Hé lộ nguyên nhân thiêu trụi “siêu chiến hạm” Indonesia
Một số ý kiến nghi ngờ có âm mưu phá hoại trong vụ cháy chiến hạm hiện đại KRI Klewang, do thời điểm hỏa hoạn xảy ra ngay trước ngày thử nghiệm.
Tại Indonesia, các thủ tục tố tụng hình sự đang được tiến hành sau vụ cháy của tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI Klewang 625 vào ngày 28/9/2012 vừa qua tại bến tàu căn cứ hải quân ở Banyuwangi (Đông Java).
Sau vụ cháy, niềm tự hào KRI Klewang của xứ sở vạn đảo chỉ còn lại một phần khung và bị chìm ngay tại bến đỗ. Theo những thông tin mới nhất, vụ cháy tàu Klewang đã làm một nhân viên bảo dưỡng và một sỹ quan hải quân phải nhập viện do hít phải nhiều khói.
Ngày 29/9, phát biểu tại một cuộc họp báo tại văn phòng của công ty ở Banyuwangi, Giám đốc công ty PT Lundin, bà Landin Invest Lizzie (vợ của doanh nhân người Thụy Điển John Lundeen – người sáng lập ra công ty PT Lundin) gián tiếp đổ lỗi cho đám cháy trên do Hải quân Indonesia. Theo bà này, về nguyên tắc tàu Klewang phải được trang bị một hệ thống phun nước dập lửa tự động.
Video đang HOT
Trong ngày xảy ra sự cố, trên tàu đang có 30 nhân viên làm việc. Hải quânIndonesia đến thăm tàu vào ngày 28/9 và yêu cầu chuẩn bị thử nghiệm trên biển từ ngày 30/9. Theo lệnh này, Klewang được neo đậu tại bến cảng để bảo trì. Trong quá trình đó, tàu bị chập điện, dẫn tới đám cháy. Con tàu được làm từ sợi carbon nên nhanh chóng bắt lửa, bị thiêu rụi trong 2 giờ và sau đó chìm tại bến cảng.
Bà Lizzie Landin cũng báo cáo, tàu Klewang bị đốt cháy sẽ được bảo hiểm đầy đủ và công ty dự định sử dụng các khoản thanh toán bảo hiểm trong tương lai để tăng tốc đóng mới một con tàu. “Con tàu đầu tiên được đóng trong 2 năm nhưng tàu thứ hai có thể được đóng nhanh hơn nhiều lần” – bà Landin khẳng định. Tuy nhiên, bà này cho biết, việc đóng tàu thứ hai sẽ được quyết định sau khi việc điều tra tìm ra được nguyên nhân cháy ở tàu Klewang 625.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, ông Purnomo Yusgiantoro cho biết, bất chấp “cái chết” của tàu Klewang 625, Hải quân Indonesia giữ quyết định thực hiện một hợp đồng mua 3 tàu trimaran thuộc dự án X3K do công ty PT Lundin đóng mới.
Nguyên nhân về đám cháy của tàu Klewang 625 cũng được Bộ Quốc phòng Indonesia xác định bước đầu là do chập mạch điện.
Một số nguồn tin thì cho rằng, tàu Klewang 625 bị cháy có thể do một hành động phá hoại. Dù vậy, Đô đốc Hải quân Agus Suhartono đã bác bỏ suy luận này và ông cho rằng, đó là một trường hợp “thuần túy về kỹ thuật”. Việc chập mạch điện đã làm cho con tàu bằng sợi carbon bị thiêu cháy.
Ông Suhartono cũng nói thêm rằng, sự cố trên là “kinh nghiệm” cho nhà sản xuất PT Lundin để có thể đảm bảo đóng được một con tàu mới có chất lượng tốt hơn, bao gồm cả việc cải thiện hệ thống phòng chống hỏa hoạn trên tàu.
Theo Dantri
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm căn cứ hải quân Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến tham quan một căn cứ hải quân của Trung Quốc vào hôm nay, 20.9, giữa lúc Washington thúc đẩy cuộc đối thoại an ninh với đối thủ tiềm tàng ở châu Á.
Theo AFP, ông Panetta đã bay đến cảng Thanh Đảo, căn cứ hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đặt chân đến cơ sở này.
Một ngày sau khi ông Panetta đến thăm và phát biểu tại một học viện quân sự ở Bắc Kinh, các sĩ quan Trung Quốc đã mời ông Panetta tham quan một trong những tàu hộ vệ và tàu ngầm chạy diesel thế hệ mới của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta duyệt đội danh dự tại căn cứ hải quân ở Thanh Đảo - Ảnh: AFP
Trong bài diễn thuyết trước các học viên sĩ quan, ông Panetta đã cố gắng trấn an họ rằng chiến lược chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương của Mỹ không có mục đích kiềm chế Trung Quốc song là nỗ lực thúc đẩy ổn định trong khu vực quan trọng với kinh tế toàn cầu.
Các tàu chiến và tàu ngầm mới nhất của hải quân Trung Quốc vốn là đối tượng nghiên cứu kỹ lưỡng của các chiến lược gia, nhà phân tích quốc phòng và các nhà làm luật Mỹ.
Họ lo ngại việc Bắc Kinh ngày càng tập trung phát triển các tên lửa hành trình và đạn đạo có độ chính xác cao có khả năng đe dọa những căn cứ và tàu sân bay Mỹ tại những vùng biển quan trọng.
Về phần mình, Trung Quốc đã tỏ ra nghi ngờ về các chiến lược của Mỹ, chỉ trích các kế hoạch triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ ở Úc và bố trí thêm nhiều tàu bè ở Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Panetta đã có những phát biểu ôn hòa, đề nghị hợp tác với Bắc Kinh như một đối tác nhằm đối phó những mối đe dọa chung như thảm họa tự nhiên hoặc cướp biển.
Chuyến công du Trung Quốc của ông Panetta diễn ra trong thời điểm nhạy cảm khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật tăng cao vì vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Theo TNO
Trung Quốc mời Panetta dạo căn cứ hải quân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta hôm nay sẽ có cơ hội hiếm hoi được nhìn tận mắt một căn cứ hải quân cùng nhiều chiến hạm mới của Trung Quốc. Panetta đã đáp máy bay tới thành phố cảng miền đông Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông, AFP đưa tin. Ông sẽ là người đứng đầu Lầu Năm Góc đầu...