Hé lộ lý do quan hệ Đức-Mỹ đang chạm đáy thấp nhất trong lịch sử
Những bất đồng về chính trị và kinh tế đang khiến quan hệ Đức và Mỹ liên tục xói mòn.
Trang Der Spiegel đưa tin, mối quan hệ giữa Đức và Mỹ đang ở tuột dốc ở mức thấp nhất trong lịch sử do những bất đồng về chính trị và kinh tế, cũng như những đe dọa từ Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (ảnh: ENP)
Kể từ khi ông Richard Grenell đảm nhận vai trò Đại sứ Mỹ tại Đức vào tháng 5/2018, hai nước đã “chơi trò im lặng” trong ngoại giao. Cùng lúc, bài báo cũng dẫn phát biểu của cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz về Đại sứ Grenell.
“Grenell đang cư xử không giống như một nhà ngoại giao, mà giống như một viên chức thực dân cực đoan cánh hữu”, ông Schulz nói.
Theo Der Spiegel, cách hành xử của ông Grenell đã khiến Thủ tướng Đức Angela Merkel không buồn nói chuyện với ông, trong khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng chỉ muốn thông báo tin tức cho đại diện ngoại giao Mỹ tại Đức.
Video đang HOT
Đức và Mỹ thể hiện quan điểm mâu thuẫn trong nhiều vấn đề, mà gần đây nhất là việc Washington cố gắng thiết lập một liên minh tuần tra hàng hải tại Vịnh Ba Tư. Mỹ được cho là đã mời Đức tham gia liên minh và giúp đỡ kiềm chế Iran, nhưng bị Berlin từ chối. Lý do là Đức không muốn trở thành một phần trong chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Washington lên Tehran.
Cảnh báo bất ngờ từ hỏa lực tên lửa Trung Quốc tới hiện diện quân sự Mỹ tại châu Á
Những bất đồng thương mại chưa được giải quyết giữa hai nước có thể dẫn tới đòn trừng phạt, trong khi ngân sách quốc phòng cũng là một vấn đề gây tranh cãi khác. Đức tuyên bố gia tăng chi tiêu quốc phòng lên 1,35% vào năm 2019 – nhưng vẫn còn cách xa so với mục tiêu 2% mà các thành viên NATO cam kết vào năm 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA, Đại sứ Grenell đã chỉ trích ngân sách quốc phòng Đức và cho rằng Berlin đang lợi dụng tình bạn với Washington.
“Thật sự là sự xỉ nhục khi mong chờ người dân Mỹ đóng thuế để chi trả cho hơn 50.000 lính Mỹ tại Đức nhưng người Đức lại sử dụng thặng dư thương mại cho các mục đích đối nội”, ông Grenell tuyên bố. Đại sứ Mỹ cũng ca ngợi ý tưởng của Tổng thống Trump tái triển khai quân lính Mỹ từ Đức sang Ba Lan và cho rằng, đã tới lúc Berlin “tự trả tiền cho quốc phòng của mình”.
Phương Đỗ
Theo toquoc
Mỹ giận đùng đùng vì Đức không nhập đội bảo vệ Eo biển Hormuz
Đại sứ Mỹ tại Đức tố Berlin giũ bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của một đồng minh lâu năm khi không tham gia liên minh hàng hải do Washington dẫn đầu ở Eo biển Hormuz.
Đại sứ Richard Grenell tỏ ra rất giận dữ sau khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo nước này không tham gia sáng kiến của Mỹ vì muốn tránh leo thang với Iran.
Một trực thăng MH-60S bay gần một tàu dầu khi chiến hạm USS John C. Stennis đi qua Eo Hormuz hồi tháng 12/2018. (Ảnh: Reuters)
"Đức là cường quốc kinh tế lớn nhất ở châu Âu. Thành công này gánh theo các trách nhiệm toàn cầu", ông Grenell lập luận với báo Augsburger Allgemeine.
Vị đại sứ còn ám chỉ Berlin mắc nợ Washington, nhấn mạnh rằng "Mỹ đã hy sinh rất nhiều để giúp Đức tiếp tục là một phần của phương Tây. Ông nêu ra chi phí duy trì 34.000 lính Mỹ ở Đức như một ví dụ điển hình.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ lo ngại liên minh chung của Mỹ, Anh và Pháp sẽ phản tác dụng.
"Chúng ta phải tránh leo thang hơn nữa ở Eo biển Hormuz", ông Maas nói và lập luận rằng "không thể có một giải pháp quân sự" cho cuộc khủng hoảng hiện tại ở Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên, Đức vẫn để ngỏ khả năng sẽ tham gia sứ mệnh do Mỹ lập ra. Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer cho biết Đức đang "xem xét" yêu cầu, gợi ý rằng Berlin có thể thay đổi quyết định.
Cách tiếp cận mạnh tay của đại sứ Grenell với các nhiệm vụ ngoại giao đã khiến ông trở thành một nhân vật gây tranh cãi ở Đức. Việc ông khăng khăng muốn Berlin chấp nhận các yêu cầu của Washington - từ chi tiêu quốc phòng của NATO đến dự án đường ống Nord Stream 2 của Nga - đã khiến nhiều người lên tiếng kêu gọi ông về nước.
Hồi tháng 3, Phó Chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Kubicki thậm chí cho rằng đại sứ Grenell cần bị trục xuất vì ông hành xử như một "ủy viên chiếm đóng".
Thanh Hảo
Theo Vietnamnet
"Thẳng tay" gạt bỏ chiến dịch gây sức ép của Mỹ, Đức đòi hỏi hiện diện Vùng Vịnh theo cách châu Âu Berlin tỏ ra không bằng lòng với lời đề nghị của Mỹ mà giành ưu tiên cho một sứ mệnh tương tự tại Vịnh Ba tư do Anh đề xuất. Sau loạt vụ việc liên quan tới các tàu thương mại gần Eo biển Hormuz, Washington đã kêu gọi các đồng minh tham gia một sứ mệnh trong khu vực nhằm bảo vệ...