Hé lộ những hình ảnh về đáy biển nơi nghi ngờ MH370 nằm lại
Nhóm tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích dưới đáy Ấn Độ Dương vừa công bố những hình ảnh chụp đáy biển, cho thấy nhiều đặc điểm địa chất rất đặc biệt, với những núi lửa và vực sâu tới 1.400m.
Một khu vực trên đáy Ấn Độ Dương có địa hình phức tạp vừa được lập bản đồ
Đây là lần đầu tiên những hình ảnh về đáy biển tại khu vực hẻo lánh nhất thế giới được công bố. Cho đến nay, việc tìm kiếm bản đồ Sao Hỏa được xem là còn dễ dàng hơn tìm kiếm bản đồ về vùng biển này.
Trước đó chuyến bay MH370 của Malaysia đã biến mất hôm 8/3 với 239 người trên khoang mà không để lại dấu vết. 26 quốc gia đã cùng tham gia tìm kiếm chiếc Boeing 777 nhưng chưa thể thu được bất kỳ mảnh vỡ nào.
Đội tìm kiếm tại Ban an toàn giao thông của Úc, hiện đang chủ trì chiến dịch tìm kiếm, đang sử dụng thiết bị dò sóng âm để lập bản đồ đáy biển tại vùng tìm kiếm “ưu tiên”, tại khu vực phía Nam Ấn Độ Dương.
Sau khi lập được bản đồ đáy biển, một số thiết bị tìm kiếm dưới biển sâu sẽ được triển khai để rà soát từng ngóc ngách với hy vọng tìm thấy mảnh vỡ.
Vùng “ưu tiên” được xác định dựa trên một manh mối rất nhỏ mà các nhà điều tra có được, đó là một loạt những tín hiệu xung điện được truyền và nhận giữa chiếc máy bay và một vệ tinh.
Simon Boxall, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm hải dương học quốc gia cho biết việc lập bản đồ giúp đem đến cái nhìn chi tiết về đáy biển.
“Những chỗ gồ lên trên đáy biển phẳng, không có đặc điểm gì đặc biệt ở phía Nam Broken Ridge đó còn lớn hơn cả ngọn núi Ben Nevis ( Scotland). Nó có chiều ngang 5km và thường nhô lên khỏi đáy biển 1,5km. Còn địa hình của của khu vực quanh Broken Ridge khiến dãy núi Alps của châu Âu chỉ còn như những chỏm đồi”, Boxall nói.
Video đang HOT
Việc lập bản đồ sóng âm có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nhóm tìm kiếm không đưa thiết bị lặn vào những vùng nước sâu, hay lao vào các rặng núi và núi lửa.
Đến nay chiến dịch tìm kiếm MH370 là phức tạp nhất lịch sử. Có thể trong vòng vài tháng đội tìm kiếm sẽ thấy tung tích của chiếc Boeing 777, nhưng cũng có thể là không bao giờ cả.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Cổ phần hóa Vietnam Airlines, muốn bay chuyên cơ Chính phủ phải đặt hàng
Hậu cổ phần hóa (CPH), Vietnam Airlines được trưng dụng theo yêu cầu của Chính phủ như đơn hàng dịch vụ công, khi Chính phủ trưng dụng vận tải hàng không thì phải đấu thầu... Tương lai Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không 4 sao và đứng thứ 3 khu vực cuối năm 2015.
Được định giá 2,7 tỷ USD, phương án CPH Vietnam Airlines được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy vốn điều lệ sau CPH của Vietnam Airlines là hơn 14.100 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược là 20%; bán đấu giá công khai là 3,465%; phần còn lại sẽ bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn.
Sẽ bán 22.300 đồng/1 cổ phiếu
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều tối qua (15/9), ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) - cho biết, có hơn 1 hãng hàng không trên thế giới đang quan tâm tới Vietnam Airlines với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược (NĐT), có thể kể đến như Tập đoàn Hàng không lớn nhất Nhật Bản (ANA).
