Hé lộ hóa chất giúp dâu tây tươi cả tháng
Tại Đà Lạt xuất hiện nhiều dâu tây có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc. Loại này để cả tháng vẫn như mới hái, có dư lượng thuốc trừ sâu gấp 3 lần cho phép và tồn dư hóa chất cực độc cho sức khỏe người dùng.
Lô dâu tây được gắn mác “Đà Lạt” tràn lan trên thị trường.
Tươi như mới hái nhờ thuốc
Ngày 30/7, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Lâm Đồng) công bố kết quả thử nghiệm mẫu dâu tâyxuất xứ Trung Quốc lấy từ lô hàng dâu tây của ông P.T.S. Qua phân tích, có 1 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là Abamectin kết quả 0,063 mg/kg, vượt gấp 3 lần giới hạn cho phép.
Trước đó, ngày 23/7, Công an huyện Đức Trọng tiến hành kiểm tra, bắt giữ 3 xe tải chở dâu tây không rõ nguồn gốc. Số hàng này được vận chuyển từ Cảng hàng không Liên Khương lên TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Lực lượng chức năng phát hiện 326 thùng xốp (trọng lượng khoảng 3,5 tấn) có chữ Trung Quốc được đóng cẩn thận. Các thùng xốp này chứa dâu tây tươi với đủ chủng loại, kích cỡ, màu sắc.
Ông P.T.S (29 tuổi, ngụ TPHCM) nhận là chủ hàng. Ông S. khai chuyên bán dâu tây trên mạng xã hội. Ông mua lô dâu tây này với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg để bán lại.
Tuy nhiên, hóa đơn chứng từ mà S. xuất trình lại thể hiện tên chủ hàng là Nguyễn Thị Nhung. Dâu được nhập từ cửa khẩu ở Lào Cai với số lượng 10 tấn vào ngày 2/7, giá chỉ 5.000 đồng/kg. Số dâu tây này có giấy kiểm dịch thực vật hợp quy, nhưng nhập khẩu đã 22 ngày mà vẫn tươi như mới hái. Trong thùng có cả lá dâu tươi nguyên.
Thống kê của EWG (Enviromental Working Group), tổ chức hoạt động vì môi trường quốc tế của Mỹ, cho thấy 12 loại thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất là dâu tây, rau bina, quả xuân đào, táo, đào, lê, anh đào, nho, cần tây, cà chua, ớt chuông và khoai tây.
Video đang HOT
Theo đó, có tới 98% mẫu dâu tây kiểm nghiệm chứa nhiều thuốc trừ sâu, một số hóa chất tương đối lành tính, các loại khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gây vô sinh, rối loạn nội tiết tố và các vấn đề về thần kinh.
TS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Công nghệ sau thu hoạch, Học viện Nông nghiệp cho biết, dâu tây sau khi thu hái bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh phù hợp cũng chỉ tối đa là 10 ngày. Việc bảo quản dâu tây khó hơn nhiều loại quả khác do ngoài yêu cầu về độ tươi còn là màu sắc.
Dâu để lâu thường bị thâm, héo, trông không còn đẹp mắt. Việc bảo quản dâu bằng một loại thuốc bảo vệ thực vật chứ không phải là thuốc bảo quản rất nguy hiểm. Bởi thuốc bảo vệ thực vật thì không được phép sử dụng để ăn.
“Loại dâu này ăn vào không ngộ độc ngay. Nhưng chắc chắn sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến những căn bệnh mãn tính khó lường bởi đây là một hóa chất độc hại”, TS Nguyễn Mạnh Khải cho biết.
Phân biệt không khó
Theo TS Nguyễn Mạnh Khải hoạt chất Abamectin có tác dụng đặc trị thối nhũn, héo rũ, héo xanh, thối trái, sẹo trái. Hoạt chất này thuộc nhóm độc II, thời gian cách ly tương đối dài (khoảng 7 ngày).
Tuy đã được đăng kí phòng trừ sâu hại trên cây trồng nhưng hoạt chất Abamectin không có trong danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên rau an toàn khi cần thiết.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm cho biết, vì là thuốc trừ sâu nên Abamectin giúp kìm hãm enzym trong quả làm chậm quá trình thối hỏng của quả, đồng thời diệt vi sinh vật làm hỏng quả.
Điều đáng nói dâu tây là loại quả ăn cả vỏ, nên khi ăn là chúng ta hấp thụ gần như toàn bộ lượng thuốc trừ sâu bảo quản này. Vì ít người ăn với số lượng lớn nên việc ngộ độc có thể ít xảy ra, nhưng chất độc tích tụ trong cơ thể rất nguy hiểm. Cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm soát tốt hơn quá trình nhập khẩu, vận chuyển và tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe người dùng.
Theo TS Nguyễn Mạnh Khải, không khó để nhận biết dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt vì chúng khác nhau rất rõ ràng. Dâu tây Đà Lạt quả không đồng đều, kích thước quả vừa phải. Dâu tây Trung Quốc có quả rất to, đều nhau.
