Hé lộ nguyên nhân thất bại thương vụ S-400 giữa Nga-Ấn Độ
Bộ Quốc phòng Ấn Độ mới đây tuyên bố, phóng thành công tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới BrahMos từ máy bay Su-30 Sukhoi do Nga sản xuất trong lần thử nghiệm đầu tiên.
Theo Sputnik
Giá cả quá cao
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ, nguyên nhân quan trọng dẫn tới cuộc đàm phán về thương vụ hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Ấn Độ thất bại là vì lập trường giữa hai bên về vấn đề giá cả, huấn luyện và chuyển giao công nghệ còn tồn tại khoảng cách rất xa.
Trong khi đó, tạp chí “Tin tức phòng vệ” của Mỹ và các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến thương vụ S-400 giữa Nga và Ấn Độ thất bại là do vấn đề giá cả.
Tổng giá trị đơn hàng của 5 hệ thống S-400 mà Nga dự định bán cho Ấn Độ có giá lên tới 5,5 tỷ USD, con số này đã vượt quá dự toán chi của Ấn Độ là 4,5 tỷ USD.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là do chi phí huấn luyện sử dụng rất cao, và đặc biệt hơn nữa là Nga đã từ chối bất kỳ sự chuyển giao công nghệ nào liên quan tới hệ thống S-400.
Trong lịch sử mua bán vũ khí giữa Nga và Ấn Độ, vấn đề giá cả là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tớ sự thành công hay thất bại của các cuộc giao dịch.
Nga và Ấn Độ đã khởi động đàm phán về việc mua bán hệ thống S-400 ngay từ năm 2015. Đặc biệt, vào tháng 10/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết Hiệp định giữa hai chính phủ về việc Nga xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ.
Phía Ấn Độ cho biết, vào tháng 12/2015, Ủy ban mua sắm Quốc phòng của Ấn Độ đã phê chuẩn ngân sách mua 5 hệ thống S-400, với trị giá là 4.5 tỷ USD. Chính vì thế, Ấn Độ không thể chi vượt quá con số này.
Video đang HOT
Trước sự định trệ như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc thể hiện sự quan tâm lớn tới hệ thống S-400 của Nga, đã buộc Ấn Độ phải đẩy nhanh các bước đàm phán với Nga.
Tuy nhiên, do phải chịu ảnh hưởng từ tệ nạn tham nhũng trong quân đội và hệ thống mua bán quốc phòng hoạt động không hiệu quả, Ấn Độ cuối cùng đã thất bại trong việc đàm phán với Nga về hệ thống S-400.
Lo ngại Ấn Độ tiết lộ bí mật
Ngoài ra, các chuyên gia quân sự cho rằng, Nga quan ngại trước việc Ấn Độ có thể tiết lộ các bí mật quân sự, chính vì vậy Nga mới chấm dứt thương vụ này.
Trước đó vào tháng 11/2017, tờ “Kommersant” của Nga dẫn nguồn tin quân sự cho biết các đối tác Ấn Độ đã có một số hành động “không thân thiện” với Nga, bao gồm để một đoàn quan chức hải quân Mỹ thăm tàu ngầm hạt nhân INS Chakra.
Theo truyền thông Nga, việc New Delhi cho phép nhân sự Mỹ thăm quan tàu ngầm hạt nhân INS Chakra thuê của hải quân Nga đã khiến Moscow không hài lòng và có thể tạo ra nhiều khó khăn cho các dự án hợp tác quân sự và các thương vụ vũ khí trong tương lai.
Và việc thương vụ S-400 thất bại có một phần nguyên nhân quan trọng là do Ấn Độ đã từng tiết lộ các bí mật quân sự liên quan.
Đặc biệt, hệ thống S-400 liên quan tới nhiều vấn đề như huấn luyện và chuyển giao công nghệ, chính vị vậy, nếu Ấn Độ cho phép Mỹ tiếp cận hệ thống S-400 như đã từng thực hiện cho phép nhân viên quân sự Mỹ tham quan tàu ngầm INS là một vấn đề mà Nga không thể chấp nhận.
Nga không chấp nhận sự do dự của Ấn Độ
Ngoài ra, các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, điều quan trọng Nga không bán S-400 cho Ấn Độ là vì, nhận thấy, Ấn Độ đang do dự giữa vũ khí của Nga và vũ khí của Mỹ.
Đặc biệt, Ấn Độ muốn lợi dụng hệ thống hệ phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ để ép giá Nga về hệ thống S-400.
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dần hình thành chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đặc biệt là Báo cáo an ninh quốc gia 2017 vừa được công bố, trong đó coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Ấn Độ đã thấy được cơ hội của mình trong đó.
Chính vì vậy, gần đây Ấn Độ có nhiều động thái xích lại gần Mỹ. Đặc biệt, một loạt các cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc tại khu vực biên giới năm 2017, đã khiến Ấn Độ thấy rằng cần phải tăng cường thực lực quốc phòng, để tiếp tục duy trì sức ảnh hưởng tại khu vực Nam Á.
Do đó, xích lại gần Mỹ đã trở thành sự lựa chọn trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ.
Ngoài ra, sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thực hiện cuộc cải cách đột phá về công nghiệp quốc phòng, trong đó cho phép nhiều tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Mỹ xâm nhập thị trường Ấn Độ. Đây cũng là nguyên nhân Nga từ chối cung cấp S-400 cho Ấn Độ.
Theo Đức Thức
Tiền phong
Nga hé lộ lý do Trung Đông đồng loạt mua S-400
Theo chuyên gia Viktor Litovkin, việc hàng loạt quốc gia Trung Đông đồng loạt muốn mua hệ thống S-400 thay vì vũ khí tương tự của Mỹ có nguyên nhân của nó.
Nhận định của vị chuyên gia cấp cao của Nga được đưa ra ngay khi Qatar công khai tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống phòng không tầm cao S-400 của Nga. Theo Reuters, Qatar là quốc gia tiếp theo tại Trung Đông sau loạt quốc gia thân Mỹ công khai kế hoạch muốn mua hệ thống phòng không do Nga sản xuất.
Hôm 25.1, Đại sứ Qatar tại Nga Fahad bin Mohammed Al-Attiyah cho biết nước này đang đàm phán với Moscow về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400. "Câu trả lời cho câu hỏi này là có. Các cuộc đàm phán đang được thúc đẩy", đại sứ Attiyah trả lời câu hỏi của truyền thông Nga liên quan đến việc cung cấp S-400.
Hệ thống S-400 của Nga
Ông Attiyah cho biết thêm, thỏa thuận ký kết vào tháng 10.2017 về hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa Nga và Qatar đã mở ra cơ hội hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng, bao gồm việc cung cấp vũ khí hạng nặng cùng trang thiết bị, huấn luyện quân sự cho sĩ quan và binh sĩ và hợp tác trong các nhiệm vụ đặc biệt.
Tuyên bố của ông Attiyah cũng đồng thời cho thấy, Qatar là quốc theo trong khu vực muốn sở hữu hệ thống S-400 sau khi các quốc gia khác như Saudi Arabia, Bahrain muốn có loại vũ khí tối tân này.
Theo ông Viktor Litovkin, ngoài các quốc gia kể trên, còn có nhiều quốc gia trên thế giới đang rất quan tâm và muốn sở hữu hệ thông phòng không hiện đại S-400 của Nga, thậm chí trong đó có cả đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia.
Tại sao các nước này chọn S-400 của Nga thay vì chọn THAAD hay vũ khí nào khác của Mỹ? Ông Viktor Litovkin cho rằng, hệ thống phòng thủ hiện đại của Nga được nhiều nước lựa chọn không chỉ vì sức mạnh của nó mà còn vì giá cả. Ngoài ra, S-400 của Nga là phiên bản thế hệ mới và không có loại tương tự trên thế giới, được đánh giá rất cao.
"Các tính năng của S-400 tốt hơn hẳn so với Patriot, THAAD của Mỹ và bất kỳ hệ thống phòng không khác trên thế giới. Hệ thống này của Nga có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, thiết bị bay không người lái và nhiều phương tiện bay khác", chuyên gia quân sự này cho biết.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng, thực tế khả năng của S-400 đã được chứng minh. Nhiều quốc gia Trung Đông muốn sở hữu chúng vì chúng tốt hơn các loại tương tự của Mỹ.
Tuy nhiên các nước này sẽ phải chịu áp lực lớn từ phía Mỹ và các nước đồng minh của họ trong khu vực. Chắc chắn việc các khách hàng tiềm năng của Mỹ bỏ qua sản phẩm của họ và mua sản phẩm của Nga sẽ bị Mỹ ngăn cản và thậm chí áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Như vua Saudi Arabia tuyên bố, đã đến lúc họ phải thay đổi. Họ muốn mua vũ khí và các loại thiết bị quân sự không phải dùng để chiến đấu mà để bảo đảm an toàn cho họ. Việc sở hữu và trang bị những loại vũ khí, hệ thống hiện đại khả năng chiến đấu cao sẽ là thứ vũ khí răn đe kẻ thù của mình và cũng cổ vũ tinh thần của quân sĩ. Và Bahrain quan tâm đến S-400 của Nga cũng vì lý do này.
Trong tình hình phức tạp hiện nay, việc sở hữu một hệ thống phòng thủ hiện đại đủ khả năng bảo vệ không phận của một quốc gia là điều hết sức cần thiết. Và nếu sở hữu S-400 họ sẽ yên tâm về vấn đề này. Ngoài ra nhiều nước muốn có S-400 đơn giản điều này phù hợp với xu thế hiện nay. Đã đến lúc họ bỏ qua những thiết bị lỗi thời để trang bị các loại vũ khí công nghệ thế hệ mới.
Chuyên gia này cho biết thêm, mặc dù Nga rất muốn nhanh chóng bàn giao tất cả chúng cho các khách hàng của họ. Nhưng để sản xuất ra chúng hoàn toàn không đơn giản và cần thời gian. Trước hết Nga sẽ tiếp tục trang bị thêm cho các lực lượng của họ hệ thống này, sau đó hoàn thành hợp đồng này với Trung Quốc. Tiếp đó mới cung cấp cho các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và các nước khác.
Và đến khi hoàn thành bàn giao cho những khách hàng kể trên, một thế trận phòng không tại Trung Đông bằng vũ khí Nga thay vì của Mỹ sẽ được hình thành.
Theo Tuấn Vũ (Báo Đất Việt)
Nga điều thêm "Rồng lửa" S-400 tới Syria Quân đội Nga vừa điều thêm hệ thống tên lửa phòng không S-400, được mệnh danh là "Rồng lửa" tới Syria, động thái được cho là nhằm củng cố khả năng phòng thủ tại các căn cứ quân sự của Moscow. Hệ thống phòng không S-400 của Nga (Ảnh: RT) Video do Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ngày 23/1 cho thấy Moscow...