Hé lộ nguyên nhân tuyệt chủng của cá mập khổng lồ Megalodon
Các nhà khoa học đã tìm ra manh mối về sự diệt vong của loài Megalodon – cá mập lớn nhất từng được biết đến trong lịch sử, và nó cho thấy cá mập khổng lồ này có thể đã cạnh tranh với cá mập trắng lớn – loài được coi là hậu duệ của chúng trên các vùng biển cổ đại.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khẳng định này sau khi đánh giá tỷ lệ của hai dạng kém trong một loại vật chất giống như men răng gọi là enameloid bao bọc phần bên ngoài của răng cá mập. Tỷ lệ này cho thấy khẩu phần ăn của cá mập và tìm ra vị trí của chúng trong chuỗi thức ăn biển.
Họ đã phát hiện ra trong khi Megalodon nằm trên đỉnh chuỗi thức ăn trong hàng triệu năm, sự xuất hiện của cá mập trắng lớn vào khoảng 5,3 triệu năm trước đã tạo ra thêm một loài động vật ăn thịt đầu bảng cùng cạnh tranh và cùng săn một loại mồi với siêu cá mập.
Megalodon có tên khoa học là Otodus megalodon, xuất hiện cách đây khoảng 15 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 3,6 triệu năm. Được xem là một trong những động vật săn mồi lớn nhất trong lịch sử Trái đất với chiều dài đạt ít nhất 15m, thậm chí có thể dài đến 20m với thức ăn chủ yếu là các loài động vật có vú dưới biển mà nổi bật là cá voi.
Video đang HOT
So với Megalodon, cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) nhỏ hơn nhiều, trung bình nó chỉ dài ít nhất 6m. Kích thước nhỏ hơn nhiều so với siêu cá mập cũng khiến chúng trở nên nhanh nhẹn hơn.
Nhà cổ sinh vật học Kenshu Shimada thuộc Đại học DePaul ở Chicago cho biết: “Loài megalodon cùng tồn tại với cá mập trắng lớn trong thời Pliocen sớm và dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng chúng dường như đã thực sự nằm trên cùng một vị trí trong chuỗi thức ăn”.
Kích thước khổng lồ của cá mập Megalodon. Ảnh genk.vn
“Đã có nhiều giả thuyết về lý do tại sao megalodon tuyệt chủng. Các giả thuyết vốn cho rằng điều này là do biến đổi khí hậu và sự suy giảm nguồn lương thực. Tuy nhiên, một giả thuyết được đề xuất gần đây cho rằng Megalodon đã thua cá mập trắng lớn trong cuộc tranh giành lương thực. Nghiên cứu mới của chúng tôi dường như cũng thêm phần thuyết phục cho giả thuyết này. Cũng hoàn toàn có thể xảy ra sự kết hợp của nhiều yếu tố.” Ông Shimada khẳng định.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết họ không nghĩ rằng cá mập trắng thực sự săn người anh em họ lớn hơn của nó. Nghiên cứu liên quan đến răng của 20 loài cá mập còn sống và 13 loài hóa thạch, báo hiệu vị trí của chúng trên chuỗi thức ăn.
“Ở đáy của chuỗi thức ăn là loài sinh vật sản xuất nguyên thủy của chúng ta, là những sinh vật quang hợp như thực vật phù du chuyển đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn. Ở đầu chuỗi thức ăn là những động vật ăn thịt đầu bảng như cá mập trắng lớn, chúng không có kẻ thù tự nhiên nào ngoại trừ con người, trong khi ở giữa chúng ta có động vật ăn cỏ, ăn tạp và động vật ăn thịt cấp thấp hơn,” – đồng tác giả nghiên cứu Michael Griffiths, một nhà địa hóa học cho biết.
Các nhà khoa học tin rằng sự tuyệt chủng của loài Megalodon có liên quan đến cá mập trắng ngày nay.
Cá mập trắng lớn ngày nay săn rùa biển cũng như các loài động vật có vú ở biển bao gồm hải cẩu, sư tử biển, cá heo, cá heo và cá voi nhỏ.
Megalodon là một sinh vật đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển hàng triệu năm, tuy nhiên nó vẫn còn là một bí ẩn vì bộ xương cá mập có sụn chứ không phải xương, chúng không thể hóa thạch, nên khó có thể biết chính xác megalodon trông như thế nào. Tuy nhiên, vô số hóa thạch răng Megalodon đã được tìm thấy trên khắp thế giới.
Nhà cổ sinh vật học Kenshu Shimada cũng cho biết: “Megalodon thường được miêu tả là một con cá mập có kích thước siêu lớn, quái dị trong tiểu thuyết và phim ảnh, nhưng thực tế là chúng ta vẫn biết rất ít về loài cá mập đã tuyệt chủng này.”
Hóa thạch động vật không xương sống tìm thấy ở châu Phi được đặt theo tên ông Zelensky
Theo tạp chí khoa học Anh Royal Society Open Science, một loài động vật biển không xương sống có hóa thạch mới tìm thấy ở châu Phi đã được đặt theo tên của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky.
Cụ thể, tại Ethiopia các nhà khảo cổ sinh vật học đã tìm thấy một hóa thạch động vật, sau khi kiểm tra chi tiết xác định đó là Huệ biển (sea lily, còn được gọi là "sao biển lông" (feather stars), một loài động vật không xương sống) đã tuyệt chủng.
Hóa thạch động vật không xương sống tìm thấy ở châu Phi được đặt theo tên ông Zelensky.
Các nhà khảo cổ quyết định đặt tên cho hóa thạch này là Ausichicrinites zelenskyyi để vinh danh ông Volodymyr Zelensky. Như các nhà nghiên cứu giải thích, tổng thống Ukraine được trao vinh dự như vậy "vì lòng gan dạ và dũng cảm".
Hóa thạch huệ biển mới tìm thấy được cho là có từ kỷ Jura (145-201 triệu năm về trước). Hiện vật này được gửi đến Đại học Silesia ở Ba Lan để nghiên cứu thêm.
Huệ biển từ hàng triệu năm trước và ngay cả bây giờ vẫn là những sinh vật khá nguyên sơ. Phần lớn thời gian loài động vật này ở yên một chỗ, bắt mồi từ những thứ rơi gần nó xuống đáy đại dương và tỏa ra những xúc tu giả.
Hóa thạch 500 triệu năm tuổi lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi 3 mắt đáng sợ Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hóa thạch lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi ba mắt ở dãy núi đá Canada. Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario (ROM) ở Toronto, Canada mới tiết lộ thông tin về hoá thạch của loài động vật ăn thịt kỳ lạ thuộc họ chân đốt chưa từng biết...