Hé lộ nguyên nhân khiến 1.500 người chết trong thảm kịch Titanic
Một hành khách may mắn thoát chết trong vụ đắm tàu Titanic khiến 1.500 người chết được cho là đã kể lại việc mình tận mắt nhìn thấy hành động bất thường của thuyền trưởng.
Thuyền trưởng Smith được ca ngợi như anh hùng vì đã ở lại cùng con tàu đắm.
Theo Express, tàu Titanic bị đắm ngày 15.4.1912 ngay trong chuyến ra khơi chính thức đầu tiên. Vụ đắm tàu khiến hơn 1.500 người thiệt mạng và chỉ có khoảng 700 người sống sót.
Con tàu khởi hành từ Southampton đến New York thì đâm phải tảng băng trôi ở Ấn Độ Dương. Thuyền trưởng tàu Titanic, Edward Smith, cũng bỏ mạng cùng tàu.
Theo tài liệu thu thập được từ lời khai của một hành khách tên Emily Richards, thuyền trưởng Smith chính là người có lỗi trong thảm kịch.
Bà Richards, 24 tuổi, là một trong số ít người may mắn sống sót. Được đưa lên tàu Carpathia, bà Richards đã viết thư gửi về nhà.
Video đang HOT
Trong lá thư gửi người mẹ, bà Richards nói thuyền trưởng 64 tuổi đã uống rượu ở quán bar trên tàu, khi thảm kịch xảy ra.
Tàu Titanic trước khi gặp thảm kịch đâm vào tảng băng trôi.
Bà viết: “Con tàu đâm phải đá ngầm lúc 11 giờ tối Chủ nhật. Thuyền trưởng uống rượu ở quán bar và giao cho người khác cầm lái”.
“Đó là lỗi của thuyền trường. Người em trai George đã bỏ mạng trên tàu”, bà viết thêm. “Con hi vọng sẽ không bao giờ phải chứng kiến điều gì tương tự thế này nữa. Đó là cảnh tượng chết chóc khủng khiếp”.
Thuyền trưởng Smith được cho là đã tham gia bữa tiệc tối tại nhà hàng hạng nhất, trước khi trở về cabin.
Una Reilly, chuyên gia về tàu Titanic thì bày tỏ sự hoài nghi về chuyện thuyền trưởng Smith dùng đồ uống có cồn. Reilly nói không rõ thức uống thuyền trưởng dùng ở quán bar là loại gì.
Điều này có thể dẫn đến những quan điểm khác nhau về thuyền trưởng tàu Titanic. Sau khi tàu đắm, ông Smith được coi là anh hùng vì đã ở lại đến phút giây cuối cùng.
Theo Danviet
Xót xa lời nhắn cuối cùng của hành khách trên 'chuyến bay tử thần': 'Gửi em quà cưới nhé, chắc anh không kịp về dự đám cưới hai em đâu...'
Có lẽ ở những sự kiện quan trọng tiếp theo, hành khách này cũng sẽ mãi mãi không thể về kịp.
Ngày 27/10 là ngày vui đối với gia đình anh Rudi Lumbantoruan. Hôm đó, sau một khoảng thời gian dài bận rộn với công việc quản lý rừng ở Pangkal Pinang, anh Rudi trở về nhà ăn mừng kỉ niệm 11 năm ngày cưới cùng vợ và 2 con.
Hơn nữa khi ấy, em trai của Rudi chuẩn bị tổ chức lễ cưới. Rudi đã tặng em dâu một đôi giày với lời nhắn: "Gửi em quà cưới nhé, Chắc anh không kịp về nhà dự đám cưới của hai em đâu, vì anh hết ngày phép mất rồi".
Hai ngày trôi qua, gia đình Rudi nhận được tin anh có mặt trên chuyến bay JT610 định mệnh. Không ai trong gia đình có thể ngờ rằng đây là lần cuối cùng anh trở về thăm gia đình.
Ông Ramlan Manik (60 tuổi, bố vợ của Rudi) chia sẻ gia đình vô cùng sốc khi nhận được tin dữ. Mặc dù họ đã chuẩn bị tinh thần cho kịch bản xấu nhất nhưng ai cũng cố nuôi hi vọng.
Hiện câu chuyện về Rudi đang nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Ngày hôm nay, trên các diễn đàn mạng xã hội lớn đồng loạt xuất hiện thông điệp "PRAY FOR JT610" (Cầu nguyện cho JT610).
Ngoài ra, trên MXH Twitter chia sẻ câu nói: "That's why "have a safe flight", "have a safe ride", "take care of yourself", "have a good night" or "i love you" means so much... it could be your last goodbye" (Tạm dịch: Đó là lí do vì sao, nói với nhau rằng "Bay an toàn nhé", "Bảo trọng", "Chúc ngủ ngon" và I love you" lại có nhiều ý nghĩa đến thế... Vì biết đâu đó sẽ là lời tạm biệt cuối cùng).
Mọi người gửi lời cầu nguyện đến chuyến bay "tử thần" JT610.
Thông điệp về thảm kịch được chia sẻ.
Theo Saostar.vn
Hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Chủ tịch Leicester Sau thông tin Chủ tịch CLB Leicester City - Vichai Srivaddhanaprabha cùng 4 người khác trên chiếc trực thăng AW169 gặp nạn... Chiếc trực thăng chở Chủ tịch của Leicester chỉ vừa cất cánh rồi nhanh chóng mất kiểm soát và rơi xuống Sau thông tin Chủ tịch CLB Leicester City - Vichai Srivaddhanaprabha cùng 4 người khác trên chiếc trực thăng AW169...