Hé lộ số dư trái phiếu 16.000 tỷ đồng của một doanh nghiệp “lạ”: Công ty TNHH Yamagata
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( HNX) vừa công bố báo cáo định kỳ tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp của Công ty TNHH Yamagata (Yamagata). Văn bản báo cáo được công ty đề ngày 16/9/2019 nhưng phải đến ngày 10/10/2019 mới tới HNX.
Báo cáo của Yamagata cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2017 tới nửa đầu năm 2019, công ty này đã thực hiện 29 đợt phát hành trái phiếu, kỳ hạn từ 2 đến 10 năm, với số dư tại đầu kỳ báo cáo đã lên tới hơn 6.207 tỷ đồng.
Riêng trong tháng 1/2019, công ty đã phát hành 5 đợt trái phiếu, với số dư gốc trái phiếu lên tới 10.035 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm.
Ở chiều hướng ngược lại, trong kỳ báo cáo từ ngày 1/1/2019 đến 30/6/2019, công ty đã thanh toán gần 380 tỷ đồng dư nợ gốc và lãi trái phiếu phát hành từ năm 2017, có kỳ hạn 2 năm.
Tính đến cuối kỳ báo cáo, số dư gốc trái phiếu của Yamagata đã lên tới 15.902 tỷ đồng; số dư lãi phải trả đạt hơn 709,128 tỷ đồng.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, một trong những trái chủ của công ty này là CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) – chủ sở hữu tổ hợp khách sạn Daeha (bao gồm khách sạn Daewoo) nổi tiếng tại Hà Nội. Vào tháng 9/2019, Bông Sen Corp đã thế chấp hơn hơn 5,88 triệu trái phiếu do Yamagata phát hành với mã YMG_TQ2_230119 tại CTCP Chứng khoán VPS (VPS).
Mối liên hệ giữa Yamagata – Bông Sen Corp – VPS có lẽ chưa dừng lại ở đó.
Tổng cộng số dư trái phiếu tính tới cuối kỳ báo cáo của Công ty TNHH Yamagata (Ảnh chụp màn hình)
Được biết, Yamagata thành lập từ năm 2009, đăng ký địa chỉ trụ sở chính ngay tại tầng 16, tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội (khu tổ hợp khách sạn do Bông Sen Corp sở hữu).
Doanh nghiệp này từng hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, với chủ sở hữu là ông Dương Thành Trung (sinh năm 1980), đăng ký địa chỉ thường trú tại khu tập thể Nam Thành Công, số 44 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Quy mô vốn ban đầu của Yamagata khá khiêm tốn, chỉ ở mức 40 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là hoàn thiện công trình xây dựng. Đảm nhiệm vị trí giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Quách Mai Vân (sinh năm 1986). Bà Vân còn là người đại diện của Công ty TNHH Quốc tế DAH.
Video đang HOT
Tính tới tháng 1/2019, quy mô vốn của Yamagata đã được nâng lên mức 100 tỷ đồng. Lúc này, công ty đã chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn với sự tham gia góp vốn của 2 cá nhân là bà Quách Mai Vân và bà Trần Thị Thu Trang (sinh năm 1982) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 2% và 98%.
Bà Trần Thị Thu Trang cũng thay thế bà Quách Mai Vân trở thành giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Yamagata. Ngoài ra, công ty cũng thay đổi địa chỉ trụ sở chính về Tầng 2, Tòa nhà 25T2, Lô N05, đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Quay trở lại với thương vụ trái phiếu của Yamagata, dữ liệu của VietTimes cho thấy, công ty này nhiều lần thế chấp các Chứng chỉ tiền gửi do Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ( FE Credit) phát hành tại VPS để làm tài sản đảm bảo cho những trái phiếu mà Yamagata phát hành.
Ngoài ra, VPS cũng là một trong những đơn vị tích cực tham gia vào nhiều đợt phát hành trái phiếu “khủng”./.
Phạm Duy
Theo Viettimes.vn
FE Credit của VPBank bị tố 'gài' khách hàng, cứ tự động chuyển tiền vào tài khoản
Gần đây, trên mạng xã hội lại tiếp lan truyền thông tin về việc nhân viên FE Credit lừa đảo một khách hàng. Đây không phải là lần đầu FE Credit dính đến những thông tin như vậy.
"Gài bẫy" khách hàng?
Một khách hàng vừa chia sẻ lên mạng xã hội thông tin mình bị FE Credit gài bẫy. Trước đây khách hàng này đã từng mua hàng trả góp thông qua FE Credit và cũng đã trả đúng hạn.
Tuy nhiên sau lần đó, rất nhiều nhân viên của công ty này gọi cho biết hồ sơ của cô tốt nên công ty cho vay vốn với lãi suất thấp. Tuy nhiên khách hàng này đều từ chối vì không có nhu cầu.
Đến ngày 24/9, một nhân viên gọi cho cô nói bên công ty muốn xác nhận lại thông tin cá nhân (chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ...) và số tài khoản ngân hàng của cô để công ty hỗ trợ nếu sau này có mua trả góp hay vay vốn cũng không cần phải làm hồ sơ và tiền sẽ chuyển khoản vào tài khoản cô với lãi suất thấp.
