Hé lộ hình hài hệ thống trung tâm thương mại, outlet V+ miễn phí mặt bằng
Với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, giúp người dân vươn lên làm giàu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ hàng hóa, độc lập tự chủ về thương mại và đưa du lịch Việt Nam cất cánh, Công ty Thương binh nặng Hòa Bình đã sớm có kế hoạch xây dựng một hệ thống trung tâm thương mại miễn phí trên toàn quốc.
Đề án có quy mô khá hoành tráng, dự kiến sẽ xây dựng hệ thống 8 Trung tâm và Viện nghiên cứu hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, bao gồm: Trung tâm thông tin quốc tế và trong nước; Trung tâm gia công hỗ trợ liên kết sản xuất trong nước; Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ; Trung tâm thí nghiệm và thẩm định giá; Trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá; Trung tâm mua hàng trong nướ; Trung tâm kho vận Logistics; Trung tâm Marketing.
Đặc biệt, để Đề án hoạt động có hiệu quả cao, “Hệ thống trung tâm thương mại, outlet V ” sẽ phối hợp với Ban vận động “Người Việt dùng hàng Việt” tại xã phường trong quá trình vận hành.
“Hệ thống trung tâm thương mại của chúng tôi dự kiến được triển khai tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước, do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư, để làm chủ hệ thống phân phối hàng hóa, điều tiết sản xuất, tạo động lực cạnh tranh, phá thế độc quyền, giành lại huyết mạch tiêu thụ hàng hóa trong tay các nhà bán lẻ đang khống chế thị trường. Qua đó, tạo ra kênh tiêu thụ hàng hóa chủ động với chi phí thấp, tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất cho hơn 870.000 doanh nghiệp, hơn 26.000 hợp tác xã và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Cũng thông qua dự án, sẽ tạo nên mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản trên toàn quốc, tới vùng sâu, vùng xa; xây dựng các trung tâm thương mại, outlet bán hàng giá rẻ hơn giá thị trường 30-40% (do miễn phí mặt bằng và các hỗ trợ khác) nhằm thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa; tạo việc làm mang lại thu nhập cho người dân”, đại diện Công ty cho biết.
Cũng theo đại diện này, hệ thống trung tâm thương mại, outlet V phối hợp với các nhà khoa học tư vấn, hỗ trợ người dân giống cây trồng, xây chuồng trại, cung cấp giống gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn quy trình sản xuất, hỗ trợ mặt bằng miễn phí để người dân và doanh nghiệp có nơi giới thiệu sản phẩm, đồng thời bao tiêu, phân phối sản phẩm…
Nhằm huy động trí tuệ, sự chung tay cho dự án, vừa qua, Công ty đã kêu gọi các nhân sỹ, trí thức, các chuyên gia kinh tế, và nhân dân cả nước cùng phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện Đề án. Đặc biệt, những ý kiến có giá trị sẽ nhận được giải thưởng của Công ty gồm: 1 giải Đặc biệt trị giá 5 tỷ đồng; 2 giải Nhất, mỗi giải trị giá 1 tỷ đồng; 16 giải Nhì, mỗi giải trị giá 500 triệu đồng; 30 giải Ba, mỗi giải trị giá 100 triệu đồng; 100 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng. Dự kiến lễ trao giải sẽ diễn ra ngày 10/10/2021.Hạn cuối nhận ý kiến là ngày 19/9/2021.
Video đang HOT
Dự kiến, sau 5 năm đi vào hoạt động, đề án sẽ giúp thu hút hàng trăm triệu lượt khách du lịch/năm. Đơn cử như Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, outlet, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh (Hà Nội) nếu đi vào hoạt động năm 2022, thì lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch và mua sắm tại Hà Nội năm 2023 ước tính sẽ đạt 30 triệu lượt, năm 2025 sẽ là 50 triệu lượt.
Cùng với đó, sẽ đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng cho ngân sách. Dự kiến, riêng Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, outlet, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh (Hà Nội) khi đi vào hoạt động dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng/ngày, tiền thuế mà TP.Hà Nội thu được khoảng 100 tỷ đồng/ngày, tương đương hơn 36.500 tỷ đồng/năm.
Đồng thời, mỗi dự án sẽ cố gắng tạo 10.000 – 20.000 việc làm cho người lao động (tùy quy mô dự án tại các tỉnh, thành).
“Các dự án thuộc Đề án đều không sử dụng đến ngân sách nhà nước. Hòa Bình sẽ đóng góp nghĩa vụ tài chính để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới trung tâm thương mại kết nối các tỉnh”, đại diện Công ty chia sẻ.
Công ty Thương binh nặng Hòa Bình được thành lập từ năm 1987, gồm 9 thành viên, trong đó có 7 thành viên là thương binh nặng và 2 thành viên là bệnh binh. Sau hơn 30 năm hoạt động, hiện Công ty có hơn 3.000 lao động, doanh thu của công ty và các đơn vị thành viên hàng năm đạt gần 5.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Chỉ giảm lãi suất thôi, thì chưa đủ!
Khi mặt bằng lãi suất huy động đang rất thấp, nhà nước cần có thêm chính sách khác để hỗ trợ doanh nghiệp .
