Hé lộ mức ‘chia chác’ trong vụ ‘thổi’ giá ở CDC Hà Nội
Bản thân bị cáo Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận được hứa chi phần trăm nhưng không nhớ rõ là bao nhiêu.
Chiều qua (11/12), phiên tòa xét xử vụ “thổi” giá thiết bị y tế tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội ( CDC Hà Nội) tiếp tục phần tranh luận.
Tại tòa, đại diện CDC cho rằng, đào tạo 1 bác sỹ mất rất nhiều năm, ông Cảm là PGS, nhà khoa học, có trình độ cao, các bị cáo khác cũng phạm tội trong hoàn cảnh đặc biệt khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh mẽ, mong HĐXX xem xét toàn diện bối cảnh phạm tội của các bị cáo, giảm nhẹ tội cho các cựu cán bộ CDC Hà Nội.
Trong phần đối đáp của mình, đại diện VKS chia sẻ những khó khăn, vất vả của cán bộ CDC Hà Nội trong thời gian chống dịch vừa qua, nhưng cho rằng, hoàn cảnh nào thì cũng vẫn phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.
Phiên tòa xét xử vụ “thổi” giá tại CDC Hà Nội
Các bị cáo và luật sư cho rằng, không có sự bàn bạc, thống nhất giữa ông Nguyễn Nhật Cảm và các bị cáo còn lại là cán bộ CDC Hà Nội nên không chứng minh được sự đồng phạm.
Đối đáp với quan điểm này, VKS khẳng định: Trong vụ án này, các bị cáo phối hợp chặt chẽ với nhau, đều thừa nhận có vi phạm trong việc chỉ định thầu.
Video đang HOT
Dù các bị cáo không thể hiện sự bàn bạc về giá cả, nhưng họ biết phải thực hiện theo quy định của pháp luật, một khâu sai là cả quy trình sai, dẫn đến hậu quả sai phạm.
VKS xác định, hành vi của các bị cáo là để lại hậu quả chung, gây thiệt hại cho Nhà nước, vì vậy các bị cáo cùng tiếp nhận ý chí với bị cáo Cảm, đây là dấu hiệu của hành vi đồng phạm.
Vẫn theo đại diện VKS, các tài liệu điều tra và lời khai của các bị cáo đều thể hiện sự gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất giá. Bị cáo Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông) đã chỉ đạo nhân viên làm 3 báo giá, trong đó có 2 báo giá giả.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech) và Tuyền đều khai nhận có chi phần trăm cho Nguyễn Nhật Cảm. Bản thân bị cáo Cảm nói Nhất có hứa chi phần trăm cho bị cáo nhưng không nhớ là bao nhiêu…
Luật sư cho rằng, không có việc gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc chỉ định thầu, nhưng VKS chỉ ra rằng, để hợp thức việc chỉ định thầu, cán bộ CDC đã ký lùi ngày tài liệu, đó là hành vi gian lận.
Liên quan đến đề nghị của một số luật sư xin giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình trong vụ án này, VKS cho biết đã phân tích, đánh giá dựa trên tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đã ghi nhận sự đóng góp của các bị cáo trong quá trình công tác.
Về cáo buộc các bị cáo có vụ lợi, luật sư cho rằng, chỉ căn cứ lời khai của bị cáo Nhất mà không căn cứ kết quả thẩm vấn tại tòa, theo đại diện VKS nói như vậy là không có cơ sở.
VKS khẳng định, đã hỏi Vinh rất rõ về tỉ lệ ăn chia lợi nhuận từ việc mua bán hệ thống Realtime PCR, trong đó có nêu khoản tiền mà từng bị cáo được hưởng. Nhất và Tuyền mỗi người được hơn 767 triệu, bị cáo Cảm được hơn 1 tỉ đồng.
Trong lời nói sau cùng, ông Nguyễn Nhật Cảm trình bày: Bị cáo không có động cơ mục đích nào khác ngoài làm tốt việc chống dịch. Xin HĐXX giảm nhẹ tội cho các bị cáo là cựu cán bộ của CDC Hà Nội.
Được quyền nói lời sau cùng, các bị cáo khác bày tỏ sự ân hận, nhận trách nhiệm vì sai phạm xảy ra, mong HĐXX cho hưởng lượng khoan hồng, xem xét các tình tiết giảm nhẹ tội, mong được nhận sự tha thứ của dư luận.
