Hé lộ lý do Nga phải có Trung Quốc trong siêu tập trận Vostok-2018
Với quy mô được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, tập trận Vostok-2018 còn là một cột mốc đánh dấu hợp tác quân sự Nga, Trung Quốc.
Nga đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc tập trận lớn nhất trong ba thập kỷ trở lại đây, mang tên Vostok-2018 (hay còn gọi là East-2018).
Sự tham gia của quân đội Trung Quốc và Mongolia trong sự kiện sắp tới được đánh giá là minh chứng cho mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Bắc Kinh và Moscow. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi cả hai cường quốc đang cùng chia sẻ một mục tiêu chung, đó là đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong trật tự thế giới.
“Đó sẽ là cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau Zapad-81″, hãng thông tấn TASS dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 20/8. “Nó sẽ vượt xa những tiền lệ trước đó về quy mô địa chính trị, bộ tư lệnh, trung tâm chỉ huy và các lực lượng tham gia”.
Tuy nhiên, Michael Kofman, một học giả cấp cao chuyên về các vấn đề quân sự của Nga từ Trung tâm phân tích Hải quân cho rằng, quy mô của Vostok-2018 rất có thể sẽ không được như cuộc tập trận năm 1981 của Liên Xô. “Bộ Quốc phòng Nga có xu thế phóng đại số lượng người tham gia, đặc biệt là các cuộc tập trận ở vùng Viễn Đông”, ông Kofman nói.
Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn là Vostok-2018 sẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với Zapad-2017, vốn đã thu hút rất nhiều sự chú ý tại Đông Âu vào năm ngoái. Bộ trưởng Shoigu cho biết, bên cạnh quân đội Nga, các lực lượng Trung Quốc và Mông Cổ cũng sẽ có mặt tại Vostok-2018. “Tham gia tập trận sẽ bao gồm các quân khu miền Đông và Trung ương, hạm đội Bắc, không quân và máy bay vận chuyển quân sự và đường dài, cũng như là các trung tâm chỉ huy và lực lượng vũ trang Trung Quốc và Mông Cổ”, ông Shoigu nói với TASS.
Theo Kofman, một trong những lý do mà Nga mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận là để bác bỏ bất kỳ lo ngại nào từ Bắc Kinh rằng, Vokstok-2018 là trực tiếp “hướng về” Trung Quốc. “Họ phải có Trung Quốc tham gia để đảm bảo rằng đó không phải là một cuộc tập trận nhằm đối phó với Trung Quốc”, Kofman nói. “Sự có mặt Trung Quốc là bắt buộc để giải quyết phần nào những hiềm nghi cố hữu giữa hai cường quốc”.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã xác nhận sẽ tham gia vào siêu tập trận, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 11 – 15/9, tại khu vực Ngoại Balkan của Nga. Tân Hoa xã dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, mục tiêu của Vokstok-2018 là “củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Nga, gia tăng hợp tác thực tế và hữu nghị giữa quân đội hai nước và mở rộng hơn nữa khả năng cùng đối phó với các mối đe dọa an ninh khác nhau, phục vụ cho việc bảo vệ an ninh và hòa bình khu vực”. “Các hoạt động quân sự không nhằm vào một bên thứ ba nào”, Trung Quốc khẳng định.
Quân đội Trung Quốc được cho là sẽ triển khai khoảng 3.200 quân lính, hơn 900 khí tài và 30 máy bay chiến đấu cùng trực thăng tới Vokstok-2018. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc sẽ “tiến hành huấn luyện không kích và phản công cùng một số hoạt động khác”.
Với quy mô được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, tập trận Vostok-2018 còn là một cột mốc đánh dấu hợp tác quân sự Nga, Trung Quốc.
Video đang HOT
Trang National Interest nhận định, trong khi các nhà bình luận chính trị Nga thường coi tập trận chung Nga – Trung Quốc là một bằng chứng về mối quan hệ chiến lược giữa hai cường quốc, có vẻ như phía Bắc Kinh lại luôn muốn làm giảm bớt ý nghĩa.
Tuy nhiên, đối với trường hợp Vodstok-2018, truyền thông Trung Quốc đã dành nhiều quan tâm và gọi đó là cột mốc quan trọng cho một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. “Sự tham gia của quân đội Trung Quốc cho thấy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Nga đang được đẩy mạnh trong lĩnh vực quân sự và an ninh”, tác giả Guo Yuandan và Liu Yupeng viết trên tờ Hoàn Cầu.
Và có phần trái ngược lại với những gì giới chức Trung Quốc tuyên bố, báo giới Trung Quốc lại nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh kỳ vọng có thể hợp tác với Nga để “thách thức” Mỹ. “Mục đích của cuộc tập trận lớn giữa Trung Quốc và Nga rất hiển nhiên”, một bài báo trên China Military (trang web do Quân đội Trung Quốc tài trợ) chỉ ra. “Một số cường quốc bá quyền đang coi Trung Quốc và Nga là hai mối đe dọa lớn nhất và thực hiện những cú giáng mạnh mẽ tới hai nước này về mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Những động thái như vậy sẽ đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh khu vực, cùng như toàn cầu. Vì thế, liên minh Trung Quốc – Nga là một lập trường đáng kể để đối trọng lại sức mạnh bá quyền…”
Các chuyên gia người người Mỹ về Nga cũng đã bắt đầu chấp nhận viễn cảnh về một liên minh Bắc Kinh – Moscow đối trọng lại Washington. “Tôi nghĩ một mối quan hệ đối tác chiến lược sẽ hình thành sớm, nhưng nó đang bị vướng bận bởi những xung đột lợi ích và giao dịch giữa hai bên”, Kofman nhận định. “Trong trường hợp này, chất xúc tác sẽ là một bên thứ ba, cụ thể là Mỹ, và mức độ đe dọa từ Washington mà mỗi nước cùng cảm nhận được”.
Theo toquoc
Đột phá đa diện về S-400 Nga - Ấn vào tháng 10?
Tất cả các vấn đề kỹ thuật và kinh tế trong hai thương vụ cung cấp hệ thống phòng không S-400 và tàu khu trục thuộc Dự án 11356 đều đã được phối hợp.
Tất cả các vấn đề kỹ thuật và kinh tế trong hai thương vụ cung cấp hệ thống phòng không S-400 và tàu khu trục thuộc Dự án 11356 đều đã được phối hợp (giữa Moscow và Delhi-pv), Nga hy vọng ký kết cả hai hợp đồng này vào tháng 10, Người đứng đầu cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga (FSMTC) Dmitry Shugaev nói với Sputnik.
"Đối với hệ thống S-400, chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ để ký kết thương vụ này. Tất cả các khía cạnh kỹ thuật và thương mại chính đã đạt được nhất trí, và tôi nghĩ rằng chúng tôi đang gần đạt được đến việc hoàn tất thỏa thuận. Chúng tôi hy vọng ký các hợp đồng trên với đối tác Ấn Độ vào cuối năm nay", ông Shugaev nói và cho biết thêm rằng, thời điểm tháng Mười sẽ là hoàn hảo cho điều này vì hội nghị thượng đỉnh Nga-Ấn Độ cũng đã được lên kế hoạch diễn ra vào lúc đó.
Nga đang kì vọng hoàn tất thương vụ S-400 với Ấn Độ vào tháng 10 tới.
Loạt thương vụ vũ khí Nga - Ấn đáng kể
Quan chức phụ trách hợp tác quốc phòng trên của Nga cũng cho biết, Moscow đã giảm giá cuối về hệ thống S-400 cho New Delhi - có tính đến quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Ấn Độ.
"Ấn Độ là đối tác chiến lược của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đã xem xét mong muốn từ đối tác của mình và thực hiện một số nhượng bộ", ông Shugaev trả lời câu hỏi về việc liệu giá cho hệ thống S-400 trong các cuộc đàm phán của họ có giảm đáng kể hay không.
Theo các nguồn tin mở, hợp đồng cung cấp hệ thống S-400 của Nga cho Ấn Độ ban đầu trị giá khoảng 6,5 tỷ USD.
Ấn Độ có thể bắt đầu nhận được hệ thống phòng không S-400 đầu tiên do Nga sản xuất vào năm 2020, nếu thỏa thuận giao hàng được ký kết trong năm nay, Shugaev cho biết.
"Đối với Ấn Độ, nếu chúng tôi ký thỏa thuận này cho đến cuối năm nay, tôi nghĩ, việc giao hàng sẽ có thể diễn ra vào năm 2020", ông Shugaev nói.
Thỏa thuận liên chính phủ về việc cung cấp các hệ thống S-400 đã đạt được giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi vào tháng 10/2016.
Hệ thống S-400 Triumf là một hệ thống tên lửa phòng không di động thế hệ mới, có khả năng phá hủy các mục tiêu trên không với tầm bắn xa- lên đến 400 km (gần 250 dặm).
