Hé lộ hành trình trốn chạy của đại ca Long “rồng đỏ”
Là một đàn anh có “số má” trong giới chơi hàng trắng, ma túy đá lại giỏi võ nghệ, Long “rồng đỏ” nổi tiếng ương bướng, nói là làm, ít nghe lời khuyên của ai. Tuy nhiên, người duy nhất có ảnh hưởng với Long chính là nguyên nữ đại úy BTHG, người tình của Long.
Đêm 17/12, sau gần 10 ngày trốn khỏi Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động Xã hội tỉnh Bình Thuận (trung tâm), từ Đồng Nai Nguyễn Ngọc Long (Long “rồng đỏ”, Long “tam đầu”) thông tin cho công an là sẽ cùng đàn em trốn trại Nguyễn Văn Nhí ra đầu thú.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 18/12, xe đặc chủng của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) – Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý Long và Nhí từ Đồng Nai về đến cơ quan điều tra.
Trên chiếc xe này, ngoài Long và đàn em Nhí còn có BTHG, nguyên đại úy từng công tác tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Bình Thuận, người tình của Long và mẹ của G. đi cùng.
Trưa cùng ngày, PC52 đã bàn giao Long “rồng đỏ” và Nhí cho Công an huyện Hàm Thuận Bắc để nơi đây điều tra theo thẩm quyền.
Long và đàn em được di lý về cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận. Ảnh: PN
Theo một nguồn tin riêng của chúng tôi, sau khi đàn em đột nhập tấn công trung tâm giải thoát cho Long “rồng đỏ” lúc 1 giờ sáng 9-12 thì cả nhóm đã lên một chiếc taxi bảy chỗ chờ sẵn trước cổng trung tâm. Sau đó cả nhóm đến thuê một nhà trọ ở Hàm Thắng (huyện Hàm Thuận Bắc, cách TP Phan Thiết khoảng 3 km) nghỉ ngơi chờ động tĩnh.
Đến sáng 10-12, Long “rồng đỏ” tiếp tục thuê taxi về Phan Thiết và cho đàn em Huỳnh Văn Cảnh xuống xe còn mình và Nhí tiếp tục di chuyển vào TP.HCM.
Theo lời khai của Long, đến TP.HCM Long mạo hiểm tranh thủ về Gò Vấp thăm bà nội vì nghe tin bà đang bệnh rất nặng rồi vội vã đi ngay. Lúc này đàn em của Long thông tin cho Long biết vụ tấn công trung tâm dày đặc trên báo chí nên Long quyết định tìm nơi vắng vẻ để lẩn trốn.
Long và Nhí đến nhà nghỉ Ngọc Duyên ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) thuê phòng, trú ngụ ở đây nghe ngóng tình hình.
Video đang HOT
Long và Nhí tại Phòng PC52.
Đến chiều 11-12, nghe tin Huỳnh Văn Cảnh bị PC52 bắt giữ khi đang trên đường về nhà ở Phan Rí Cửa, Long lệnh cho Nhí không được rời phòng và nhất cử nhất động đều phải theo lệnh của Long. Suốt cả tuần Long nhốt mình trong phòng, đọc báo theo dõi tình hình và mọi chuyện từ mua cơm nước, cà phê đến cảnh giới vòng ngoài đều do Nhí thực hiện.
Là một đàn anh có “số má” trong giới chơi hàng trắng, ma túy đá lại giỏi võ nghệ, Long “rồng đỏ” nổi tiếng ương bướng, nói là làm, ít nghe lời khuyên của ai. Tuy nhiên, người duy nhất có ảnh hưởng với Long chính là nguyên nữ đại úy BTHG, người tình của Long.
Các cán bộ PC52 đã kiên trì vận động, gửi thư kêu gọi ra đầu thú và ngày 17-12, G. liên lạc và mang thư kêu gọi ra đầu thú vào Xuân Lộc (Đồng Nai) gặp Long.
Sáng 18-12, sau khi biết Long đồng ý cùng với đàn em ra đầu thú, các trinh sát PC52 đã cùng với mẹ của G. đưa xe vào Đồng Nai “đón” Long “rồng đỏ” và đàn em về Bình Thuận.
Theo một nguồn tin khác, bước đầu Cảnh và Nhí khai nhận: Ngày 4-12, Long “rồng đỏ” được đàn em tiếp ứng hung khí để Long cùng Cảnh, Nhí truy sát bảo vệ, cắt khóa cổng trung tâm trốn thoát.
Tuy nhiên, ba ngày sau Long bị bắt trở lại. Nóng ruột vì Long bị bắt và nhiều khả năng sẽ bị xử lý hình sự nên Cảnh và Nhí thuê taxi chờ đến 1 giờ sáng 9-12, bịt mặt đột nhập vào trung tâm giải thoát cho “đại ca”.
Trở lại vụ đàn em tuồn hung khí vào trung tâm để Long cùng hai đàn em tấn công bảo vệ, trốn thoát vào chiều 4-12, một số lời khai của cán bộ, bảo vệ trung tâm cho rằng có thấy G. (người tình của Long) trước cổng trung tâm khi đàn em của Long tuồn hung khí vào trong.