Cựu giám đốc CDC Hà Nội bị đề nghị 10-11 năm tù
Đại diện VKSND Hà Nội nhận định 10 bị cáo lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội, đề nghị tuyên phạt cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm 10-11 năm tù.
Sáng 11/12, sau một ngày xét xử, đại diện VKSND Hà Nội công bố bản luận tội với ông Nguyễn Nhật Cảm và 9 đồng phạm trong vụ án nâng khống giá máy xét nghiệm Covid, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.
Trong gần 30 phút luận tội, VKS cho rằng, hành vi của các bị cáo trong vụ án gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến công tác quản lý đầu thầu, làm trái với công tác phòng chống Covid-19 của nhà nước. Nhóm bị cáo là cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) có hành vi gian lận, thông đồng với nhóm người bên ngoài để nâng khống giá máy xét nghiệm, "làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh các bác sĩ, mất niềm tin của nhân dân vào công tác phòng chống dịch".
Các bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng là lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội. Tuy nhiên, tất cả đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và được bị hại là CDC Hà Nội có đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Hơn nữa, bị cáo Đào Thế Vinh (Giám đốc MST) đã tự nguyện nộp hơn 5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, bị cáo Lê Xuân Tuấn (cán bộ CDC) tự nguyện nộp hơn 25 triệu đồng hưởng lợi bất chính,... nên được xem là các tình tiết giảm nhẹ.
Đại diện VKSND Hà Nội đọc bản luận tội sau một ngày xét xử. Ảnh: Phạm Dự.
Kết luận 10 bị cáo đã phạm tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng , theo khoản 3 điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, VKS đề nghị tuyên phạt ông Nguyễn Nhật Cảm10-11 năm tù; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán, 7-8 năm; Hoàng Kim Thư, Kế toán trưởng và Lê Xuân Tuấn, cán bộ Phòng Tài chính kế toán đều 2-3 năm; Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, mỗi người 5-6 năm. Cả 6 đều là cựu cán bộ CDC Hà Nội.
Với bốn bị can còn lại, VKS đề nghị phạt Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST) 7-8 năm tù; Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành và Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech đều 6-7 năm; Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông, 5-6 năm.
Các bị cáo đứng nghe luận tội trong sáng nay. Ảnh: Phạm Dự.
Theo VKS, lợi dụng tình hình Covid-19 diễn ra phức tạp, từ tháng 2, các bị cáo đã vì động cơ vụ lợi đã thỏa thuận gian lận, nâng giá mua bán thiết bị xét nghiệm.
Ông Cảm với tư cách Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn mua sắm phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xây dựng giá kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên ông không thực hiện quy định trên. Ông trực tiếp bàn với Tuyền để mua hệ thống máy Realtime PCR tự động của hãng Qiagen - Đức với giá 7 tỷ đồng, bảo hành 36 tháng.
Ông Cảm chỉ đạo cán bộ dưới quyền là Thanh, Dung và Quỳnh hoàn tất hồ sơ chỉ định thầu, ấn định MST là đơn vị trúng thầu.
Để hợp thức hóa việc lựa chọn nhà thầu với giá được ấn định từ trước, CDC Hà Nội thuê Công ty Cổ phần định giá và đấu giá tài sản Nhân Thành lập khống chứng thư thẩm định giá và hoàn thiện các thủ tục chỉ định thầu.
Nhóm bị cáo đã ấn định giá thiết bị trước khi chỉ định thầu thông thường. Ông Cảm còn thông đồng giả mạo hồ sơ, chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện các thủ tục trái quy định để thực hiện sai phạm. Ông phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án.
Lời khai trái ngược trong vụ nâng giá máy xét nghiệm Covid-19 Cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm phủ nhận hứa hẹn chia 15% giá trị máy xét nghiệm Covid-19; những bị cáo khác lời khai nhiều mâu thuẫn. Chiều 10/12, đại diện VKSND Hà Nội xét hỏi một số bị cáo để làm rõ thông tin chi "hoa hồng" khi thực hiện gói thầu mua sắm thiết bị xét nghiệm Covid-19....