Hé lộ nguồn gốc bất ngờ của mực “lạ” giá siêu rẻ
Trước những nghi ngại của người tiêu dùng về một loại mực mới xuất hiện trên thị trường nhìn tươi ngon, khá bắt mắt nhưng lại được bán với giá “siêu rẻ”, lực lượng chức năng xác định, đây là loại mực được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia.
Loại mực đang bán với giá rẻ trên thị trường được cơ quan chức năng xác định là nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia
Thời gian gần đây, nhiều chợ ở TP.HCM và các tỉnh lân cận xuất hiện một loại mực giá rẻ bán giá khoảng 50.000 đồng/kg khiến nhiều người dân đã đặt ra câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng về an toàn thực phẩm của loại mực này.
Ghi nhận thực tế cho thấy, cùng một loại mực nhưng mỗi tiểu thương buôn bán tại các chợ Phú Lâm (Q.6), chợ Bình Trị Đông, khu chợ cóc tự phát tại đường Đất Mới (Q.Bình Tân) lại đưa ra những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc nhập hàng. Họ cũng đưa ra những địa điểm lấy hàng như mực Phan Thiết, Nha Trang lấy từ chợ đầu mối Bình Điền hoặc mực Thái Lan nhập về.
Chính sự thiếu thông nhất và “loãng” thông tin làm cho người tiêu dùng không khỏi nghi ngại về chất lượng sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, khoảng 1 tháng nay tiểu thương trong chợ bắt đầu mua bán loại mực này và họ thông báo cho biết nguồn gốc mực xuất xứ tại Đài Loan, giá bán dao động từ 25.000 đồng – 30.000 đồng/kg. “Sau khi loại mực này được bày bán ở chợ, Ban quản lý chợ đã chủ động lấy nhiều mẫu để kiểm nghiệm bốn chỉ tiêu thay vì hai chỉ tiêu như với các loại hải sản thông thường và qua đó các kết quả được cho là an toàn với tất cả mẫu thử nghiệm” – Ông Phú khẳng định.
Loại mực này nhìn tươi ngon, khá bắt mắt nhưng giá “siêu rẻ” khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngại về chất lượng thực tế
Cũng liên quan đến nguồn gốc của loại mực “siêu rẻ” này, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1, nơi có nhiều công ty nhập khẩu loại mực này qua cảng Cát Lái, các tờ khai hải quan thể hiện: Hàng là mực ống đông lạnh nguyên con có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia. Mặt hàng này trước khi nhập khẩu có đăng kí kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của đoàn kiểm tra động vật. Cơ quan Hải quan căn cứ vào đó cho thông quan hàng hóa.
Video đang HOT
Về vấn đề kiểm dịch và vệ sinh an toàn thưc phẩm, đại diện cơ quan thú y vùng 6 khẳng định, 100% các lô hàng này đều được kiểm dịch rất chặt chẽ trước khi thông quan, các lấy mẫu, kiểm tra 5 loại vi sinh và các thủ tục kiểm tra cần thiết đều cho kết quả đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dù cơ quan chức năng đã xác định nguồn gốc của loại mực giá “siêu rẻ” nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn không khỏi nghi ngại, khi giá loại mực này tại chợ đầu mối chỉ với 25.000 đồng – 30.000 đồng/kg, giá chưa bằng 1kg cá thông thường. Trong khi các chi phí thực tế, chi phí vận chuyển, bảo quản…vẫn còn khá cao!
Trung Kiên
Theo Dantri
Thu giữ hàng chục nghìn hộp thực phẩm chức năng kém chất lượng
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thu giữ hàng chục nghìn hộp thực phẩm chức năng nghi kém chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy tỉ lệ cao không đạt tiêu chuẩn như công bố, thậm chí có sản phẩm, hoạt chất chính không phát hiện.
Giá trên trời, chất lượng bằng 0!
Ngày 25/6, PGS.TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết, kết quả kiểm nghiệm mới nhất với nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) cho thấy thực trạng rất đáng ngại về chất lượng các loại TPCN đang lưu hành trên thị trường. Nhóm sản phẩm có tỉ lệ vi phạm rất cao, thậm chí có những sản phẩm không phát hiện hoạt chất mà nhà nhập khẩu công bố tiêu chuẩn về sản phẩm.