Khách hàng này tiếp tục từ chối. Tuy nhiên ngay sau khi cô xác nhận các thông tin trên thì 5 phút sau có một nhân viên khác gọi điện xác nhận lại thông tin và khoảng 1 phút sau đó tài khoản Agribank của cô nhận được tin nhắn FE Credit vừa chuyển vào tài khoản 26,9 triệu đồng.
FE Credit chuyển tiền vào tài khoản khách hàng dù khách hàng không có nhu cầu vay. Ảnh: NVCC
Quá bất ngờ, người này chưa kịp định thần thì nhân viên đó gọi lại và cô báo không có nhu cầu vay sao vẫn chuyển tiền vào? Nhân viên này cho biết nếu khách hàng không có nhu cầu thì đừng sử dụng số tiền này sẽ không bị tính lãi. Còn nếu lo lắng thì ngày hôm sau sẽ hướng dẫn khách hàng chuyển tiền trở lại vào tài khoản của FE Credit.
Đến chiều 26/9, nhân viên này nhắn tin cho khách bảo ghé vào cửa hàng Thế giới di động hoặc Điện máy xanh sẽ có nhân viên hỗ trợ.
Tuy nhiên nhân viên ở đây lại báo không biết trường hợp này và đã gọi điện vào tổng đài kiểm tra thị được báo khách hàng này đã vay số tiền trên và bắt đầu tính lãi khi tiền chuyển vào tài khoản, với tổng nợ gốc và lãi cộng thêm phí, bảo hiểm đã lên tới con số hơn 28,54 triệu đồng chỉ sau 1 ngày dù chưa rút ra sử dụng.
"Khủng bố" cả những người không liên quan?
Ngày 5/10, một giáo viên có tên N.T.O (ở Kon Tum) bức xúc cho biết, dù cô không hề vay của FE Credit nhưng liên tục những ngày gần đây đều nhận được điện thoại, tin nhắn "khủng bố" từ hàng loạt số điện thoại xưng là từ công ty này.
Hỏi ra mới biết một người đồng nghiệp của cô là N.T.T vay của FE Credit nhưng lại đưa số điện thoại của nhiều giáo viên trong trường vào hồ sơ nên bây giờ quá hạn thanh toán, FE Credit gọi điện, nhắn tin đến tất cả các số điện thoại này dù chẳng liên quan gì đến khoản vay.
Thậm chí nhiều giáo viên đã báo công an về những tin nhắn khủng bố này.
Tin nhắn FE Credit hù dọa người không liên quan. Ảnh NVCC
Đây là một trong nhiều trường hợp phản ánh những bức xúc từ trước đến nay mà FE Credit áp dụng với khách hàng và cả những người không phải là khách hàng. Thậm chí còn có trường hợp FE Credit còn in hình người vay dán khắp nơi, nhắn tin đòi chém...
FE Credit mang về 49% vào lợi nhuận 6 tháng năm 2019 cho VPBank
Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.
Theo kết quả kinh doanh mà FE Credit vừa công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng 2019 đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, con số này đóng góp vào 49% lợi nhuận hợp nhất của VPBank, tăng cao hơn so với mức 45% của năm 2018.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của FE Credit tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 8.508 tỷ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng gấp 5,8 lần lên 259 tỷ, nhờ thu phí hỗ trợ và hoa hồng bảo hiểm tăng lên đáng kể. Lãi từ hoạt động khác giảm 42% xuống 263 tỷ đồng.
Do đó, tổng thu nhập hoạt động đạt 8.983 tỷ đồng, tăng 23%. Chi phí hoạt động cũng tăng mạnh 31% chủ yếu do chi phí cho nhân viên. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 6.216 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng nhẹ 13%.
Tính đến 30/6, tổng tài sản của FE Credit ở mức 64.768 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng hơn 9% lên 58.300 tỷ đồng. Tiền gửi của khách giảm gần 9% xuống 3.069 tỷ đồng, phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu tăng đạt 28.743 tỷ, tăng 21%.
Tỷ lệ nợ xấu đến 30/6 của FE Credit là 5,35%, giảm so với mức 5,98% hồi đầu năm. Nợ nhóm 3 tăng nhẹ 7% lên 2.932 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 là 162 tỷ, giảm 62%. Nợ nhóm 5 tăng từ 5 tỷ lên gần 28 tỷ đồng.
Theo FE Credit, trong quý 2/2019, có ba động lực chính đóng góp cho sự tăng trưởng của danh mục cho vay của công ty.
Thứ nhất, mảng bán chéo và bán thêm đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng cho FE Credit, đạt hơn 10% so với quý trước và 44% so với cùng kỳ năm 2018. Tăng trưởng của mảng hoạt động này đã đóng góp 54% vào mức tăng trưởng tổng dư nợ trong kỳ.
Thứ hai, giải ngân cho vay đối với nhóm khách hàng mới tăng 9% so với quý trước và 24% so với cùng kỳ 2018.
Thứ ba, các khoản vay mua trả góp các sản phẩm điện máy gia dụng và xe máytiếp tục tăng. Cụ thể, cho vay mua hàng tại điểm bán chiếm 9% trong tổng dư nợ cho vay của FE Credit, tăng gần 10% so với quý 1 năm 2019.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Cú luồn sâu của FE Credit trước mặt LienVietPostBank Tại VPBank và LienVietPostBank, một điểm chung mà riêng bắt đầu thể hiện từ năm 2019. FE Credit đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước. Hệ thống các ngân hàng thương...