Hé lộ kế hoạch đầu tư bất động sản 2020 của Vingroup
Năm 2019 Vingroup đặt trọng tâm phát triển các đại đô thị lớn, thì năm 2020 tập đoàn này tiếp tục đầu tư vào các đại đô thị mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm là mảng mang lại nguồn thu chủ lực. Đồng thời đầu tư vào mảng BĐS công nghiệp mở ra hướng đi mới cho Vinhomes.
Báo cáo thường niên năm 2019 của Tập đoàn Vingroup vừa được công bố, cho thấy một số kế hoạch và hướng đi mới của tập đoàn trong năm 2020. Vingroup xác định năm nay là một năm đầy khó khăn và thách thức do tác động lớn của dịch bệnh Covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế.
Thị trường bất động sản được CBRE ước tính cần đáp ứng nhu cầu khoảng 800 nghìn chỗ ở mới mỗi năm trong giai đoạn từ 2018 – 2022. Năm 2020, thị trường được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng khi việc mua nhà trả góp cũng đã bắt đầu phổ biến hơn, đặc biệt là trong các hộ gia đình trẻ. Các dự án mới có xu hướng dịch chuyển ra vùng ngoại ô và các thành phố vệ tinh ven Hà Nội và Tp.HCM do quỹ đất trong khu trung tâm khan hiếm và kỳ vọng vào sự phát triển của hệ thống hạ tầng cùng các phương tiện giao thông công cộng. Trong ba năm tới, giá bán các phân húc bình dân đến cao cấp được dự báo tăng nhẹ 1-5%. Trong khi đó, giá bán tại phân khúc xã xỉ tăng mạnh khoảng 10% do nguồn cung hạn chế.
Chính vì thế, theo báo cáo này Vingroup sẽ tiếp tục vị thế dẫn đầu trong ngành bất động sản, phát huy các thế mạnh cốt lõi về tiến độ bàn giao, chất lượng sản phẩm và hệ sinh thái hoàn thiện. Năm 2019, tập đoàn đã bàn giao 28.900 sản phẩm là các căn hộ, nhà phố thương mại, biệt thự và biệt thự biển cho khách hàng.
Các dự án đại đô thị của Vingroup bán hàng rất thành công năm qua, đơn cử đại đô thị Vinhomes Grand Park đã bán hết 10.000 căn hộ trong 17 ngày chào bán đầu tiên; Vinhomes Symphony tai Ha Nọi với 83% số căn được mua hết sau 1 tháng ra hàng…
Tính đến cuối tháng 2 năm 2020 Vingroup đang vận hành 23 dự án bất động sản dưới thương hiệu Vinhomes với tổng số hơn 50.500 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại.
Năm 2020, Vinhomes tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm để tiếp cận đối tượng khách hàng trong nhiều phân khúc từ trung cấp đến cao cấp và dự kiến mở bán 3 dự án mới tại Hà Nội và Hưng Yên. Đây đều là những đại đô thị lớn của khu vực.
Đầu tư xây dựng các đại đô thị tiếp tục là hướng đi chiến lược của Vingroup trong những năm tới
Bên cạnh đó, Vinhomes sẽ triển khai nghiên cứu khả thi để phát triển các khu công nghiệp, thu hút khách thuê trong và ngoài nước. Đây là hướng đi mới trong năm nay của Vingroup, mở ra một cơ hội mới. Các khu công nghiệp sẽ có mô hình kinh doanh linh hoạt, có thể cho thuê nhà xưởng hoặc cho thuê đất đi kèm cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Theo nhận định của Vingroup, Việt Nam đang ở giai đoạn tiềm năng để phát triển bất động sản công nghiệp. Trong 5 năm trở lại đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, bình luận đạt 16%, trong đó hơn 70% tổng vốn đi vào hoạt động sản xuất và công nghiệp. Nắm bắt cơ hội và tận dụng lợi thế chuyên môn trong việc mở rộng quỹ đất, phát triển dự án, kinh nghiệm quản lý xây dựng, Vinhomes đang nghiên cứu một số dự án BĐS công nghiệp để đầu tư và vận hành trong thời gian tới. Đây là hướng đi mới của tập đoàn này trong năm nay.
Trong lĩnh vực Bất động sản bán lẻ, Vincom Retail có kế hoạch tiếp tục mở rộng mạng lưới dự án và đảm bảo độ phủ cao, đồng thời tiếp tục nghiên cứu và phát triển các mô hình TTTM, mang tới nhiều trải nghiệm ẩm thực, vui chơi, giải trí kết hợp ứng dụng công nghệ.
Với mảng Du lịch nghỉ dưỡng – Vui chơi giải trí, trong năm 2020, Vinpearl sẽ đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các hãng hàng không nội địa để mở các đường bay cố định trong nước và quốc tế tới các địa phương có cơ sở của Vinpearl, cung cấp các gói du lịch trọn gói cao cấp nhằm tăng số lượng khách tới hệ thống khách sạn.
Nguồn: Báo cáo thường niên Vingroup
Để trực tiếp tiếp cận thị trường và xúc tiến việc quảng bá sản phẩm du lịch, Vinpearl sẽ mở văn phòng đại diện tại các thị trường chiến lược.
Trong năm 2020, Vinpearl sẽ đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các hãng hàng không nội địa để mở các đường bay cố định trong nước và quốc tế tới các địa phương có cơ sở hạ tầng của Vinpearl, cung cấp các gọi du lịch trọn gói cao cấp. Năm nay Vinpearl sẽ tính tới chuyện kinh doanh dòng sản phẩm khách sạn 3 sao với thương hiệu VinHoliday nhắm tới dòng khách hàng phổ thông và lựa chọn một số thương hiệu quản lý khách sạn quốc tế nổi tiếng để quản lý một số khách sạn của Vinpearl nhằm tăng sự lựa chọn của khách hàng.
Bên cạnh đó, theo chiến lược mới, các VinWonders sẽ được xây dựng theo mô hình chuỗi Công viên chủ đề với diện tích tối thiểu 50 ha, tập trung tại các thành phố lớn và các thành phố du lịch nổi tiếng. Năm 2020, dự án mở rộng VinWonders Phú Quốc và một số hạng mục mới tại VinWonders Nha Trang dự kiến sẽ được hoàn tất và đưa vào vận hành vào tháng 4/2020.
Nhật Minh
Một đợt giảm sâu, đại gia bán lẻ đối đầu thử thách dài hạn
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt bắt đầu các áp dụng các biện pháp đối phó khó khăn, còn trên thị trường chứng khoán, tâm lý hoang mang khiến cổ phiếu rớt giá mạnh.
Đầu giờ sáng 12/3, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục giảm sàn với mua bằng 0, trong khi dư bán lên tới gần nửa triệu đơn vị. Đây là phiên giảm thứ 9 trong 10 phiên gần đây, trong đó có tới 3 phiên giảm sàn.
Tính từ cuối tháng 1 tới giờ, cổ phiếu MWG của ông Nguyễn Đức Tài đã giảm khoảng 32%, từ mức trên 120 ngàn đồng/cp xuống mức 81.300 đồng/cp như hiện tại.
Cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận của bà Cao Thị Ngọc Dung cũng ở trong tình trạng tương tự, giảm sàn 3 trong 4 phiên gần đây. Cổ phiếu này cũng giảm hơn 30% kể từ cuối tháng 1, từ mức khoảng 92.000 đồng/cp xuống dưới 64.000 đồng/cp như hiện tại.
Chứng khoán sáng 12/3 tiếp tục giảm mạnh và mất mốc 800 điểm.
FPT Retail (FRT) cũng giảm như vậy, nhưng tính trong 6 tháng qua, cổ phiếu này còn giảm manh hơn, từ mức 47.000 đồng/cp xuống còn 16.500 đồng/cp. Cổ phiếu mặt bằng bán lẻ Vincom Retail (VRE) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm từ mức gần 35.000 đồng hồi tháng 1 xuống 24.000 đồng như hiện tại.
Các cổ phiếu bán lẻ giảm trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam nói cung cũng đang giảm mạnh. Sau phiên giảm kỷ lục hơn 55 điểm đầu tuần, chỉ số VN-Index hôm qua (11/3) giảm thêm hơn 26 điểm và mở cửa sáng nay 12/3 giảm thêm gần 40 điểm và lần đầu tiên sau nhiều năm xuống dưới ngưỡng 800 điểm.
Cổ phiếu bán lẻ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi nhu cầu mua sắm giảm mạnh trong bối cảnh người dân thắt chặt chi tiêu và hạn chế tới những nơi đông người.
CTCP Đầu tư Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài hôm 11/3 vừa ghi nhận một nhân viên thuộc hệ thống Điện Máy Xanh (tại Đà Nẵng) dương tính Covid-19 do tiếp xúc gần với 2 du khách người Anh bị nhiễm. Theo MWG, ngay khi nhận biết những trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với Covid-19, Công ty đã nhanh chóng thông báo với các cơ quan chức năng và tuân thủ nghiêm ngặt mọi hướng dẫn nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân viên và cộng đồng.
