine. Nhà khoa học Kendle Maslowski tại Đại học Glasgow, người tham gia nghiên cứu, cho biết họ nhận ra rằng asparagine rất quan trọng đối với tế bào T. Và ông Maslowski đánh giá rằng, với phát hiện này, các nhà khoa học có thể điều chỉnh khiến salmonella không làm cạn kiệt asparagine, tạo điều kiện để tế bào T tấn công tế bào ung thư, dẫn đến phương pháp điều trị hiệu quả mới.
Ông Alastair Copland tại Đại học Birmingham, tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện này có thể biến vi khuẩn gây bệnh như salmonella thành chiến binh chống ung thư.
Bà Catherine Elliott tại tổ chức Cancer Research UK, đơn vị hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu, nhận định rằng đây là bước phát triển thú vị và có thể dẫn đến các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đại tràng hoặc các bệnh ung thư khác trong tương lai.
Salmonella có thể tồn tại trong ruột của nhiều loại động vật, như gà, bò và lợn. Nó có thể hiện diện trên thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt lợn, trái cây và rau củ tiếp xúc với gia súc hoặc phân của chúng.
Người nhiễm salmonella thường có triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, sốt, đau bụng và có thể kéo dài từ 4-7 ngày.
Hy vọng mới cho bệnh nhân trẻ tuổi vô sinh sau điều trị ung thư Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các nhà khoa học Bỉ đã đạt được thành tựu y học đáng kể khi thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép mô tinh hoàn đầu tiên trên thế giới cho một bệnh nhân vô sinh do điều trị ung thư ở tuổi thơ ấu. Bệnh nhân nam 26 tuổi đã trải qua ca phẫu thuật cấy...