Mới đây nhất, trong 18 mẫu TPCN (Công ty Cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân phối) Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh gửi đến Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đến chiều 25/6, trong 12 mẫu có kết quả thì đến 10 mẫu sản phẩm không đạt về chỉ tiêu chất lượng.
Cụ thể, mẫu Complebiol 4 Joints xuất xứ Mỹ, số lô 31370, hộp nguyên niêm phong hàm lượng Glucosamin chỉ đạt 214mg/viên (công bố 250mg/viên); mẫu Complebiol 4 Joints số lô 31369 hàm lượng này đạt 215mg/viên.
Mẫu kiểm nghiệm sản phẩm GENKI 9 Quee's Secrect, xuất xứ Nhật do Chi cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh lấy mẫu cũng cho kết quả kiểm nghiệm hàm lượng sâm Ginseng noisde không phát hiện như nhà nhập khẩu đã công bố. Tương tự, sản phẩm GENKI 6 dành cho nữ giới số lô 254323 nguyên hộp, hàm lượng sâm Ginseng noisde cũng không được tìm thấy trong sản phẩm này.
Mẫu kiểm nghiệm Genki 6 cho thấy không phát hiện hàm lượng sâm như công bố của nhà nhập khẩu. Ngoài thị trường, sản phẩm này vẫn được bán với giá 560 - 600 ngàn/hộp.
Tại Hà Nội, trong 4 mẫu sản phẩm do Chi cục quản lý thị trường Hà Nội lấy mẫu gửi đến Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), kết quả các mẫu đều không đạt chất lượng.
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, 2 mẫu TPCN năng Complebiol 4 Joints loại hộp 30 viên, số lô 31460, ngày sản xuất; không có, HSD: 12/2016 do Công ty Cổ phần thế giới Khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân phối kết quả kiểm nghiệm của Viện An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy hiện hàm lượng Glucosamin chỉ đạt 156,6mg/viên (đạt trên 60% so với công bố). Hàm lượng VitaminD3 nhà nhập khẩu công bố 950 UV/viên nhưng thực tế kiểm nghiệm chỉ đạt 6,0 UV/viên, thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng công bố.
Mẫu TPCN GENKI 9 King's Secrets, hộp 30 viên, NSX: 10/2013, HSD 10/2015 hàm lượng chiết xuất sâm Hàn Quốc cũng không phát hiện trong mẫu sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu sản phẩm này do Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội gửi đến Viện khoa học hình sự cũng cho kết quả tương tự, với hàm lượng sâm là không phát hiện, trong khi trong sản phẩm được công bố là 10mg/viên
Tương tự, mẫu TPCN mang nhãn Complebiol 4 Joints loại 30 viên cho thấy hàm lượng chính Glucosamin chỉ đạt gần 60% so với hàm lượng công bố, 157,2mg/viên (công bố 250mg.viên).
"Với các sản phẩm TPCN, hàm lượng mỗi thành phần rất quan trọng bởi hàm lượng được tính toán chi tiết và quyết định chất lượng sản phẩm. bởi khi hàm lượng không đạt thì sản phẩm sẽ không mang lại tác dụng không mong muốn và cũng là một hình thức đánh lừa người tiêu dùng. Người tiêu dùng tin tưởng bỏ tiền ra mua sản phẩm bởi được quảng cáo có những chất tốt cho sức khỏe nhưng thực tế kiểm nghiệm các hoạt chất đó lại bằng 0, hoặc không phát hiện, như vậy là lừa dối người tiêu dùng, người tiêu dùng bỏ rất nhiều tiền để sử dụng sản phẩm nhưng không mang lại hiệu quả", TS Đà đánh giá.
Sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra mặt hàng TPCN
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, kết quả kiểm nghiệm này cho thấy nhiều vấn đề bất bình thường bởi tỉ lệ sai phạm về chất lượng là khá cao.
"Đây chỉ là một số mẫu chúng tôi chọn ngẫu nhiên trong nhóm các sản phẩm bị Cục ATTP xử phạt hành chính vi phạm quảng cáo, dán nhãn trong thời gian vừa qua, tỉ lệ phát hiện sai phạm về chất lượng là rất cao. Theo chỉ đạo của TP, chúng tôi coi TPCN là mặt hàng nóng trên địa bàn, ngay sau đợt này sẽ tiến hành kiểm tra thêm nhiều đơn vị, tiến hành rà soát một số nhóm hàng nổi cộm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, trong đó có nhóm hàng có lượng tiêu thụ mạnh gồm các sản phẩm dành cho khớp, tim mạch, giảm cân, sinh lý cho nam và nữ...", ông Dũng nói.
Theo TS Đà, việc quá nhiều sản phẩm các chỉ tiêu hàm lượng các chất không đạt như công bố, thậm chí không phát hiện hoạt chất chính được công bố trong sản phẩm vấn đề rất đáng quan tâm. Vì theo luật ATTP, TPCN khi đưa ra thị trường phải thử nghiệm công dụng của thực phẩm, nhưng đến nay chưa triển khai.
Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ phải có chứng nhận hợp quy và thường do một đơn vị thứ 3 thực hiện mới cho kết quả khách quan. Thế nhưng tại Việt Nam, doanh nghiệp lại được quyền tự công bố chất lượng sản phẩm và sau khi được cơ quan quản lý công bố là sản phẩm được lưu hành.
"Ví dụ như nói sản phẩm có thành phần nhưng hàm lượng bao nhiêu có tác dụng? Ngay cả công bố tỉ lệ, khi sản xuất đại trà có đúng như thế không. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi khi hàm lượng không đạt thì sản phẩm sẽ không mang lại tác dụng không mong muốn và cũng là một hình thức đánh lừa người tiêu dùng", ông Đà nói.
Vì thế, vấn đề hậu kiểm vô cùng quan trọng trong kiểm soát chất lượng các sản phẩm này. Việc quản lý về ATTP phải dựa trên bằng chứng, trên cơ sở hệ thống kiểm nghiệm, nhất là với nhóm TPCN hiện nay được người dân dùng rất phổ biến, thường xuyên, như một thực phẩm nhưng lại có hiệu quả gần như thuốc nên việc quản lý đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý.
"Những sản phẩm mới lần đầu đưa ra thị trường phải có chứng minh hiệu quả. Về chuyên môn, phải kiểm soát chặt sản phẩm mới ra đời, nếu giao toàn bộ cho doanh nghiệp rất khó kiểm soát. Bởi có thể xảy ra tình huống hàng mẫu có thể làm rất chuẩn, sau khi kiểm nghiệm, doanh nghiệp công bố nhưng khi đưa vào sản xuất đại trà có thể lại không đạt được chất lượng như đã công bố. Vì thế, nếu giao cho doanh nghiệp tự công bố chất lượng thì phải chỉ định các đơn vị nào có năng lực làm các chỉ tiêu chất lượng và bắt buộc sản phẩm trong quá trình lưu hành ít nhất được cơ quan chức năng lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm nghiệm một lần", TS Đà phân tích.
Trước đó, Chi cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra, tạm giữ hàng chục nghìm hộp TPCN ngoại nhập, có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm quya định ghi nhãn hàng hóa của các sản phẩm do Công ty cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân phối. Trong đó có hơn 20 nghìn hộp Complebiol 4 Joints, xuất xứ Mĩ, hơn 400 hộp Genki 6 Queen's Secrect xuất xứ Nhật...
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục thu giữ các sản phẩm có dấu hiệu kém chất lượng, tiếp tục làm rõ về chất lượng sản phẩm, vi phạm nhãn mác... đảm bảo vì sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Dân Trí
30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu Theo Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện trong số trái cây Trung Quốc đang có mặt trên thị trường TP.HCM, có gần 30% bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, tập trung chủ yếu là 3 loại trái cây: quýt, lê và táo. Trái cây ngoại nhập vào TPHCM, chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ...