Hé lộ lý do chủ mỏ đá vội xây đền, không xác minh ảnh “ma” công chúa
Xem xong bức ảnh chụp Ngọc Hoa công chúa hiển linh từ người thợ xẻ, chủ mỏ đá ngay lập tức quyết định xây đền thờ. Điều này khiến chúng tôi bất ngờ, mong tìm hiểu rõ xem liệu đây có phải là một âm mưu
Sau một hồi nghe anh chàng lái máy xúc tại công trường đá kể lại câu chuyện, chúng tôi rời địa điểm được đồn đại trên và quay về trụ sở công ty H.H. May mắn, chúng tôi gặp được ông H., chủ doanh nghiệp khai thác mỏ đá.
Bước xuống từ chiếc xe LandRover đời mới, ông mời chúng tôi vào phòng làm việc. Vừa pha trà, ông vừa kể lại sự việc như thể ông từng tận mắt chứng kiến.
“Nơi cô ấy hiện là trong mỏ này của tôi, cách đây khoảng 300m. Hôm đấy, khoảng 12h5′, tôi đang nằm đây, thợ khoan vẫn khoan trưa như mọi ngày. Một cậu ngồi khoan, cậu kia ra nghỉ uống nước. Ngồi buồn, cậu ta nhấc điện thoại lên chụp lung tung mấy chục kiểu. Sau đó ngồi xem lại ảnh mình vừa chụp. Đang xem thì nhìn thấy bức ảnh có hình bà ấy hiện lên. Kinh quá, anh ta cầm điện thoại chạy thẳng vào đây.”
PV tiếp cận khu vực người thợ xẻ nói là chụp được ảnh Ngọc Hoa công chúa hiển linh.
Như đoán được điều chúng tôi định hỏi về việc có hay không sự can thiệp về kĩ thuật, ông H. khẳng định luôn: “Cậu này nó có biết tí gì về điện thoại đâu”.
Theo lời ông H., xem xong bức ảnh đó, ông ngay lập tức quyết định, “mai, ngày kia ông xây cái đền ở đấy”. Nhưng khi ông H. đi xem thầy bói thì thầy bảo phải xây trong kia, vì nơi “bà ấy” hiện về nó gần bãi rác thải, ô nhiễm (!?).
“Tôi nghe theo và quyết định xây đền thờ ra ngoài này, vì dù sao nó cũng cùng dẻo núi này cả thôi. Lùi ra có mấy trăm mét”, ông này cho biết.
Video đang HOT
Ông H. cho hay, sau khi quyết định xây đền thờ, ông đi xem bói, gọi hồn người trong bức ảnh: “Gọi hồn về thì được hồn này cho biết hiệu là Ngọc Hoa công chúa. Bà ấy còn cho tôi thờ cả ảnh. Tôi hỏi bà ta cầm cái gì trong tay thì bà bảo cầm quạt ngọc”.
Lời kể khó hiểu đầy tính dị đoan của ông chủ đá!
Ông này kể tiếp: “Lúc tôi hỏi là có cho con xây đền thờ không? Đại loại là bà ấy cho xây. Đấy, tất cả là như thế đấy. Thế là tôi quyết định xây khoảng hơn chục mét. Việc này, tôi có bảo qua xã, qua huyện rồi. Với lại tôi xây trên đất nhà tôi. Chủ tịch huyện là bạn tôi nữa. Các chú có tin hay không tôi không biết, nhưng tôi làm mỏ đá tại đây, tôi xây để lại cho đời sau”.
Ông H. cũng cho biết thêm: “Trong đầu tôi luôn văng vẳng tiếng của Ngọc Hoa công chúa về, bà ta bắt phải xây đền theo hướng Đông Nam, quay về Phủ Dầy (Nam Định)”.
Kể từ khi thông tin Ngọc Hoa Công Chúa hiển linh xin xây đền thờ được lan truyền, ông H. cho hay, nhiều bạn bè trong nghề, rồi những người hay tin cũng đến cúng tiến tiền mặt, vật phẩm, cây cối để xây dựng.
“Có một doanh nghiệp cùng làm đá ở đây quyên góp 200 triệu cho tôi. Rồi có người ở Nam Định, tình cờ đi đường hay tin cũng xin cùng quyên góp. Thậm chí, khi tôi đẩy ảnh này lên mạng, có người xem được cũng quyên góp 1 cây hoa mẫu đơn mấy trăm triệu. Lại có người quyên góp 2 cây si” – ông H. liệt kê.
“Riêng phần xây dựng, xây hết bao nhiêu tỉ tôi bỏ hết. Tôi xây trên đất nhà tôi, chính quyền có nói tôi cũng bảo thế. Tôi làm ở đây tôi thờ”, ông H. nói.
Tỏ ra mộ đạo và am hiểu về phong thủy, trong cuộc trò chuyện với PV, ông H. chia sẻ: “Đúng ra, người ta hiện chỗ nào mình xây chỗ đấy, nhưng chỗ đấy gần bãi rác nên mình xin ra ngoài là hợp lý. Chỗ thờ cúng mà mất vệ sinh, bẩn thì…”.
Không chỉ vậy, ông H. còn dự tính được kinh phí xây dựng ngôi đền thờ Ngọc Hoa công chúa trong bức ảnh chụp. Theo đó, kinh phí rơi vào khoảng tầm 800 triệu. Vào ngày 20/03 (Âm lịch) này ông đã chính thức khởi công.