Nhiều ngân hàng (NH) thương mại liên tục công bố giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp (DN) và cá nhân bị tác động bởi dịch Covid-19 với mức giảm từ 0,5-1,5 điểm %. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy, nguồn thu DN không còn thì lãi vay nên giảm từ 2-5 điểm % mới phù hợp.
Muốn giảm thêm cũng khó
Cụ thể, trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh cho DN mới đây, Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội đã đề xuất NH Nhà nước nghiên cứu, chỉ đạo hệ thống NH giảm từ 3-5 điểm % lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho DN phục hồi sản xuất và phát triển, đồng thời, ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất cho khoản vay tín dụng trong năm 2021-2023 để giúp các DN giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động và phát triển.
Ở ngành nhựa, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), cho biết nhiều DN nhựa ở khu vực phía Nam đang điêu đứng, phải ngừng sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng. Nguy cơ không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng là rất lớn. Vì vậy, VPA kiến nghị NH Nhà nước sớm có chỉ đạo rà soát những khó khăn của DN bị ảnh hưởng đại dịch, giảm từ 2-3 điểm % lãi suất cho vay để hỗ trợ DN. "Chúng tôi cũng đề xuất giãn nợ trong 6 tháng tới cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn vì hiện rất nhiều DN nằm trong khu vực phong tỏa, cách ly, hoạt động sản xuất chỉ đạt 30%..., ảnh hưởng lớn tới doanh thu, dòng tiền. Các khoản vay ngắn và dài hạn của DN tại NH sẽ gặp nhiều khó khăn nên kiến nghị lùi thời gian trả nợ trong giai đoạn này" - ông Hồ Đức Lam nói.\
Ngoài giảm lãi suất, các doanh nghiệp kỳ vọng cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn thời gian trả nợ... để bớt áp lực tài chính. Ảnh: TẤN THẠNH
Trước đó, nhiều NH thương mại đã công bố các chương trình giảm lãi suất cho vay với mức giảm 0,5-1,5 điểm % so với mức lãi suất hiện hành. Việc giảm lãi vay không áp dụng đại trà đối với toàn bộ khách hàng DN mà tùy từng lĩnh vực, ngành hàng. Nay, nhiều hiệp hội ngành hàng, DN tiếp tục kiến nghị giảm thêm lãi vay, theo các chuyên gia kinh tế, NH thương mại là không dễ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đã duy trì ở mức thấp thời gian qua.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, lạm phát cả năm được dự báo sẽ kiểm soát dưới 4% và lãi suất tiền gửi bình quân trên thị trường hiện vào khoảng 5%/năm. Nếu trừ đi lạm phát, lãi suất thực của người gửi tiền nhận được khoảng 1%/năm. Nay đề xuất giảm lãi vay từ 3-5 điểm % thì lãi suất huy động cũng phải giảm tương ứng, thế nhưng vậy là rất khó.
Chờ sửa chính sách
Theo phản ánh của nhiều DN, hoạt động sản xuất - kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu, dòng tiền sụt giảm mạnh, thậm chí đứt hẳn. Do đó, ngoài việc NH giảm lãi vay, các DN cũng kỳ vọng được cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn thời gian trả nợ... để bớt áp lực tài chính, từ đó có thể tập trung chống chọi với dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, để hỗ trợ được nhiều hơn cho DN, các NH kiến nghị cần sớm sửa Thông tư 03 của NH Nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Tại tọa đàm trực tuyến về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 03 mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA), cho biết ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay là rất lớn nên cần sớm sửa đổi Thông tư 03 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cả tổ chức tín dụng và DN trong quá trình thực hiện. Các NH được yêu cầu phải giảm lãi, giảm phí nhưng nếu không cơ cấu nợ kịp thời thì khoản nợ chuyển thành nợ xấu, việc giảm lãi, phí không có tác dụng, NH không thu được nợ gốc chứ chưa nói đến nợ lãi...
Theo đại diện NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Thông tư 03 quy định thời hạn được thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ đến ngày 31-12-2021. Nhưng đến hết tháng 7-2021, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể dự kiến thời điểm kết thúc. Do vậy, NH đề nghị sửa giới hạn về thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoản thời gian đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch. Đồng thời, mở rộng thời gian cơ cấu trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo hướng phù hợp hơn nguồn thu dòng tiền khách hàng, đặc biệt là đối với khoản vay trung, dài hạn...
Để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của DN liên quan đến Thông tư 03, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cũng đồng tình với đề xuất mở rộng đối tượng, các khoản nợ được cơ cấu lại (kể cả những khoản nợ phát sinh sau ngày 10-6-2020 vì dịch còn diễn biến phức tạp). Đặc biệt, không giới hạn số lần cơ cấu lại mà nên giao cho tổ chức tín dụng chủ động thực hiện, căn cứ vào tình hình dịch bệnh thực tế. Đồng thời, gia hạn thời gian cơ cấu lại nợ vì dịch bệnh còn phức tạp (hiện đang quy định tối đa là 12 tháng và không quá 31-12-2021).
"Cần cho phép mở rộng phạm vi nợ được cơ cấu lại, bao gồm cả thẻ tín dụng, bảo lãnh, L/C (thư tín dụng), bao thanh toán... chứ không chỉ có nghiệp vụ cho vay vì dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khách hàng mà không phân biệt hình thức cấp tín dụng..." - TS Cấn Văn Lực đề xuất.
Xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 và một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch...