Hé lộ ngôi chùa Huế chính điện 1.000 tấn đang được dịch chuyển
Trần chính điện chùa Diệu Đế có bức tranh ‘ Long Vân Khế Hội’ xưa và lớn nhất Việt Nam. Bức tranh này chính là lý do nhà chùa di dời toàn bộ khu chính điện.
Những ngày gần đây, thông tin “thần đèn” Nguyễn Văn Cư tiến hành di dời tòa chính điện nặng 1.000 tấn của chùa Diệu Đế – ngôi chùa cổ nổi tiếng của Cố đô Huế – được đông đảo dư luận quan tâm. Ngôi chùa này có gì đặc biệt? Ảnh: Tiền Phong.
Tọa lạc bên bờ sông Đông Ba, gần cầu Gia Hội, chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn ở Cố đô Huế. Xưa kia, chùa là một khu vườn rất đẹp, nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm 1807.
Sau khi Miên Tông nối ngôi với niên hiệu Thiệu Trị, vào năm 1844 ông cho xây một ngôi chùa ở nơi mình sinh ra, đặt tên là Diệu Đế Tự và sắc phong làm Quốc tự.
Khi mới xây, chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc này rất huy hoàng tráng lệ, được coi là một danh lam của đất kinh kỳ. Tương truyền, chùa có một bảo tháp làm bằng ngà voi cao khoảng 1 mét đặt trước chính điện.
Trải qua các biến cố lịch sử như vụ kinh đô thất thủ năm 1882 và năm 1885, hầu hết các kiến trúc xưa của chùa Diệu Đế đều bị phá hủy, cảnh chùa tang thương đến nao lòng. Đây là số phận của rất nhiều ngôi chùa khi đất nước rơi vào tay giặc.
Đến năm 1910 thời vua Duy Tân, chùa đã được kiến thiết lại hoàn toàn. Năm 1950 chùa lại được đại trùng tu một lần nữa. Về cơ bản, diện mạo ngôi chùa hiện tại có từ hai đợt kiến thiết này.
Về tổng quan, chùa nằm trong một mảnh đất rộng vuông vức, được giới hạn bởi bốn con đường. Ngoài cùng là cổng tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp.
Video đang HOT
Sau cổng tam quan là con đường lát gạch Bát Tràng thẳng tắp, hai bên rợp bóng cây xanh dẫn vào tòa chính điện đậm nét kiến trúc cung đình nhà Nguyễn, được trang trí khá công phu. Đây là công trình đang được “thần đèn” di dời.
Bên trong chính điện thờ tượng Tam Thế Phật ở giữa, xung quanh là các chư Phật và một số vị Thánh. Sát vách bên trái có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử.
Trần chính điện có bức tranh “Long Vân Khế Hội” xưa và lớn nhất Việt Nam. Được biết, bức tranh này chính là lý do nhà chùa di dời khu chính điện.
Trước khi di dời, chính điện chùa Diệu Đế đã xuống cấp nặng nề. Do không thể phá bỏ để xây mới vì có bức tranh vô giá, tòa chính điện cũ sẽ được lùi lại 18 mét để phục vụ quá trình cải tạo, mở rộng.
Các công trình khác của chùa Diệu Đế là hai nhà lôi gia đặt tượng Kim Cương, nhà bia, nhà để chuông, khu nhà tăng xá, nhà bếp…
Trước kia chùa Diệu Đế có ba bến thuyền ở phía trước, mỗi bến thuyền có 10 bậc lên xuống. Nay chỉ còn bến thuyền phía trước tam quan.
Dù không còn giữ được vẻ huy hoàng của thời hoàng kim nhưng chùa Diệu Đế ngày nay vẫn là một trong những điểm tham quan vãn cảnh nổi bật của Cố đô Huế.
/
Ngôi chùa 'kết' từ hàng triệu mảnh ve chai độc lạ, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Không chỉ là điểm đến tâm linh của người bản địa, chùa Linh Phước còn trở thành tọa độ check-in 'hút' khách thập phương bởi kiến trúc độc lạ, được xây dựng từ hàng triệu mảnh ve chai.
Chùa Linh Phước nằm ở ngoại ô, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km, ngay trên Quốc lộ 1A gần Trại Mát, phường 11. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và đã trải qua nhiều lần trùng tu.
Không chỉ là điểm đến tâm linh của người bản địa suốt hàng chục năm nay, chùa Linh Phước còn trở nên nổi tiếng và thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc "độc nhất vô nhị".
Cụ thể, từ cổng cho đến vào trong chùa đều được đính kết kỳ công từ hàng triệu mảnh chai sành, gốm, sứ các loại với đủ màu sắc, kích cỡ và chất liệu khác nhau, tạo nên diện mạo bắt mắt. Cũng bởi vậy mà chùa còn có tên gọi là chùa Ve Chai để du khách muốn ghé thăm có thể phân biệt với các ngôi chùa khác tại Đà Lạt.
Có nhiều ngôi chùa được khảm đính ve chai khắp cả nước nhưng Chùa Linh Phước sở hữu quy mô lớn nhất với kiến trúc "có một không hai" (Ảnh: Cẩm Tú Đào).