"Vietnam Airlines tìm kiếm NĐT chiến lược sẽ đồng hành trong quá trình phát triển dài hạn, chia sẻ lợi ích, mục tiêu phát triển hãng hàng không Việt Nam với các giá trị cốt lõi là hàng không, chứ không phải là bất động sản hay ngân hàng... Tiêu chí của Vietnam Airlines là lựa chọn NĐT chiến lược có tiềm lực tài chính, cam kết lâu dài xây dựng và phát triển Vietnam Airlines chứ không phải với mục tiêu ngắn hạn hay vì Vietnam Airlines đang rất cần tiền của NĐT đó.
Ông Phạm Ngọc Minh: "Có hơn 1 hãng hàng không trên thế giới đang quan tâm tới Vietnam Airlines với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược"
Thông qua NĐT, Vietnam Airlines sẽ có cơ hội mở rộng thị trường phát triển, tiếp cận các nguồn công nghệ mới mà chúng ta đang khó khăn. Các NĐT có đội tàu bay mới và hạ tầng hiện đại là cơ sở để phát triển cho Vietnam Airlines, cũng như nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Qua đó sẽ xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn NĐT chiến lược để Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt, NĐT có thể là hãng hàng không hoặc NĐT tài chính chuyên nghiệp.
Vietnam Airlines sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 11/2014, triển khai bán cổ phần chiến lược theo quy định. Vietnam Airlines hoàn thành bản công bố thông tin bản cáo bạch vào cuối tháng 9, cuối tháng 10 hoàn thiện công bố cho nhà đầu tư. Lộ trình tiếp tục triển khai về cơ bản vẫn bám sát các mục tiêu đã đề ra, cuối năm nay cơ bản hoàn thành IPO trong nước và chuyển sang công ty cổ phần.
"Giấc mơ" Mỹ Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - Phạm Ngọc Minh: Có thể các NĐT sẽ mong đợi không mở đường bay tới Mỹ. Bởi mọi nghiên cứu đều cho thấy bay tới Mỹ thì đường bay dài hơn và mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn đường bay giữa châu Âu và Việt Nam, vì vậy NĐT thiểu số sẽ lựa chọn tăng chuyến đến châu Âu để tăng hiệu quả kinh tế. Vấn đề đặt ra là các NĐT phải chia sẻ phát triển mạng đường bay đủ rộng, cơ cấu khách hàng đủ lớn trên tổng hòa hiệu quả, còn biệt lập từng đường bay thì không cách nào bay Mỹ. Vietnam Airlines vẫn cam kết sẽ mở đường bay đến bờ Tây nước Mỹ và hiện triển khai các bước tiếp theo để được nhà chức trách hàng không Mỹ phê duyệt.
Về giá cổ phiếu, ông Trần Thanh Hiền - Trưởng ban Tài chính kế toán của Vietnam Airlines - thông tin, giá phê duyệt trong phương án Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt là 22.300 đồng/1 cổ phiếu và Thủ tướng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ GTVT.
Ngày 15/9, Vietnam Airlines đã có tờ trình Bộ GTVT, trong đó có 3 nội dung là đề nghị Bộ trưởng xem xét phê duyệt mức giá khởi điểm, quy trình lựa chọn NĐT chiến lược và lựa chọn tổ chức tài chính trung gian để thực hiện IPO. Mức giá khởi điểm dựa trên các tổ chức tư vấn quốc tế, không chỉ giá trị thực hiện tại mà cả tương lai của Vietnam Airlines kiến nghị với Bộ trưởng Đinh La Thăng là giữ nguyên mức 22.300 đồng/1 cổ phiếu.
Bay chuyên cơ: Chính phủ phải đặt hàng
Các nhà chế tạo tàu bay thừa nhận, Vietnam Airlines đang làm điều mà ít hãng hàng không nào trên thế giới dám làm, đó là thay đổi cùng lúc toàn bộ đội tàu bay.
Tổng Giám đốc Phạm Ngọc Minh cho hay, Vietnam Airlines chỉ mất 3 năm để thay toàn bộ đội tàu bay Boeing 777, Airbus 330 sang Boeing 787 và Airbus 350. Mục tiêu thay đổi hoàn toàn diện mạo của hãng, không chỉ đội tàu bay, mà công nghệ, phương thức điều hành hiện đại, tiện nghi lợi ích cho hành khách cũng hoàn toàn khác.
Về vị thế của Vietnam Airlines sau CPH, theo ông Minh, năm 2015 Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng hàng không 4 sao và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Vietnam Airlines không thể so sánh được với hãng hàng không số 1 khu vực là Singapore Airlines hay vượt qua Thai Airway, nhưng quy mô chắc chắn sẽ không kém so với các hãng lớn khác trong khu vực. Cuối năm 2015, Vietnam Airlines sẽ định hình đội tàu bay Boeing 787/350 và bay xuyên lục địa, khi đó vị trí của Vietnam Airlines sẽ rõ ràng hơn.
Sau CPH, các chuyến bay chuyên cơ sẽ là dịch vụ công, Chính phủ sẽ phải đặt hàng với hãng hàng không
Hiện tại, khi Vietnam Airlines với vai trò là hãng hàng không quốc gia thì nhiệm vụ chính trị và xã hội luôn được đề cao, các chuyến bay chuyên cơ luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi sau CPH, khi Vietnam Airlines đã trở thành công ty cổ phần và sự tham gia của NĐT chiến lược thì nhiệm vụ chính trị của Vietnam Airlines sẽ được thực hiện như thế nào?
Theo ông Phạm Ngọc Minh, nhiệm vụ bay chính trị sẽ phải minh bạch với cổ đông tương lai. Ở nước ngoài, các chuyến bay chuyên cơ được thực hiện với cả hàng không tư nhân, giá bay chuyên cơ rất đắt và các hãng phải cạnh tranh nhau để có được đơn đặt hàng từ Chính phủ.
"Tương lai Vietnam Airlines sẽ được trưng dụng theo yêu cầu của Chính phủ như đơn hàng dịch vụ công. Bất kỳ yêu cầu nào của Chính phủ trưng dụng vận tải hàng không thì cũng phải đấu thầu. Quốc tế đã làm và lấy thông lệ đó để minh bạch hóa hoạt động dịch vụ công. Nhà nước chuyển yêu cầu đầy đủ các hợp đồng, định kỳ rà soát hàng năm thanh toán cho hãng từ yêu cầu Chính phủ sang đơn hàng phục vụ công, bay theo đơn hàng của Chính phủ" - Tổng Giám đốc Phạm Ngọc Minh nhấn mạnh.
Liên quan đến hãng hàng không Jetstar Pacific, lãnh đạo Vietnam Airlines khẳng định vẫn giữ cổ phần áp đảo tại Jetstar Pacific (hiện là 70%) và sẽ không thoái vốn xuống dưới 50%. Đây là sản phẩm trong dải sản phẩm buộc phải có của Vietnam Airlines, vì trước khi tiếp nhận Jetstar Pacific thì Vietnam Airlines đã tính tới việc thành lập một hãng giá rẻ.
Với danh mục đầu tư ra ngoài, Vietnam Airlines định hướng tập trung vào giá trị cốt lõi, nhân lực, vật lực, không thể phân tán vào quá nhiều doanh nghiệp. Vietnam Airlines vừa đề xuất Chính phủ bổ sung thêm danh sách các doanh nghiệp thoái vốn toàn bộ như xây dựng hàng không, in hàng không, chỉ còn lại các doanh nghiệp trong dây chuyền vận tải đồng bộ và các hãng cấu thành dải sản phẩm của Vietnam Airlines (Jetstar Pacific, Vasco, Angkor Air).
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Sắp công bố "thủ phạm" bắn hạ MH17 Các nhà điều tra hàng không Hà Lan cho biết thứ ba tới họ sẽ công bố báo cáo sơ bộ về điều gì đã khiến máy bay xấu số MH17 của Malaysia bị rơi ở miền đông Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng. Những mảnh vỡ của chiếc máy bay mang số hiệu MH17. Theo tuyên bố của các nhà điều tra,...