VinCommerce cho biết, để ứng phó khẩn cấp với dịch covid-19, đơn vị này áp dung 3 tuyên phòng dich nghiêm ngăt đôi vơi hê thông VinMart, VinMart và se chu đông tam đóng cửa các cưa hàng năm trong khu vưc có nguy cơ lây nhiêm cao. Những cửa hàng khác nhận viên sẽ được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ gồm, khẩu trang, găng tay, nước rửa tay cho cả nhân viên và khách hàng. Bố trí đo thân nhiệt, đặt nước sát khuẩn tại nhiều nơi trong siêu thị cho khách hàng rửa tay
PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung giảm mạnh trong thời gian qua tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn đang đặt kế hoạch khá cao cho năm 2020.
Theo tài liệu ĐHCĐ mới được công bố, trong năm 2020, PNJ sẽ tiếp tục kiên định với chiến lược là: Tăng trưởng vững chắc; Phát triển năng lực; Làm giàu tài nguyên; Chuẩn bị tương lai.
PNJ dự kiến mở thêm 31 cửa hàng, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 13% trong năm 2020. PNJ đặt kế hoạch năm 2020 với doanh thu thuần 19.020 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 1,35 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến giữ nguyên ở mức 18%.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo TVSI, thị trường mở cửa hồi phục nhưng không thể duy trì diễn biến tăng điểm. Đà giảm nhanh chóng trở lại với chỉ số, đồng thời hiệu ứng bán tháo xuất hiện trong phiên chiều cho thấy tâm lý thị trường hiện vẫn còn yếu. Rủi ro ngắn hạn theo đó tiếp tục được đánh giá ở mức cao. Trong phiên tiếp theo, VN-Index dự báo vẫn sẽ chịu áp lực giảm điểm. Mặc dù vậy, nếu thị trường vẫn giữ vững được vùng hỗ trợ 790-810 điểm, diễn biến hồi phục được kỳ vọng sẽ xuất hiện sau đó.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/3, VN-Index giảm 26,15 điểm xuống 811,35 điểm; HNX-Index giảm 0,67 điểm xuống 105,52 điểm. Upcom-Index giảm 0,94 điểm xuống 52,48 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 6,6 ngàn tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam sáng 12/3: Tụt giảm mạnh, xuống dưới ngưỡng 800 điểm
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), hầu hết các cổ phiếu giảm mạnh. Tính tới 9h40, VN-Index giảm hơn 45 điểm xuống còn 766,29 điểm.
Cổ phiếu bán lẻ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đợt giảm này. Bên cạnh đó là nhóm dầu khí sau khi giá dầu thế giới đêm qua giảm 4%.
Các cổ phiếu MWG, PNJ, DGW, FRT... đều bị kéo xuống mức giá sàn. Các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVS, PVD... cũng đồng loạt lao dốc.
Hàng loạt các cổ phiếu blue-chips giảm sàn như: Vingroup (VIC), Vinhomes (VHN), Vincom Retail (VRE), GAS, Thế Giới Di Động (MWG), HDBank (HDB), ROS, VPBank (VPB), BIDV (BIDV).
Chứng khoán Việt Nam tụt giảm trong bối cảnh chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ giảm mạnh vì dịch Covid-19 lan rộng, Ý và Đan Mạch phải phong tỏa cả đất nước và cuộc chiến dầu khí do Saudi Arabia đã bắt đầu. Đêm qua, chứng khoán Mỹ giảm gần 6% và rơi vào một thị trường đi xuống.
Thị trường Mỹ đã bắt đầu được gọi là thị trường con gấu khi các chỉ số chứng khoán chính ở đó đều suy giảm mạnh, mất trên 20%. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều TTCK khác trên thế giới.
V. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Nếu góp không đủ 6,3 tỷ USD trong 90 ngày, USC Interco chỉ bị phạt 10-20 triệu và điều chỉnh lại vốn Nếu cổ đông không góp đủ vốn như vốn điều lệ đã đăng ký thì doanh nghiệp chỉ bị phạt 10-20 triệu đồng và buộc điều chỉnh số vốn như số thực góp. CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco) có vốn điều lệ đến 6,3 tỷ USD (144.000 tỷ đồng) được thành lập bởi...