Dự án cùng thiết kế một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm giữa Nga và Ấn Độ đã bị đóng băng, nhưng sẽ có khả năng tiếp tục các cuộc đàm phán về vấn đề này trong tương lai, ông Dmitry Shugaev nói.
"Hiện tại nó đã bị đóng băng. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ trở lại cuộc đối thoại về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm", ông Shugaev nói.
Dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) là một phần trong chính sách hiện hành của Ấn Độ về Make in India. Về phía Nga, nhà phát triển sẽ là Công ty Cổ phần Sukhoi và phía Ấn Độ được đại diện bởi Hindustan Aeronautics.
Nga cũng không loại trừ việc bán súng trường tấn công AK-100, được sản xuất tại Ấn Độ sau khi mở liên doanh song phương, cho các nước thứ ba, ông Dmitry Shugaev nói.
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang muốn mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, do Nga và Ấn Độ sản xuất, nhưng quyết định về nguồn cung sẽ do Moscow và New Delhi đưa ra sau khi nhận được yêu cầu, ông Dmitry Shugaev nói.
"Hiện tại, vấn đề cung cấp sản phẩm của công ty (liên doanh Nga - Ấn sản xuất BrahMos) cho các nước thứ ba đang trong chương trình nghị sự, do đó chúng tôi sẽ đưa ra quyết định chung khi có yêu cầu chắc chắn. UAE là một trong những người mua tiềm năng, nhưng tôi chưa thể nói rằng đã triển khai được điều gì khi chưa có yêu cầu với công ty", ông Shugaev nói.
Mỹ linh hoạt đối phó thương vụ Nga - Ấn
Trước đó, Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt CAATSA, được thông qua vào tháng 8/2017 và có hiệu lực vào tháng 1/2018, nhắm mục tiêu trừng phạt vào Nga và cả các nước mua vũ khí từ Moscow.
Tuy nhiên, Luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ (NDAA) năm tài khóa 2019 mới được kí gần đây đã cấp cho chính quyền Trump quyền miễn trừ trừng phạt cho một số quốc gia mua thiết bị quân sự của Nga, trong đó có Ấn Độ. Động thái này diễn ra khi những sức ép ngăn cản Delhi mua hệ thống S-400 của Nga chưa đạt được hiệu quả.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết ngày 13/7, "Chúng tôi đã nói với phái đoàn Quốc hội Mỹ [đến thăm Ấn Độ] rằng đây là luật của Hoa Kỳ chứ không phải là luật của Liên Hợp Quốc", và nói thêm rằng luật này không áp dụng cho Ấn Độ.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ William Thornberry từng nói trong một cuộc phỏng vấn với NDTV rằng, quyết định của Ấn Độ trong việc mua hệ thống tên lửa của Nga có thể khiến New Delhi trả giá bằng khả năng tiếp cận vào các thiết bị quân sự hiện đại của Mỹ, bao gồm cả máy bay không người lái Predator - chuyên thực hiện các nhiệm vụ giám sát và trinh sát và có khả năng được sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố ở Pakistan.
Và với việc có thể miễn trừ trừng phạt cho Delhi nếu nước này tiếp tục mua vũ khí Nga, Jeff Smith, một chuyên gia khu vực Nam Á tại The Heritage Foundation, cho biết những thay đổi này là một "bước tiến có ý nghĩa và tích cực".
Lâu nay vốn sử dụng một lượng lớn vũ khí của Nga, từ máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu ngầm, Ấn Độ trong những năm gần đây đang đa dạng hóa việc mua vũ khí của mình, chuyển sang nhập nhiều khí tài hiện đại từ Mỹ và Israel.
Nisha Biswal, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Ấn Độ (USIBC), cho biết, "vào thời điểm Ấn Độ tập trung vào việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ, chúng tôi hoan nghênh Quốc hội cũng tập trung vào việc bảo vệ quan hệ đối tác chiến lược này".
Theo Trí thức trẻ
Nga và Myanmar tăng cường hợp tác phát triển về quân sự TASS đưa tin, Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/8 thông báo, Thứ trưởng Quốc phòng nước này, Thượng tướng Alexander Fomin và Tư lệnh Lực lượng Không quân Myanmar Tướng Maung Maung Kyaw đã thảo luận về việc phát triển hợp tác quân sự trong một cuộc họp tại thủ đô Moskva của Nga. Thứ trưởng Quốc phòng...