Hé lộ lập trường của Pháp với kế hoạch mở văn phòng NATO tại châu Á
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng việc thúc đẩy NATO mở rộng “phổ tần và địa lý” sẽ là “một sai lầm lớn”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trao đổi với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Hội nghị Thượng đỉnh khối NATO ở Madrid hồi tháng 6/2022. Ảnh: AP
Tờ Financial Times ngày 5/6 đưa tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng từ chối phê duyệt kế hoạch mở văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản, cho rằng khối này không nên mở rộng ra ngoài Bắc Đại Tây Dương.
Sự phản đối của ông Macron đối với cơ sở mới được lên kế hoạch cho Tokyo, sẽ là văn phòng đầu tiên của NATO ở châu Á, đã dẫn đến bế tắc kéo dài nhiều tháng trong khối. Việc mở một trung tâm liên lạc ở Nhật Bản sẽ đòi hỏi sự đồng ý nhất trí từ Hội đồng Bắc Đại Tây Dương của NATO, đồng nghĩa với việc Paris có khả năng bác bỏ đề xuất này.
Theo một trong những nguồn tin mà FT có được, ông Macron tin rằng hiến chương của cơ quan này áp đặt những hạn chế về địa lý ngăn cản NATO mở rộng sang châu Á.
Video đang HOT
Tại một hội nghị tuần trước, Tổng thống Pháp đã cảnh báo rằng việc thúc đẩy NATO mở rộng “phổ tần và địa lý” sẽ là “một sai lầm lớn”.
Một nguồn tin giấu tên khác cũng cho biết Paris không sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ chính sách nào “góp phần vào căng thẳng NATO-Trung Quốc”.
Tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói NATO nên duy trì trong phạm vi ảnh hưởng của riêng mình và không nên tìm cách tăng cường sự hiện diện ở châu Á, lập luận rằng khu vực này “không hoan nghênh sự đối đầu của khối hoặc các khối quân sự”.
Kế hoạch mở văn phòng tại châu Á đã được thảo luận không liên tục kể từ năm 2007, khi Thủ tướng Nhật Bản lúc đó Shinzo Abe lần đầu tiên đến thăm trụ sở của NATO, và đã được nêu ra một lần nữa trong những tháng gần đây. Tokyo đã liên tục tăng cường hợp tác với khối quân sự này trong những năm qua và mở văn phòng đại diện đầu tiên của mình tại NATO ở Brussels vào năm 2018. Thủ tướng Fumio Kishida trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm ngoái.
Khối quân sự do Mỹ dẫn đầu duy trì hơn 10 văn phòng liên lạc trên toàn cầu, hầu hết đóng vai trò là điểm liên lạc cơ bản với các quan chức từ các quốc gia không phải là thành viên. Mặc dù NATO chưa công bố chi tiết kế hoạch của mình đối với Tokyo, nhưng văn phòng này sẽ phục vụ một chức năng tương tự và sẽ chỉ có một đội ngũ nhân viên nhỏ.
Mặc dù Nhật Bản cho biết họ vẫn đang thảo luận để mở văn phòng, ông Kishida gần đây lưu ý rằng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, đồng thời tuyên bố rằng Tokyo không quan tâm đến việc gia nhập NATO bất chấp mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên trong vài năm qua.
Nhật Bản khẳng định không có kế hoạch trở thành thành viên của NATO
Thủ tướng Fumio Kishida khẳng định Nhật Bản không có kế hoạch trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trước Quốc hội ngày 24/5, ông Kishida tuyên bố Tokyo sẽ không gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nhật Bản xác nhận NATO có kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại nước này.
Tuyên bố của ông Kishida được đưa ra sau khi Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Koji Tomita đầu tháng này nói với tờ Nikkei Asia rằng Nhật Bản đang "làm việc" để lên kế hoạch mở một văn phòng liên lạc của NATO tại Tokyo, và đây sẽ là văn phòng đầu tiên của NATO ở châu Á.
Trước đó, tờ Nikkei Asia dẫn nguồn quan chức Nhật Bản và NATO cho biết, liên minh đang có kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào năm tới. Động thái này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tham vấn của NATO với Nhật Bản và các đồng minh khác của liên minh ở châu Á - Thái Bình Dương - chẳng hạn như Australia, New Zealand và Hàn Quốc.
Phát biểu trước truyền thông, ông Kishida khẳng định với các nghị sỹ rằng NATO đang xem xét khả năng thành lập văn phòng liên lạc tại nước này. Tuy nhiên, ông nói rằng chưa có bất kỳ quyết đinh chính thức nào về việc NATO thành lập văn phòng, tất cả mới chỉ là kế hoạch và đang được giới chức hai bên bàn bạc.
"Tôi chưa biết về bất kỳ quyết định nào được đưa ra tại NATO liên quan đến việc thành lập văn phòng liên lạc tại Nhật Bản", ông Kishida nói
Nga, quốc gia phản đối mạnh mẽ động thái mở rộng của NATO ở Đông Âu, đã chỉ trích những nỗ lực của khối này nhằm mở rộng các hoạt động sang châu Á. Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng việc Mỹ và các đồng minh thúc đẩy thành lập "NATO toàn cầu" giống như hành động của Đức Quốc xã, Italy và Nhật Bản vào những năm 1930 trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra.
Trung Quốc cũng kêu gọi các nước láng giềng châu Á "cảnh giác cao độ" trước các báo cáo về việc NATO có kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên trong khu vực. Bắc Kinh cảnh báo động thái này "chắc chắn sẽ làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực và châm ngòi cho sự đối đầu". Đồng thời giới chức nói thêm rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương "không phải là nơi cạnh tranh địa chính trị".
NATO lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc ở Nhật Bản Tờ Nikkei Asia ngày 3/5 đưa tin Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản để phối hợp với các đồng minh trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như Australia, Hàn Quốc và New Zealand. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida...