Hé lộ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tiết lộ một kế hoạch hòa bình mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sử dụng nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ông Trump. Ảnh: EPA-EFE
Theo Ukrainska Pravda, trong bài bình luận đăng trên tờ Daily Mail, ông Johnson cho biết: “Tôi tin ông Trump có thể chấm dứt cuộc xung đột theo những điều kiện phù hợp với Ukraine và phương Tây. Tôi nhấn mạnh rằng tôi không thể đảm bảo chính xác những gì ông ấy sẽ làm, nếu đắc cử. Tuy nhiên, đây là những gì ông ấy có thể làm”.
Theo ông Johnson, kế hoạch hòa bình của ông Donald Trump có thể bao gồm các bước sau:
Video đang HOT
- Phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS và Storm Shadow cũng như các vũ khí khác để nhắm vào các sân bay ở trong nước Nga. Một khi quân Nga bị đẩy lùi, Tổng thống Putin sẽ đề xuất một thỏa thuận.
- Nga rút về biên giới trước khi xung đột tháng 2/2022 xảy ra. Để ngăn ngừa xung đột trong tương lai và sự bất ổn, phần còn lại của Ukraine sẽ được công nhận là một quốc gia tự do có quyền quyết định tương lai của chính mình, gồm cả triển vọng gia nhập EU và NATO và việc gia nhập sẽ diễn ra càng sớm càng tốt.
- Sau khi xung đột kết thúc, Ukraine – với hơn một triệu người có vũ khí và đã quen với cách sử dụng các thiết bị của NATO, là lực lượng chống Nga hữu hiệu nhất thế giới, có thể thay thế một phần trong số 70.000 quân Mỹ đang triển khai ở các nước châu Âu để ngăn chặn khả năng gây hấn của Nga. Điều này sẽ cho phép ông Trump tiết kiệm tiền và đưa lực lượng Mỹ về nước, đồng thời khiến người châu Âu phải có trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo vệ chính họ. Đây là một trong những mục tiêu chính của ông Trump.
- Tổng thống Vladimir Putin có thể tuyên bố, chiến dịch quân sự đặc biệt đã thành công và Nga đã đạt mục tiêu phi phát xít hóa Ukraine. Các biện pháp bảo vệ đặc biệt có thể áp dụng cho cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine.
Cựu Thủ tướng Anh nhận xét: “Với việc ông Trump ở Nhà Trắng, việc nối lại quan hệ hữu nghị với Nga, với ông Putin sẽ có một triển vọng thực sự. Ngoài ra, mọi việc sẽ trở lại thời kỳ mà Nga là một đối tác đáng kính trọng của G8 và thậm chí là NATO”.
Theo chính trị gia này, chỉ có một cách duy nhất để đạt được kết quả như vậy. Đó là vũ lực. “Nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ phải chứng tỏ rằng các biên giới quốc tế phải được tôn trọng và không thể tái xây dựng Liên Xô bằng vũ lực. Điều đó có nghĩa là phải hỗ trợ người Ukraine tới cùng”.
Ông Boris Johnson nói thêm, chính là ông Trump chứ không phải ông Obama hay Biden đã trao cho người Ukraine các vũ khí chống tăng, loại rất quan trọng đối với Kiev.
“Nếu và khi quay lại nắm quyền sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, ông Trump sẽ có cơ hội lớn, không chỉ sửa chữa di sản của người tiền nhiệm mà còn có thể đưa thế giới tiến về phía trước. Ông Trump có thể thấy trước mối nguy, nếu Ukraine bị đánh bại thì Mỹ và thế giới sẽ phải hứng chịu tổn thất lâu dài. Mặt khác, một chiến thắng dành cho Ukraine – nếu được xử lý đúng – có thể mở đường cho mối quan hệ mới, tốt đẹp hơn nhiều với Nga. Đó sẽ là chiến thắng vĩ đại cho Mỹ và toàn thế giới”, ông Boris Johnson cho hay.
Ngày 17/7, ông Boris Johnson đã gặp ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về vấn đề Ukraine. Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, ông Johnson là người ủng hộ mạnh mẽ cho Kiev và từng kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế trong việc cung cấp cho Ukraine các vũ khí cần thiết nhằm đánh bại Ukraine.
EU tạm ngừng tiến trình xem xét kết nạp Gruzia
Ngày 9/7, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Gruzia, ông Pavel Gherchinsky, tuyên bố tạm ngừng quá trình gia nhập liên minh của Gruzia.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại hội nghị quốc tế về mở rộng EU tại Tbilisi (Gruzia), ông Gherchinsky cho biết tiến trình gia nhập EU của Gruzie "hiện đã dừng lại" sau quyết định của các nhà lãnh đạo các nước thành viên của khối vào tháng trước. Quyết định này được đưa ra sau khi Gruzia thông qua một đạo luật mà EU cho là cản trở tiến trình.
Tháng 12/2023, Gruzia chính thức trở thành ứng cử viên gia nhập EU. Tháng 6 vừa qua, Gruzia đã thông qua luật chống "ảnh hưởng của nước ngoài". Tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo của khối kêu gọi chính quyền Gruzia làm rõ ý định gia nhập, thông qua việc cân nhắc lại tiến trình hành động hiện nay. EU đánh giá động thái của Gruzia trên thực tế đã khiến quá trình gia nhập EU của nước này bị tạm dừng.
Cũng theo Đại sứ Gherchinsky, EU đã phong tỏa khoản viện trợ quân sự trị giá 30 triệu euro (32 triệu USD) cho Gruzia trong giai đoạn mà ông đánh giá là chứng kiến "điểm thấp" trong quan hệ giữa hai bên.
Quan chức này cho biết EU sẽ "giảm dần" viện trợ cho Chính phủ Gruzia.
Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử. Kế hoạch này bao gồm việc tuyên bố với Ukraine rằng họ sẽ chỉ được nhận thêm vũ khí của Mỹ nếu tham gia đàm phán hòa bình. Ông Donald Trump phát...