Hé lộ nguyên nhân ban đầu vụ 142 trẻ mầm non Hà Nội đồng loạt nhập viện
Liên quan đến vụ 142 học sinh trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh (Hà Nội) bị ngộ độc thực phẩm, ông Trần Ngọc Tụ – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội nhận định nguyên nhân ngộ độc ban đầu là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn và vi sinh vật.
Sáng nay (16.11), Sở Y tế tiếp tục làm việc với trường Mầm non Xuân Nội để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc hơn 140 trẻ mầm non huyện Đông Anh bị nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Trần Ngọc Tụ cho biết, Chi cục khoanh vùng hai bữa trưa ngày 14.11 và trưa 15.11.
Bữa trưa 14.11, các cháu được ăn buffet tại trường với các món xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang, rau củ quả luộc, nước cam và sữa chua, bánh ngọt vào bữa chiều. Công ty cung cấp bữa trưa buffet và thực phẩm hàng ngày cho trường là Công ty TNHH Bảo An có địa chỉ tại thị trấn Đông Anh.
Đến sáng 15.11, một số trẻ tại hệ thống trường Mầm non Xuân Nộn có biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài, nghi ngộ độc thức ăn.
Liên tiếp từ chiều 15.11 đến rạng sáng 16.11, đã có 142 trẻ có các biểu hiện tương tự phải nhập viện điều trị. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh tiếp nhận điều trị cho 95 trẻ và Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long điều trị cho 47 trẻ. Hiện tại, trong số các trẻ nhập viện, có 2 trường hợp nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư để điều trị.
Video đang HOT
Ông Tụ nhận định nguyên nhân ngộ độc ban đầu là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn, vi sinh vật, kết quả cụ thể đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm.
“Sở Y tế đã chỉ đạo bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về truyền nhiễm và các bên liên quan như Trung tâm y tế dự phòng, Chi cục An toàn thực phẩm thống nhất cách chẩn đoán và phác đồ điều trị. Đến nay, nhiều cháu đã có tiến triển tốt” – ông Tụ thông tin thêm.
Được biết, Trường Mầm non Xuân Nộn có 3 cơ sở, tại mỗi cơ sở đều có bếp ăn tại trường.
Hiện, các cơ quan liên quan đang tập trung làm rõ sự việc.
Theo Dân trí
Tỉ lệ sinh non, nhẹ cân ngày càng gia tăng
Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1000 gram và dưới 28 tuần thai ngày càng gia tăng.
Ngày 17/11, tại Lễ kỷ niệm ngày thế giới vì trẻ sinh non với chủ đề "Những chú chim nhỏ - những đôi cánh lớn" diễn ra tại BV Nhi Trung ương, GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV cho biết, mỗi năm bệnh viện điều trị cho khoảng 500 trẻ sơ sinh non tháng. Mỗi ca sơ sinh non tháng, nhẹ cân đều là những "cuộc chiến", có những trẻ mất thời gian 3 - 4 tháng nằm viện mới có thể xuất viện trở về nhà.
Bác sĩ thăm khám cho một em bé sinh non.
GS Hải đánh giá, trẻ sinh non tháng nhẹ cân có rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng ngay từ lúc mới lọt lòng, như suy hô hấp, nhiễm trùng, xuất huyết hộp sọ...Các bác sĩ luôn nỗ lực để giành giật lại cuộc sống cho các bé. Theo số liệu thống kê tại khoa Hồi sức sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong 3 năm liên tiếp từ 2015 - 2017, số trẻ đẻ non có cân nặng dưới 1500g nhập viện điều trị chiếm 10-15% trong tổng số các bệnh nhân tại khoa.
Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân cũng có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh bởi mọi cơ quan của trẻ đều chưa trưởng thành, đòi hỏi cháu bé cần được chăm sóc đặc biệt mới giúp bé đuổi kịp những trẻ cùng tuổi sơ sinh đủ tháng.
Với những ý nghĩa đó, BV Nhi Trung ương đã thành lập câu lạc bộ các bà mẹ sinh non lần thứ 1 tại Việt Nam. Đây sẽ là nơi các bà mẹ được giao lưu, giải đáp các thắc mắc, được tư vấn về theo dõi, chăm sóc và tương lai cho trẻ sinh non.
TS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết, tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1000gram và dưới 28 tuần thai ngày càng gia tăng. Các trẻ sinh non dưới 37 tuần và trên 22 tuần, với cân nặng dưới 2500gram thường gặp vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thần kinh, bệnh lý võng mạc...
Các em bé sinh non tháng hiện phát triển tốt, nhiều trẻ thể chất đạt như các bạn sinh đủ tháng.
Với trẻ đẻ non dưới 32 tuần, trẻ chỉ được ra viện khi đã ăn đường miệng đủ để tăng cân, tự điều chỉnh được nhiệt độ, sự trưởng thành của cơ quan kiểm soát hô hấp - tuần hoàn, trẻ được dự phòng thiếu máu, tiêm vắc xin, khám mắt, tai, thần kinh... Các ca trẻ đẻ non tháng hơn, "cuộc chiến" càng cam go khi trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ, có những trẻ 3 - 4 tháng mới được xuất viện.
Các trẻ sơ sinh non tháng khi xuất viện cần được thăm khám lại liên tục cho đến 7 tuổi, với các mốc trong 1 năm đầu thường 3 tháng khám một lần. Đến 2 tuổi khám 6 tháng lần và giai đoạn 3 - 7 tuổi mỗi năm khám lại một lần.
Trẻ khám lại cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa về thần kinh, phục hồi chức năng, mắt, tai mũi họng... để nhằm hạn chế di chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống...Thông thường đến khi tròn 2 tuổi các bé sinh non có thể đuổi kịp trẻ sinh đủ tháng.
Cũng trong ngày thế giới vì trẻ sinh non, các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe cho một số bé sinh non đã từng điều trị tại khoa sơ sinh từ năm 2012 trở lại đây, cho thấy các cháu phát triển tốt thể chất và trí tuệ.
Theo Dân trí
Tập tạ như thế nào để giảm hội chứng chuyển hóa? Các nhà khoa học tại Đại học bang Iowa đã phân tích mối liên quan giữa tập kháng lực (resistance exercise) và bệnh tim mạch ở gần 13.000 người lớn và nhận thấy tập tạ giúp giảm cả nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tập tạ làm giảm khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa. Số liệu cũng cho thấy tập...