Hé lộ liên minh chết người từ lô vũ khí lớn nhất của Triều Tiên
Việc phát hiện đối tác mua vũ khí lớn nhất từ Triều Tiên đã tiết lộ một “liên minh chết người” .
Chương trình hạt nhân Triều Tiên và liên tiếp những vụ thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên đang khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
Dư luận đặt câu hỏi, Triều Tiên lấy đâu ra tiền để phát triển vũ khí hạt nhân? Câu trả lời một phần được hé lộ, đó là nguồn tiền thu về từ buôn bán vũ khí.
Mới đây, một vụ bắt giữ tàu Triều Tiên chở khối lượng vũ khí lớn ngoài khơi biển Ai Cập vừa hé lộ thông tin bất ngờ về mạng lưới buôn bán vũ khí của Bình Nhưỡng. Các nhân viên hải quan phát hiện ra hơn 30.000 quả lựu đạn rocket trên tàu, chôn bên dưới tấm bạt.
Một cuộc điều tra của LHQ cho thấy những người mua khối lượng vũ khí khủng từ Triều Tiên chính là những người Ai Cập.
Trước đó, báo Washington Post cũng đưa tin, tháng 8.2016, Mỹ đã gửi thông báo bí mật tới Ai Cập để cảnh báo về một chiếc tàu bí ẩn đang di chuyển về kênh đào Suez.
Thông báo cho biết chiếc tàu lớn này có tên Jie Shun, mặc dù cắm cờ Campuchia nhưng lại khởi hành từ Triều Tiên. Trên tàu cũng có một thủy thủ đoàn Triều Tiên và chở lượng hàng hóa chưa rõ là gì được phủ bằng vải bạt chống nước.
Với nguồn tin mật báo, hải quan Ai Cập đã đón lõng khi tàu hàng này đi vào hải phận của họ. Sau khi ập lên tàu, họ phát hiện một lượng lớn gồm hơn 30.000 súng phóng lựu được che giấu bên dưới những thùng quặng sắt.
Video đang HOT
Vụ việc này sau đó được báo cáo của LHQ mô tả là “vụ thu giữ vũ khí lớn nhất trong lịch sử áp đặt các lệnh trừng phạt với CHDCND Triều Tiên”.
Bí mật cuối cùng của tàu Jie Shun rốt cuộc phải mất vài tháng sau đó mới được khám phá và có lẽ cũng là bất ngờ lớn nhất với tất cả mọi người: bên mua số vũ khí đó lại chính là những người Ai Cập.
Điều tra của LHQ đã phanh phui một kế hoạch thu xếp phức tạp mà trong đó các doanh nhân Ai Cập một mặt đã bỏ hàng triệu USD để mua tên lửa Triều Tiên cho quân đội nước họ, mặt khác cũng phải ra sức giấu giếm giao dịch này.
Ông David Thompson, chuyên gia phân tích và điều tra về kế hoạch tài chính của Triều Tiên, cho biết: “Những tài liệu này che giấu cách mà các doanh nghiệp Triều Tiên hợp pháp đang được sử dụng để tạo điều kiện cho hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên”.
Một viên chức của Đại sứ quán Ai Cập tuyên bố họ đã hợp tác với các quan chức LHQ trong việc tìm kiếm các tên lửa và giúp tiêu diệt chúng.
Đại sứ quán Ai Cập tại Washington khẳng định nước họ luôn minh bạch và sẵn sàng hợp tác với các quan chức LHQ trong việc phát hiện và triệt phá hoạt động buôn lậu, thực thi nghiêm túc các nghị quyết của LHQ trừng phạt Triều Tiên.
Giới chức Mỹ cho rằng vụ tàu Jie Shun chỉ là một trong nhiều thương vụ bí mật đã khiến chính quyền tổng thống Donald Trump hoặc đóng băng, hoặc trì hoãn khoản hỗ trợ quân sự gần 300 triệu USD cho Ai Cập trong mùa hè năm nay.
Giới chức Mỹ tin rằng, nguồn tiền thu về từ bán vũ khí của Triều Tiên đã giúp cho Bình Nhưỡng phát triển tên lửa hạt nhân của mình.
Trong khi đó, ngày 1.10, trang mạng Uriminzokkiri của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng những nỗ lực của cộng đồng quốc tế do Mỹ dẫn đầu trong việc trừng phạt Bình Nhưỡng liên quan đến chương trình vũ khí đều vô ích, đồng thời khẳng định Triều Tiên chắc chắn sẽ trở thành “quốc gia hạt nhân”. KCNA nhấn mạnh: “Mỹ và lực lượng bù nhìn Hàn Quốc đã sai lầm nếu họ nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt và gây sức ép có thể ngăn cản Triều Tiên đạt được mục tiêu trở thành quốc gia hạt nhân. Mỹ cùng các lực lượng chư hầu cần nhớ rằng những lệnh trừng phạt điên rồ, đi ngược với xu hướng thời đại, sẽ dẫn đến sự diệt vong của họ”. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến Bắc Kinh để thảo luận với giới chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Theo Danviet
Khách hàng có thể e dè vũ khí Triều Tiên vì lệnh trừng phạt
Những nước bị cáo buộc giao dịch vũ khí với Triều Tiên có thể phải e dè vì quốc tế đang tăng cường kiềm chế Bình Nhưỡng.
Người dân Triều Tiên xem bản tin về vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tại bến xe ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
Bình Nhưỡng bị cáo buộc phát triển chương trình hạt nhân nhờ nguồn tiền từ việc bán hàng hoá bất hợp pháp, bao gồm vũ khí và công nghệ hạt nhân. Mặc dù Triều Tiên đã bị trừng phạt từ năm 2006, điều đó không cản trở người mua, theo CNBC.
Theo báo cáo năm 2016 của Andrea Berger, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), các khách hàng thân thiết nhất bao gồm Iran, Syria và Uganda. "Mối quan hệ quân sự của họ với Triều Tiên đã phát triển qua nhiều thập kỷ và không có dấu hiệu cho thấy họ sẽ dừng hợp tác", Berger viết.
Theo Berger, Triều Tiên còn có các khách hàng bất đắc dĩ như Ethiopia và Yemen. Các nước này "có thể muốn mua từ nơi khác, nhưng vì giá cả hoặc sự lệ thuộc kéo dài nên họ khó có thể loại Bình Nhưỡng khỏi chuỗi cung ứng vũ khí". Berger nói thêm rằng Cộng hòa Congo cũng là nước thi thoảng mua vũ khí từ Triều Tiên.
Triều Tiên còn bị cáo buộc xuất khẩu công nghệ hạt nhân đến Libya và Syria nhưng cả hai nước này chưa có cơ hội tiếp tục chương trình hạt nhân của họ.
Tuy nhiên, khi Washington và Bắc Kinh gia tăng kiềm chế chính quyền Kim Jong-un với lệnh trừng phạt mới cuối tuần qua, sẽ có ít quốc gia sẵn sàng làm ăn với Triều Tiên hơn do lo ngại về sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế.
"Giờ có nhiều nỗ lực hơn để cắt đứt quan hệ ngoại giao của Bình Nhưỡng với các nước đang phát triển và nâng cao nhận thức về các nghị quyết của Liên Hợp Quốc", Karl Dewey, chuyên gia tại công ty nghiên cứu quốc phòng Jane's nhận xét.
Lệnh trừng phạt áp đặt đối với Triều Tiên cuối tuần qua có thể khiến kho bạc của Bình Nhưỡng hụt đi một tỷ USD, theo ước tính của Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn và sức ép từ phía Mỹ có thể làm cho Triều Tiên gặp khó trong giao dịch, vì các nước khách hàng có thể e dè", Omar Lamrani, chuyên gia phân tích quân sự cấp cao của công ty tình báo địa chính trị Stratfor, nói.
Trao đổi với Iran
Nhiều chuyên gia dự đoán Tehran có thể tăng cường trao đổi về tên lửa đạn đạo với Bình Nhưỡng. Tuần trước, người đứng đầu quốc hội Triều Tiên đã tới Tehran trong chuyến đi được coi là nhằm mở rộng hợp tác quân sự.
Trong quá khứ, cả hai quốc gia đều tập trung vào việc hợp tác về tên lửa hơn là các giao dịch rõ ràng. "Yếu tố hợp tác chính có thể là Triều Tiên chuyển giao công nghệ tên lửa nhiêu liệu lỏng cho Iran, tuy nhiên, có ít thông tin về việc công nghệ nhiên liệu rắn của Iran được chuyển cho Triều Tiên", Dewey nói.
Các chuyên gia đánh giá hai nước ít khả năng gia tăng trao đổi với nhau. Theo Lamrani, hai bên có thể trao đổi các bản thiết kế vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó không phải là hành động khôn ngoan vì nó sẽ khiến quốc tế tức giận hơn.
"Chương trình hạt nhân của Triều Tiên có mục đích đảm bảo an ninh cho nước họ bằng cách răn đe, ngăn nước ngoài tấn công", ông nói.
Nhưng nếu Triều Tiên phát triển theo con đường phổ biến vũ khí hạt nhân, "việc đó sẽ gây áp lực, khiến Mỹ và các đồng minh phải hành động thay vì chỉ đơn giản kiềm chế họ", ông nói thêm.
Phương Vũ
Theo VNE
FP: Vũ khí lỗi thời không cho phép Kim Jong Un đối đầu với Mỹ Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Lee Yong-ho cảnh báo rằng nước ông sẵn sàng bắn rơi máy bay ném bom của Mỹ, kể cả ngoài không phận Triều Tiên, Foreign Policy viết. Máy bay ném bom của Mỹ. Trong khi đó, các chuyên gia mà Foreign Policy phỏng vấn lại hoài nghi rằng khả năng thực tế của CHDCND Triều Tiên không...