Chính vì chi tiết này nên nhiều người cho rằng G. cũng là người đứng đằng sau tổ chức cho các đàn em của Long tấn công trung tâm sáng 9-12.
Về nghi vấn này, chiều 18-12, Thượng tá Trần Bá Sơn, Trưởng Công an huyện Hàm Thuận Bắc, cho biết: Cơ quan điều tra sẽ làm rõ các nghi vấn liên quan đến cả hai vụ giải thoát cho Long vào ngày 4 và 9-12.
Theo Pháp luật TPHCM
Quốc hội kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2
Ngày 8/1, đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã đến thăm Thủy điện Sông Tranh 2.
Đoàn công tác giám sát lưu lượng nước thoát ra từ thân đập
điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam). Trước khi có buổi họp nhanh với chính quyền địa phương, ông Huỳnh Ngọc Sơn cùng đoàn công tác đã có chuyến thị sát đập thủy điện Sông Tranh 2. Tại đây, ông Sơn đã chất vấn ông Vũ Đức Toàn (Ban quản lý dự án Thủy điện 3) về mức độ thiệt hại khi vỡ đập tại mực nước chết cũng như công tác thi công và khắc phục sự cố rò rỉ nước tại đập này.
Phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác, ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My - nhấn mạnh: " Không nên xem thường và chủ quan quá trình rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 cũng như việc động đất kích thích xảy ra trong thời gian qua. Bởi bây giờ vẫn chưa có bất cứ kết luận động đất sẽ dừng ở mức độ nào. Và sau khi tích nước lên nữa thì an toàn thủy điện Sông Tranh 2 sẽ ra sao?... Tất cả chỉ là dự đoán chứ cũng chưa có kết luận nào để chúng ta hoàn toàn yên tâm".
Theo ông Phong, từ khi xuất hiện động đất đã có khoảng hơn 75 trận rung chấn xảy ra. Đỉnh điểm là trận ngày 15/11/2012 rung chấn rất mạnh, lan rộng đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi gây bức xúc dư luận. Do ảnh hưởng động đất nên người dân đã bỏ bê việc làm là điều có thật.
Tặng quà cho người dân vùng động đất
Ngay sau khi thị sát thân đập thủy điện Sông Tranh 2, ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội đã vào khu TĐC tại thôn 3 (xã Trà Đốc) và trực tiếp trao 2 phần quà cho 2 hộ dân: Hồ Thị Đường và Hồ Văn Xô; 1 phần quà cho hộ Hồ Thị Điếc (tại thôn 1).
Ngoài ra, tại trụ sở UBND xã Trà Đốc, đoàn công tác tặng 27 phần quà cho các hộ dân khó khăn, mỗi phần quà có trị giá 3 triệu đồng.
Trước và sau rung chấn, phụ huynh không cho con em đi học, hoặc có cho con đi học thì cha mẹ cũng ngồi ngoài lớp. Thống kê trong 2 đợt, động đất đã làm nứt 1.777 căn nhà, 32 công trình công cộng. Nhiều nhà đầu tư đã bỏ đi khỏi huyện mặc dù huyện đã dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp, sẵn sàng cho không mặt bằng.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn hỏi: "Bà con người dân kiến nghị cái gì?". Ông Phong cho biết: " Người dân mong muốn nhất là xác định rõ thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn không để người dân dự liệu kế hoạch sản xuất, kinh doanh".
Theo ông Phong, vì quá lo sợ động đất, chắc chắn đã có 5 hộ (hộ kinh doanh) bán nhà chuyển đi, 34 hộ dân trong khu tái định cư (TĐC) đã bỏ nhà TĐC đi nơi khác.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi đoàn công tác trở về sẽ có báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thông báo lại cho các đồng chí lãnh đạo, kể cả bên Chính phủ. " Chúng tôi sẽ giám sát, đôn đốc để Chính phủ, các bộ, ngành sớm có kết luận chính xác để ổn định lâu dài tình hình thủy điện Sông Tranh 2. Vấn đề này, Quốc hội sẽ có giám sát tới kỳ họp thứ 5", ông Sơn nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (bìa trái) nghe đại diện BQL dự án Thủy điện 3 báo cáo tình hình đập thủy điện Sông Tranh 2
Ông Huỳnh Ngọc Sơn thị sát thân đập
Lượng nước thoát ra từ thân đập đã giảm đáng kể, dưới 3 lít/giây
Rãnh dẫn hai bên hầm đập lượng nước đã ít đi
Đoàn công tác lắng nghe nguyện vọng của người dân
Theo xahoi
Vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Người vợ máu lạnh đã hối hận Đầm đìa nước mắt trong khi trò chuyện với PV, nữ phạm nhân này hối tiếc, đau khổ, tuyệt vọng khi nói về án chung thân, về những đứa con, về đám giỗ của chồng... Phạm nhân Trần Thúy Liễu tại trại giam Công an tỉnh Long An Được sự chấp thuận của lãnh đạo Tổng cục Thi hành án Hình sự và...