Dâu tây Đà Lạt có màu đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân và phần cuống hơi trắng trong khi dâu tây Trung Quốc có màu đỏ sậm rất đẹp mắt. Khi ăn thì dâu tây Đà Lạt có vị chua thanh, mùi rất thơm. Dâu tây Trung Quốc thì không có vị này, ăn có cảm giác bở.
Thời gian bảo quản là đặc điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt, dâu tây trong nước thường không sử dụng loại thuốc bảo quản nào, do đó không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2, 3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Còn nắng hanh thì một ngày dâu đã héo cuống và thâm.
Trong khi đó, dâu tây Trung Quốc để ở điều kiện bình thường (25 – 32 độ) thì 7 – 10 ngày vẫn còn tươi. Đặc điểm này đa số trái cây Trung Quốc nào cũng có. Thậm chí, các gánh hàng rong bán dâu tây ngoài đường thời tiết nắng nóng mà vẫn không khô héo hay hỏng.
Tại Đà Lạt, các nhà vườn đang trồng bảy giống dâu tây và được cấp chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”. Nó gồm các giống Mỹ đá, Mỹ hương, New Zealand, Lang Biang 2, Mara des Bois, Nhật (Toyohaka), Santa (Hàn Quốc). Mùa thu hoạch dâu từ tháng 12 – 4 năm sau. Mộc Châu (Sơn La) cũng là vùng trồng dâu tây lớn với chất lượng khá thơm ngon, song về đặc điểm hình dáng bên ngoài khá giống với dâu tây Đà Lạt.
Mẹo khôi phục chảo chống dính y như mới bằng 1 nguyên liệu đơn giản, không ngờ đã có sẵn trong căn bếp mọi nhà
Thay vì bỏ đi chiếc chảo chống dính đã cũ, tại sao không thử phục hồi lớp chống dính bằng nguyên liệu đơn giản này?
Sau một thời gian sử dụng, chảo chống dính thường bị bong tróc đi lớp chống dính và bắt đầu mất tác dụng. Khi rán đậu, trứng hay cá, thực phẩm sẽ dễ dính vào chảo và bị nát. Song, có 2 cách để phục hồi chảo chống dính mà không cần dùng đến hóa chất, chỉ từ những nguyên liệu cực kỳ đơn giản.
1. Sữa tươi
Trong sữa tươi có nhiều vitamin, canxi, phốt pho cung cấp năng lượng và nguồn dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn. Đặc biệt, trong sữa tươi có một chất tên là Casein, chất này khi gặp nhiệt độ cao sẽ tạo thành 1 lớp phủ trên bề mặt chảo. Từ đó giúp cho việc rán, xào sẽ không bị dính thực phẩm trên mặt chảo. Lưu ý, cách này chỉ nên áp dụng cho chảo không còn lớp chống dính trên bề mặt.
Cụ thể, để phục hồi chảo chống dính bằng sữa tươi, bạn có thể dùng sữa tươi không đường bán tại siêu thị, hoặc hàng tạp hóa:
- Đặt chảo lên bếp,đổ sữa tươi để lấp đầy trên bề mặt chảo.
- Bật bếp để làm sôi phần sữa trong chảo trong khoảng thời gian là 5 phút. Chú ý để lửa vừa phải.
- Sau đó, tắt bếp và đổ hết sữa còn lại trên chảo, rửa sạch chảo như bình thường. Lưu ý, phần sữa đã đun sôi này không thể sử dụng, không nên uống. Bạn có thể tận dụng cho sữa vào bát và để nguội rồi đặt vào tủ lạnh, cách làm này sẽ giúp khử mùi tủ lạnh hiệu quả.
2. Khoai tây
Trong khoai tây có chứa hàm lượng tương đối riboflavin, folate... Những chất này khi kết hợp với nhau cũng có thể tạo thành Teflon, giúp chống dính. Vì thế có thể dùng củ khoai tây miết lên bề mặt để "cải tạo" lại lớp chống dính của chảo.
Ngoài ra, trong khoai tây còn có 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic... Đây là những chất có khả năng làm sạch vật dụng trong gia đình. Lớp axit oxalic tự nhiên có thể hòa tan hết lớp gỉ sét bên ngoài chảo nếu có.
Cụ thể, để khôi phục lớp chống dính và làm sạch chảo bằng khoai tây, bạn cần:
- Gọt vỏ khoai tây, cắt làm đôi theo chiều dọc.
- Dùng mặt khoai bị cắt chà vào vào đáy chảo, đặc biệt những vị trí lớp chống dính bị bong tróc thì chà mạnh tay và làm lại nhiều lần.
Ảnh: Sưu tầm
Những loại cây ăn quả có thể trồng trong chậu Không ít người sống ở thành phố ước ao có một mảnh vườn nho nhỏ trồng các loại cây ăn quả ưa thích. Dưới đây là những gợi ý cho bạn. Dâu tây là loại dễ trồng, không đòi hỏi phải có chậu to hay không gian rộng - Ảnh: Internet Mâm xôi Mới được du nhập vào Việt Nam cách đây không...