Được biết, chùa Linh Phước có diện tích rộng hơn 6.600m2, bao gồm chính điện, sân vườn (hay Hoa Long Viên), điện Quan Thế Âm, Bảo Tháp, khu vực trưng bày cổ vật và khu 18 Tầng Địa Ngục.
Bước vào cổng chùa, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp với hình ảnh con rồng uốn lượn xung quanh tượng phật Di Lặc. Con rồng này được thiết kế dài 49m với phần thân được khảm từ hơn 12.000 vỏ chai bia.
Hàng trăm tấn sành, sứ từ làng gốm Bát Tràng, Hà Hội đã được vận chuyển về đây để tôn tạo chùa (Ảnh: Trần Tân).
Tất cả các tiểu tiết, từ lan can cho đến các vách chùa đều được trang trí theo điển tích tứ thời, tứ quý, bát bửu, bát âm,..., tạo nên diện mạo công phu, bắt mắt (Ảnh: Khương Nhựt Minh).
Tòa Linh Tháp nằm trong khuôn viên chùa được ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam vào năm 2008. Tòa tháp gồm 7 tầng cao 37m, gây ấn tượng bởi thiết kế tinh xảo, gồm nhiều bức tượng bắt mắt được trang trí xung quanh.
Đứng từ tòa Linh Tháp nhìn sang, du khách có thể chiêm ngưỡng khu vực chính điện dài 33m, rộng 27m với phần trần cao. Xung quanh chính điện là không gian thờ 324 bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và một bức tượng khổng lồ đặt ở vị trí chính giữa.
Tòa Linh Tháp (Ảnh: Trần Tân).
Đến chính điện, du khách không khỏi ấn tượng với hai hàng cột rồng khảm sành và nhiều bức phù điêu giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca, điển tích trong kinh Pháp hoa, kinh A di đà.
Tại chùa Linh Phước còn có tượng Bồ tát Quán Thế Âm khá nổi tiếng, cao 17m, nặng 3 tấn. Bức tượng này được đính kết kỳ công từ 650.000 bông hoa bất tử, do 30 nghệ nhân và 600 Phật tử hoàn thiện trong 36 ngày.
Khu vực chính điện (Ảnh: Khương Nhựt Minh).
Năm 2017, tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử đã được chứng nhận là kỷ lục thế giới bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới (Ảnh: Khương Nhựt Minh).
"Chùa ve chai" hiện là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam với tổng số 18 kỷ lục, trong đó bao gồm 16 kỷ lục trong nước, 1 kỷ lục châu Á và 1 kỷ lục thế giới như: Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất; Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa lớn nhất (kỷ lục châu Á và kỷ lục thế giới); Ngôi chùa tạo tác bằng miểng sành nhiều nhất; Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sao lớn nhất; Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng bê tông cốt thép trong nhà lớn nhất; Ngôi chùa tôn trí tượng sáp các vị thiền sư có số lượng nhiều nhất hay Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam,...
Với tổng 11 kỷ lục, chùa Linh Phước hiện là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục quốc gia nhất Việt Nam (Ảnh: Maria Tuyền).
Ngoài chiêm ngưỡng kiến trúc "độc nhất vô nhị", du khách tới "chùa ve chai" còn được "mục sở thị" bức tượng bằng sáp y hệt người thật hay khám phá 18 tầng địa ngục với tổng chiều dài đến 300m,...
Không chỉ là không gian tâm linh, yên tĩnh của người bản địa suốt hàng chục năm, chùa Linh Phước còn trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách khắp cả nước. Có dịp ghé thăm Đà Lạt, nhiều du khách cũng đến ngôi chùa này và chụp ảnh check-in bên những bức tường khảm ve chai độc đáo.
(Ảnh: Xu Na).
Du khách check-in tại "chùa ve chai" nổi tiếng ở Đà Lạt (Ảnh: Tuấn Anh).
Du khách Nguyễn Thảo (đến từ TP.HCM) cho biết, đã ghé thăm chùa Linh Phước vài lần sau khi xem những thông tin, hình ảnh về ngôi chùa này từ các diễn đàn du lịch trên mạng xã hội. "Mình rất ấn tượng với kiến trúc độc đáo, nhiều màu sắc của chùa Linh Phước. Đứng từ chùa, bạn cũng có thể ngắm nhìn những đồi thông xanh mướt phía xa, tạo khung cảnh rất lãng mạn và nên thơ. Bởi vậy, nơi đây cũng được xem là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất tại Đà Lạt", chị Thảo nói.
Chùa Kichu Lhakhang Bhutan ngôi chùa thiêng lâu đời nhất Bhutan Chùa Kichu Lhakhang Bhutan là ngôi chùa lâu đời nhất của đất nước hạnh phúc Bhutan nằm ở thung lũng Paro. Đây cũng là một trong những pháo đài đầu tiên được Vương quốc Bhutan xây dựng. Giới thiệu về chùa Kichu Lhakhang Bhutan Chùa Kichu Lhakhang Bhutan còn có tên gọi khác là chùa Lho Kyerchu hay chùa Kyerchu. Đây là một...