Không thể tự ý xây dựng miếu thờ Luật sư Lê Cao – Đoàn LS TP Đà Nẵng cho biết, liên quan đến vấn đề xây dựng miếu thờ trong khu vực mỏ đá thì cần phải được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, không thể tự ý thực hiện một cách tùy tiện. Cụ thể, việc xây đền thờ, miếu thờ thì phải tuân thủ quy trình thủ tục được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là UBND cấp tỉnh. Hiện nay các luật liên quan quy định cần phải nộp hồ sơ có sự chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo (Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ). Sau đó, hồ sơ xin phép xây dựng phải được UBND cấp tỉnh cấp phép mới được thực hiện. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng phải có: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng; Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định; Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. Như vậy, không phải muốn xây dựng các đền thờ miếu mạo có yếu tố tín ngưỡng một cách tùy tiện mà không xin phép được.
Còn nữa…
Nhóm PVĐT
Theo_Người Đưa Tin
Con nằm viện nhi dài ngày, cha vay từng đồng chữa bệnh
"Cháu nhà tôi nằm viện tính từ tháng này qua tháng khác, nên chúng tôi chẳng còn thời giờ nào mà làm ăn nữa. Giờ chúng tôi thật sự bí bách về tiền để chữa bệnh cho cháu. Chỉ mong sao cho cháu chóng khỏi về nhà kiếm tiền trả nợ, nuôi con", anh Trương Văn Đường bày tỏ.
Khi chúng tôi tìm tới Khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Nhi Đồng 2 thăm bé Trương Trần Bảo Ngọc thì thấy bé đang nằm một mình. Tiếp chuyện chúng tôi là chị người nhà cùng phòng, chị cho hay: Bố nó vừa mới về nhà để chạy tiền nộp tạm ứng viện phí. Bà bé thì vừa gửi tôi để đi mua nước anh chờ chút. Giúp được bé chút nào hay chút ấy, bé này nằm đây đã mấy tháng trời rồi. Hoàn cảnh cũng éo le, mẹ bỏ bẵng từ khi mười mấy tháng tuổi từ hôm bệnh tới nay chúng tôi cũng không thấy thăm con. Cha và bà bé cứ thay nhau chăm sóc, tiền không có thấy cũng tội".
Bé Trương Trần Bảo Ngọc (8 tuổi ở ấp Đồng Sen, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) bị bệnh nang giả tụy, viêm tủy hoại tử rất mong được trợ giúp.
Bé Bảo Ngọc đang cần sự hỗ trợ của bạn đọc.
Theo người nhà kể, ngay từ nhỏ bé Bảo Ngọc đã không được nhanh nhẹn như những trẻ khác, lúc nhỏ thì yếu và đến khi được hơn 2 tuổi thì bác sĩ kết luận bé chậm phát triển. Thể trạng bé yếu đi lại luôn cần có sự hỗ trợ của người lớn. Nên cha bé không dám đi làm công nhân chỉ ở nhà làm những việc lặt vặt và cạo mủ cao su kiếm vài triệu đồng tháng để có thời gian chăm sóc con.
Cha và mẹ bé không thể chung sống với nhau nên đã ly dị từ khi bé 16 tháng tuổi. Bé Bảo Ngọc ở với cha nên mọi công việc từ chăm sóc, nuôi nấng đều đến tay anh Đường. Khi phát hiện con bị chậm phát triển anh đã nuôi hy vọng đưa con đi chữa trị nhiều nơi từ Đông y tới Tây y, châm cứu, phục hồi chức năng nhưng bé cũng chỉ cải thiện được phần nào.
Cách đây 3 tháng, bé Bảo Ngọc lại bị chứng bệnh nang giả tụy, viêm tụy hoại tử, cần được phẫu thuật. Suốt nhiều năm dành thời gian chăm sóc con nên cuộc sống gia đình anh Đường luôn khó khăn. Nhiều lần bác sĩ kêu đóng tạm ứng viện phí cho con nhưng anh vẫn không thể đóng được vì chưa thể kiếm được tiền.
Chia sẻ với chúng tôi anh Đường cho biết: "Tôi đang định về nhà vay tiền nộp viện phí thì bà nội gọi lại. Hai mẹ con cứ chăm cháu ở đây suốt, tiền không có lo cho cháu. Dù cháu có bảo hiểm y tế nhưng nằm viện lâu, có nhiều khoản như ngoài danh mục bảo hiểm y tế phải trả. Tôi thì cứ đi đi lại lại kiếm không ra tiền nên chủ yếu là đi vay. Ngoài cháu Bảo Ngọc, còn một cháu nhỏ con của vợ sau nữa nên trăm thứ phải chi. Tôi giờ cũng không biết tính sao nữa. Thậm chí đồ sinh hoạt hằng ngày tã sữa và tiền ăn theo chế độ dinh dưỡng của bệnh viện cũng không có để chi nữa. Ở đây, mọi người thấy hoàn cảnh khó khăn thì chia sẻ nhưng cũng không thấm vào đâu".
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ gửi về:
Bạn đọc có thể đóng tiền tạm ứng viện phí cho bé Trương Trần Bảo Ngọc (Khoa Ngoại Tổng hợp) tại Phòng tài chính kế toán hoặc Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo BV Nhi Đồng 2 hoặc gia đình anh Trương Văn Đường ấp Đồng Sen, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Theo VietNamNet
Thâm nhập 'lò' dạy đạo chích phá khóa thần tốc Sau hơn nửa tháng lân la, cuối cùng phóng viên cũng lần ra được 2 "lò" dạy phá khóa thần tốc mà giới đạo chích trước khi vào nghề thường rỉ tai nhau tìm tới. Đầu tiên là "lò" của ông Trần Văn Tùng - chuyên sửa khóa trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình, TP.HCM). Qua ít nhất 2 tầng giới thiệu,...